Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 001 (Trang 82 - 85)

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ và Hội đồng các tổ chức dệt Mỹ (NCTO) đang ngày càng gây nhiều áp lực ở Mỹ để tăng cường các rào cản đối với hàng dệt may nói chung và từ Việt Nam nói riêng. Những rào cản thương mại đang gây khó khăn cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường Mỹ hiện nay tập trung ở các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối và các nguy cơ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Vì vậy, Nhà nước cần lưu ý tập trung vào các nội dung:

- Thuyết phục Mỹ chấp nhận hoặc có lộ trình chấp nhận sớm quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam;

- Thuyết phục Mỹ chấp nhận các hình thức nới lỏng hoặc tạo điều kiện về các quy định kỹ thuật, điều tra phòng vệ đối với Việt Nam.

Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong đàm phán TPP liên quan đến dệt may: quy tắc xuất xứ. Thực tế, khoảng hơn 70% vải, phụ liệu cho may mặc Việt Nam hiện đang lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (các nước hiện không phải đối tác TPP). Do vậy, nếu TPP áp dụng quy chế xuất xứ: chỉ tính chấp nhận xuất xứ Việt Nam đối với sản phẩm có nguyên liệu xuất xứ từ các đối tác TPP, điều này sẽ gây bất lợi lớn cho Việt Nam, do tỷ lệ sản phẩm may mặc đáp ứng yêu cầu trên chỉ khoảng gần 30%. Vì vậy Nhà nước ta cần tính đến thực tế này để có phương án đàm phán thích hợp về xuất xứ nói chung và xuất xứ đối với hàng dệt may nói riêng để quy tắc xuất xứ không làm vô hiệu hóa lợi thế mà việc cắt giảm thuế quan ở Mỹ có thể mang lại cho dệt may Việt Nam. Cụ thể, cần thuyết phục được Mỹ chấp nhận quy chế xuất xứ có lợi cho Việt Nam, nếu không được thì phải đàm phán để có được lộ trình từ 8-10 năm (với quota vải từ nước thứ 3).

Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dệt may có nguy cơ bị sụt giảm. Nguồn nguyên liệu bông trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng nhu cầu từ 1-3% cho sản xuất sợi, còn nguyên liệu vải chỉ cung cấp được chưa đến 20% cho ngành may nội địa và xuất khẩu. Có nhiều trở ngại khiến nguồn nguyên phụ liệu nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và một trong số đó là rào cản kỹ thuật trong nước quá khắt khe. Theo đó, với yêu cầu về môi trường mà cụ thể là tiêu chuẩn nước thải cho các dự án dệt, nhuộm quá cao (nước thải sau dệt, nhuộm phải đạt mức A- tức uống được), thậm chí là cao hơn cả những nước trong khu vực đã khiến các

doanh nghiệp ngần ngại đầu tư vào các dự án sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, đặc biệt là các dự án dệt, nhuộm.

Do vậy đề nghị Nhà nước (cụ thể là Bộ Công thương và các Bộ ngành liên quan) cần xem xét lại các quy định tiêu chuẩn về môi trường, nước thải cho các dự án dệt, nhuộm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ngành đồng thời vẫn phù hợp với các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài có thế mạnh về sản phẩm đang thiếu hụt như nguyên liệu xơ visco, polyester, đầu tư vào các vùng trồng cây nguyên liệu. Đây cũng là giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngặt nghèo về xuất xứ trong tiến trình đàm phán TPP.

Thực tiễn cho thấy đối với mặt hàng dệt may, Mỹ không đặt đơn hàng lẻ. Một đơn hàng của Mỹ có thể lên tới cả triệu sản phẩm mà thời gian cung ứng hàng lại rất nhanh. Các doanh nghiệp dệt may cần có quy mô sản xuất lớn mới đủ sức thực hiện một đơn hàng. Do vậy, Nhà nước cần có thể xem xét đến quy định liên kết các công ty có quy mô nhỏ để sản xuất và xuất khẩu nhằm tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá xuất khẩu ổn định và lâu dài, đáp ứng được nhu cầu đặt hàng nhanh với số lượng lớn của các đối tác Mỹ.

Để nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, Nhà nước cần nâng cao hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại của các đại sứ quán ở thị trường Mỹ. Đổi mới mô hình các tổ chức, cơ quan xúc tiến thương mại trực thuộc Nhà Nước theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng vào những mặt hàng có giá trị gia tăng cao (các mặt hàng thời trang phù hợp với thị trường Mỹ) nhưng đặc biệt chú ý đến vấn đề giám sát hàng dệt may của Mỹ, khống chế mức giá xuất khẩu ở mức nhất định. Nhà nước cần hỗ trợ kênh phân phối tại Mỹ bằng cách thông qua

các cơ chế, chính sách khuyến khích người Việt tại Mỹ tiêu dùng hàng của dân tộc mình, từ đó họ sẽ nhập khẩu hàng hoá vào nước sở tại. Thường xuyên tổ chức hội chợ dệt may và thiết lập mạng lưới xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia và có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư và ký kết các hợp đồng xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ sự ra đời của các công ty chuyên cung cấp hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ nhằm tạo ra kênh phân phối trực tiếp hơn đối với thị trường.

Nhà nước cũng cần thành lập cơ quan chuyên trách nhằm phân tích, dự báo thị trường, từ đó có định hướng đúng trong việc ban hành các chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho xuất khẩu dệt may trong thời gian tới. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ là cung cấp các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp các doanh nghiệp có định hướng tốt trong xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường chính; đồng thời hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp dệt may khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 001 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)