Với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam phải làm đầu mối tiếp xúc những tổ chức như Hiệp hội dệt may các nước trong khu vực và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, những tổ chức dệt may của thế giới… nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trên tầm vĩ mô, giúp nâng cao công nghệ sản xuất, và công nghệ quản lý của doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nắm bắt kịp thời các thay đổi về giá cả thị trường, xu hướng mẫu mốt, quy định hải quan, các chính sách thương mại đầu tư của Mỹ; giới thiệu nguồn nguyên liệu, vải chất lượng cao
do Việt Nam sản xuất thông qua các showroom và từng bước tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp của Mỹ.
Điểm yếu của ngành dệt Việt Nam là chưa đủ khả năng đáp ứng vải cho may xuất khẩu; số lượng và chất lượng sợi trong nước kém, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập sợi của Trung Quốc. Vì vậy, sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ vẫn phải chiụ những thuế suất cao do tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh về giá kém.Vì vậy, để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có một chiến lược đầu tư lớn và đồng bộ, cả về nguyên liệu lẫn thiết bị, công nghệ sản xuất. Điều cốt yếu nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên tìm mọi cách đổi mới công nghệ, máy móc để có thể cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao hay ít ra cũng phải trên mức tối thiểu để không vi phạm Luật trách nhiệm sản phẩm của Mỹ và để có thể tạo dựng uy tín và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường rộng lớn này.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ hệ thống pháp lý tại Mỹ để có thể đưa ra định hướng chính xác hoặc các giải pháp linh hoạt khi gặp sự cố. Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Mỹ và các doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Do vậy, khi ký hợp đồng với đối tác Mỹ , các doanh nghiệp Việt Nam nên ký hợp đồng ngắn hạn , đảm bảo hợp đồng có thể tái ký kết và được sửa đổi điều khoản ; xác định chọn luật nào , trọng tài nào để xử lý trong trường hợp có tranh chấp . Trước các tình huống dẫn đến kiện tụng , các doanh nghiệp cần bình tĩnh và nên tích cực hợp tác . Để từng bước thâm nhập và tiến tới một vị trí trên thị trường Mỹ , hơn bất cứ ở thị trường nào khác , các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này . Một biện pháp an toàn và rất khôn ngoan là trước khi bước vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam
nên tiến hành mua bảo hiểm cho các thiệt hại về trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Khi bị kiện về trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, thì dù có luật sư xuất sắc, các doanh nghiệp đều phải hầu toà ở Mỹ. Do vậy, bạn cần phải mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm quốc tế lớn. Nói cách khác, mua bảo hiểm khi bán sản phẩm trên thị trường Mỹ là một việc làm tất yếu nếu không muốn nhanh chóng bị phá sản.
Với các doanh nghiệp Việt Nam đã có hàng xuất sang Mỹ, về lâu dài, nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa, không nên áp dụng phương thức giảm giá do quy định về chống bán phá giá tại Mỹ rất ngặt nghèo và các cơ quan chức năng Mỹ thường xử phạt rất nặng với những doanh nghiệp xuất khẩu vi phạm. Thay vì làm những mặt hàng rẻ tiền thì các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu sản xuất các mặt hàng cao cấp để vừa có nhiều lợi nhuận, vừa không bị mang tiếng bán phá giá, lại đỡ phải cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc. Hơn nữa, việc giao hàng đúng thời hạn cũng là yêu cầu rất quan trọng với sản phẩm dệt may do yếu tố thời vụ và phù hợp thời trang là một trong những yếu tố quan trọng quyết định về tính cạnh tranh của mặt hàng này. Do vậy các doanh nghiệp cần nhanh chóng nghiên cứu, thiết lập hoặc thuê các kho ngoại quan tại Mỹ để luôn đảm bảo thời hạn giao hàng với khách hàng nước ngoài, từng bước tiến tới việc nghiên cứu, dự báo nhu cầu tiềm năng của khách hàng, đủ năng lực sản xuất những sản phẩm mới hợp thời trang tại thời điểm thích hợp nhất nhằm đạt được lợi nhuận cao và mở rộng thị trường tiêu thụ. Việt Nam cũng nên nhập khẩu nguyên liệu từ các nước được công nhận là có nền kinh tế thị trường, đồng thời có thể sử dụng các loại thùng đóng gói hàng bằng corton thay cho các chất liệu khác để giảm giá thành để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro về biên độ bán phá giá.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ thì quảng cáo là một giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc tung sản phẩm vào thị
trường, nó tạo ra sự thu hút, chú ý của các đối tượng tiêu dùng tại thị trường đó đối với sản phẩm, kích thích người mua sử dụng sản phẩm. Do vậy, trước khi đưa hàng dệt may vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần có những chính sách đúng đắn phù hợp với tập quán văn hoá và thị hiếu của người tiêu dùng tại Mỹ. Muốn vậy cần phải nghiên cứu xem phương thức quảng cáo và phương tiện quảng cáo như thế nào là phù hợp nhất, gây được sự chú ý nhất và kích thích được tới mức cao nhất người tiêu dùng để họ quyết định mua sản phẩm. Những phương thức quảng cáo trên vừa phải mang tính độc đáo vừa phải mang tính chân thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý cá biệt của người mua, đúng đối tượng và đúng thời điểm.
Ngành dệt may cần phân bổ các nhà máy ở các vùng nông thôn nhằm tâ ̣n du ̣ng lợi thế về lượng nhân công dồi dào ở các khu vực này do có sự thiếu lao đô ̣ng ở các thành phố lớn . Tuy nhiên, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sự bấp bênh của việc sử dụng lao động “bán công -bán nông”. Mô ̣t vài công ty đã di chuyển nhà máy đến các vùng nông thôn cho rằng ho ̣ gă ̣p mô ̣t số khó khăn do lực lượng lao đô ̣ng ở đó không có đủ kỹ năng cần thiết. Vì thế việc di chuyển nhà máy sang khu vực nông thôn cần song song với việc đào tạo năng lực chuyên môn cho công nhân nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Nếu không có những biện pháp căn cơ hơn để đào tạo công nhân ngành dệt may thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư phát triển ngành. Giải pháp mang tính lâu dài để giải quyết vấn đề lao động cho ngành dệt may Việt Nam, thì ngoài việc tăng lương, tăng phúc lợi cho người lao động, quan tâm giải quyết tới vấn đề nhà ở cho công nhân… cũng cần có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề dệt may và các doanh nghiệp dệt may, để cơ sở đào tạo nghề nắm bắt kịp thời nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp mà phục vụ cho tốt, đồng thời tranh thủ được khả năng vật chất cũng như nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ cho việc đào tạo .
Để tiếp cận thị trường có khoảng cách xa về địa lý như Mỹ sao cho có hiệu quả mà giảm chi phí trong bối cảnh hiện nay, giao dịch qua thương mại điện tử là một giải pháp đáng lưu ý của các doanh nghiệp Việt Nam. Thay vì phải trực tiếp sang nghiên cứu thị trường, kết nối với những đối tác có nhu cầu – công đoạn mất thời gian và tốn kém, thì doanh nghiệp chỉ cần giới thiệu về năng lực và sản phẩm mình có, khách hàng sẽ tự tìm đến với họ. Các website thương mại điện tử hiện nay có vai trò như bộ lọc, đưa nhà sản xuất đến với các đối tượng có nhu cầu theo cách nhanh nhất. Không chỉ nhanh chóng, thuận tiện mà việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ còn mang lại sự chuyên nghiệp, hiệu quả nhanh của doanh nghiệp Việt Nam đối với các đối tác Mỹ. Do đó, việc tăng cường sử dụng internet, đầu tư phát triển thương mại điện tử hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ nói chung cũng như hội nhập kinh tế thế giới nói riêng.
Hiểu rõ, nắm vững thị trường và thực hiện tốt các giải pháp chiến lược sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từng bước chinh phục thị trường Mỹ . Đây không chỉ là cơ hội mà còn là thử thách cho các doanh nghiệp trong thời gian tới nhằm khẳng định tên tuổi và thương hiệu của mình, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, xuất khẩu được coi là hoạt động cơ bản và chiến lược, là phương tiện hiệu quả trong công cuộc phát triển nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hàng dệt may là mặt hàng trọng điểm, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong đó, thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ góp phần ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam ra trường quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế và góp phần thực hiện thành công sự nghiệp “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của đất nước.
Làm thế nào để thâm nhập sâu rộng vào thị trường Mỹ một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động cùng những sự thay đổi về chính sách thương mại, chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ đang là thách thức lớn đặt ra đối với Nhà nước, Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp nước ta. Điều đó đòi hỏi cần có những định hướng và giải pháp chiến lược, lâu dài để hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ không ngừng tăng trưởng và đạt được hiệu quả cao nhất.
Với đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ”, tác giả đã có một số đóng góp cụ thể:
Về mặt lý luận, luận văn đã phân tích một số lý thuyết thương mại quốc tế trong kinh tế học để thấy rõ lợi ích từ thương mại quốc tế; vận dụng tổng hợp các lý thuyết đó nhằm chỉ ra rằng Việt Nam cần nắm rõ những lợi thế so sánh của mình để từ đó phát huy và đầu tư phát triển. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là một lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều thế
mạnh và thị trường Mỹ là thị trường chiến lược đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
Về mặt thực tiễn, luận văn đã hệ thống hoá được hiện trạng tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ trong những năm gần đây; phân tích các khó khăn, tồn tại; đánh giá tiềm năng của thị trường Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Từ đó đưa ra một số đề xuất về giải pháp đối với Nhà nước và các doanh nghiệp trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế không thể tránh khỏi. Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp mà trong khả năng kiến thức của tác giả không thể đánh giá được một cách đầy đủ. Hơn thế, trong điều kiện kinh tế thế giới luôn biến động, các thông tin, số liệu được thu thập có thể chưa được cập nhật chính xác nhất. Nội dung các giải pháp phần nhiều mang tính định hướng và kế hoạch hành động, chưa chuyên sâu. Tác giả rất mong nhận được những đánh giá, ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện và có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]. Lê Văn Bàng (2007), “Tăng cường quan hệ, hợp tác Việt - Mỹ: viễn cảnh mới - cơ hội mới”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 27, Hà Nội.
[2]. Lê Xuân Bá (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên cơ sở cắt giảm chi phí, NXB Tài chính, Hà Nội.
[3]. Bộ Công thương (11/2008), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, 42/2008/QĐ-BCT, Hà Nội.
[4]. Bộ Công thương (10/2008), Quyết định phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, 39/2008/QĐ-BCT, Hà Nội.
[5]. Đỗ Đức Bình, 2002. “Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 56, Hà Nội
[6]. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2012), Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[7]. Trần Nguyên Chất (2012), Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
[8]. Công ty Cổ phần Chứng khoán BSC – Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (2013), Báo cáo cập nhật ngành dệt may 6 tháng đầu năm 2013, Hà Nội.
Kỳ, Hà Nội.
[10]. Trần Văn Chu (2006), Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Thị Doan (2001) “Chủ động hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, 19, Hà Nội.
[12]. Hồng Hà (2007), “Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”.
Tạp chí Châu Á-Thái Bình Dương, 27, Hà Nội.
[13]. Hà Văn Hội (2012), “Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 28, Hà Nội.
[14]. Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ, Nnb Thống kê, Hà Nội.
[15]. Đinh Công Khải, Đặng Thị Tuyết Nhung (2011), Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, Chương trình Giảng trình dạy Kinh tế Fulbright, Hồ Chí Minh.
[16]. Đỗ Tuyết Khanh (2008), “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ và thế giới: viễn cảnh và thử thách”, Tạp chí nghiên cứu và thảo luận - Thời đại mới, 2, Tr. 14-17.
[17]. Cao Quý Long (2012), Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới, Luận văn thạc sỹ Kinh tế đối ngoại, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
[18]. Chu Viết Luân (2003), Dệt may Việt Nam – Cơ hội và thách thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[19]. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
[20]. Nguyễn Anh Minh (2003) “Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Thương mại song phương”, Tạp chí Kinh tế phát triển, 74, Hà Nội.
[21]. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI (2012), Báo
cáo Hồ sơ Thị trường Hoa Kỳ, Hà Nội.
[22]. Trần Sửu (2000), “Một số điều cần biết khi xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
[23]. Nguyễn Xuân Thiên (2011), Giáo trình Thương mại Quốc tế, Nxb Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[24]. Lê Bàn Thạch, Trần Thị Trí (2000), Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bải học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. [25]. Thủ tướng Chính phủ (01/2010), Quyết định phê duyệt Chương trình
Phát triển cây bông vải đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,