Về phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 001 (Trang 77 - 79)

3.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị

3.2.2.Về phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) là đầu mối trao đổi thông tin trong nước và nước ngoài về những vấn đề kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực dệt may. Hiệp hội bảo vệ và điều hòa lợi ích của các hội viên và ngành dệt may Việt Nam, cảnh báo và giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh của mỗi thành viên, tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành. Bên cạnh đó VITAS còn tham gia đóng góp cho Chính phủ và các cơ quan Nhà nước xây dựng chính sách, cơ chế phát triển ngành, kiến nghị với Chính phủ các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu dệt may Việt Nam phát triển. Trong những năm qua Vitas đã tham gia vào nhiều Tổ chức quốc tế như ICTB, IAF, AAF, AFTEX, AFF… đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh cũng như trao đổi thông tin giữa các hội viên trong Hiệp hội, khu vực và giữa các hội viên với các bạn hàng trên thế giới.

Hiệp hội đã xây dựng Cổng thông tin điện tử ngành dệt may Việt Nam (http://www.vietnamtextile.org.vn), thông qua đó chuyển tải chính xác các thông tin về hoạt động của ngành, cập nhật các cơ chế, chính sách liên quan đến ngành, rút ngắn thời gian đưa các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết định 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” ngày 14/3/2008. Hiện nay, Hiệp hội đang tiếp tục đóng góp xây dựng, cập nhật định hướng mới cho giai đoạn 2020 - 2030.

Để giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ, Hiệp hội Dệt may Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã tích cực thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu, tìm khách hàng và đơn hàng

mới. Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào hoạt động của mình, đồng thời định hướng tăng thị phần trên phân khúc thị trường tại Mỹ với thu nhập cao hơn, cảnh báo các doanh nghiệp chủ động phòng, chống với nguy cơ bị áp dụng chống phá giá từ Mỹ. Hiệp hội kiến nghị Chính phủ cần đầu tư hơn nữa vào chương trình xây dựng hình ảnh quốc gia và ngành dệt may, thúc đẩy mối hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ để thực hiện các hoạt động xúc tiến. Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đã tích cực khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hội chợ tại Mỹ, là đơn vị tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến trong điểm quốc gia, giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khuếch trương sản phẩm và thương hiệu tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung. Chính nhờ các hội chợ này mà các doanh nghiệp đã tiếp cận tốt hơn với các khách hàng tiềm năng, đồng thời tìm kiếm được các đối tác, các nhà nhập khẩu trực tiếp Mỹ để hợp tác hiệu quả.

Hiệp hội không chỉ tập hợp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn kết nạp thêm các doanh nghiệp hội viên liên kết như Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ (Amcham) để có tiếng nói chung của các doanh nghiệp trong ngành nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu phát triển ngành, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (một doanh nghiệp nòng cốt của Hiệp hội) và một số doanh nghiệp hội viên đã triển khai xây dựng trung tâm giao dịch vật tư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may tăng các đơn hàng FOB, tăng sức cạnh tranh.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng tham gia tích cực trong Đề án 30 về Cải cách Thủ tục hành chính, với tư cách đại diện các Doanh nghiệp trong ngành, đóng góp nhằm làm giảm thủ tục hành chính, giúp tạo thuận lợi cho

hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 001 (Trang 77 - 79)