CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
3.2. Đề xuất quy trình công nghệ xử lý phù hợp
3.2.2. Phương án 2: Công nghệ lọc sinh học
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ bằng phương pháp lọc sinh học
Thuyết mình sơ đồ công nghệ:
Song chắn rác: Nước thải từ các công đoạn sản xuất, được dẫn qua song chắn rác trước khi đi vào bể tách mỡ. Việc nước được dẫn qua song chắn rác có tác dụng loại bỏ những chất thải rắn có kích thước lớn đảm bảo cho quá trình xử lý diễn ra ổn định không bị tắc nghẽn và bảo vệ các thiết bị và công trình trong hệ thống.
Bể tách mỡ: Nước thải khi qua song chắn rác sẽ giữ lại chất thải rắn rồi chảy vào bể tách mỡ. Bể tách mỡ sẽ tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, trách nghẹt bơm, đường ống và làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Dầu mỡ được giữ lại trên bề mặt của bể và định kỳ dẫn về hố thu dầu để xử lý. Nước thải sau khi tách dầu mỡ được đưa vào bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Bể điều hòa: Nước qua bể tách mỡ sẽ chảy trực tiếp vào bể điều hòa, để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và tải lượng dòng vào, đảm bảo
Song chắn rác Bể tách mỡ Bể điều hòa Bể lắng 1 Bể lọc sinh học Bể khử trùng Hố thu dầu Clorine Bể lắng trong Hệ thống thoát nước Nước thải, bể tự hoại Rác Bể chứa bùn và máy ép bùn Nước tách bùn Máy nén khí Xe hút bùn Xử lý
39 hiệu quả của các công trình xử lý sau, đảm bảo đầu ra sau xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này. Vì ở các thời điểm khác nhau lượng nước thải tạo ra là khác nhau, để hệ thống hoạt động liên tục, không bị gián đoạn bể điều hòa sẽ giữ nước ở những lúc cao điểm xả thải để cung cấp nước cho hệ thống xử lý những lúc lượng xả thải ít. Ngoài ra bể điều hòa còn có vai trò ổn định chất lượng nước, bể được cung cấp khí nén để hòa trộn đều nước thải và chống lắng cặn đáy bể.
Bể lắng sơ bộ: Bể lắng sơ bộ có vai trò giữ lại các chất không hòa tan, trôi lơ lửng trong nước thải làm giảm lượng chất rắn lơ lửng trong nước. Do trong nước thải có lượng lớn chất rắn lơ lửng cần xử lý, nước từ bể điều hòa được bơm sang bể lắng sơ bộ nhằm giảm lượng chất rắn lơ lửng và nâng cao hiệu suất xử lý của bể sinh học phía sau.
Bể lọc sinh học: Nước qua bể lắng sẽ được bơm vào bể lọc sinh học. Nước sẽ được phân phối đều trên bề mặt của vật liệu lọc. Các vật liệu lọc có độ rỗng và diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể tích là lớn nhất trong điều kiện có thể. Nước đến lớp vật liệu lọc được chia thành các dòng hoặc hạt nhỏ chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc với màng sinh học ở trên bề mặt vật liệu và làm cho vi sinh vật của màng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước. Lượng không khí cần thiết cho bể được cấp nhờ quá trình thông gió tự nhiên trên bề mặt bể. Kết quả là BOD của nước thải bị vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng và bị phân hủy kị khí cũng như hiếu khí: nên nước thải được làm sạch.
Bể lắng 2: Qua bể lọc sinh học, nước được bơm vào bể lắng. Nước thải đầu ra của bể lọc sinh học có chứa nhiều cặn lơ lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học cuốn theo nên cần được đưa qua bể lắng 2 để lắng cặn.
Bể khử trùng: Nước thải đầu vào bị ô nhiễm bởi Coliform, bể khử trùng được cung cấp hóa chất clorin để xử lý lượng Coliform trong nước thải.
Nước thải sau hệ thống xử lý các thông số ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra nguồn tiếp nhận theo cột B, QCVN 14:2008/BTNMT, đáp ứng đủ điều kiện xả vào hồ sinh học hoặc xả ra nguồn tiếp nhận khác.