1.2. Chuỗi giá trị ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam và vai trò của xuất khẩu
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam
Phân tích các mắt xích trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam cho thấy, sau nhiều năm gia nhập chuỗi giá trị dệt may toàn cầu mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn chỉ tập trung xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phương thức gia công – vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu – với giá trị gia tăng tương đối thấp. Hạn chế lớn nhất của ngành là sự phát triển không đồng đều ở các khâu đặc biệt là ở công đoạn đầu trong chuỗi giá trị dệt may bao gồm: trồng bông, dệt, nhuộm và hoàn tất. Sự phát triển yếu và chậm các khâu này đã cản trở sự phát triển, làm giảm giá trị gia tăng ở khâu kéo sợi và sản xuất hàng may mặc. Bên cạnh đó mạng lưới xuất khẩu và tiếp thị vẫn đang là điểm yếu lớn trong chuỗi giá trị của ngành dệt may Việt Nam, hạn chế sự xâm nhập vào các khâu cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Như vậy, thách thức của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là để thành công, họ phải chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn bằng cách nâng cấp năng lực cạnh tranh của mình.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam Nam
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản và quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với một nước phát triển như Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu càng có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng chúng ta có thế mạnh như hàng dệt may. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với kinh tế nước to hết sức to lớn, ko thể phủ nhận, thể hiện như sau :
Xuất khẩu dệt may góp phần tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước. Để sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả thì cần một lượng vốn rất lớn để nhập khẩu các thiết bị sản xuất hiện
đại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vào nguồn vốn ngoại tệ cho đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu dệt may phát triển sẽ kéo theo một loạt các ngành khác có liên quan phát triển theo. Khi ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì sẽ buộc phải mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều nguyên liệu hơn để phục vụ cho ngành dệt và may, điều đó sẽ dẫn theo sự phát triển của ngành trồng bông, trồng dâu nuôi tằm. Để hoàn thiện, sản phẩm dệt may cũng cần đến sự hỗ trợ từ các ngành công nghiệp khác như in, nhuộm, sản xuất bao bì (để đóng gói), vận tải (để vận chuyển)…
Xuất khẩu dệt may góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi đó ngành dệt may sẽ thu hút được nhiều hơn nữa lực lượng lao động và giúp họ có được một mức thu nhập ổn định. Tay nghề của người lao động cũng sẽ được đào tạo nâng cao hơn, đồng thời có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất dệt may, trang thiết bị máy móc hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và giá trị. Từ đó, xuất khẩu dệt may cũng có vai trò kích thích đổi mới công nghệ sản xuất, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Xuất khẩu dệt may tạo điều kiện và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo tiền đề để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng khác của nước ta ra khu vực và thế giới. Xuất khẩu nói chung chính là sự trao đổi giữa các quốc gia, là sự thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và là hình thức ban đầu của các hoạt động đối ngoại. Xuất khẩu dệt may nói riêng giúp đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước khác. Không chỉ thế nó còn
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường tiếp cận với thế giới bên ngoài, từ đó có một nguồn thông tin vô cùng phong phú và nhạy bén với cơ chế thị trường; thiết lập được nhiều mối quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các bạn hàng trong kinh doanh hợp tác xuất nhập khẩu.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỸ