Đánh giá về chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 65 - 68)

Nội dung Rất tốt (%) Tốt (%) Trung bình (%) Kém (%) Rất Kém (%) Công tác đón tiếp 5 92 3 0 0 Dịch vụ ăn uống 5 90 5 0 0

Dịch vụ thông tin liên lạc 2 90 8 0 0

Dịch vụ bán hàng lưu niệm 4 84 12 0 0

Dịch vụ lưu trú, giải trí 1 80 19 0 0

Dịch vụ vận chuyển 3 93 4 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Kết quả phỏng vấn 20 du khách thì họ đều có cảm nhận chung về chất lượng dịch vụ DLST đều rất tốt và tốt. 5% số du khách được hỏi đánh giá dịch vụ rất tốt, 80% du khách đánh giá là tốt, dưới 20% đánh giá là trung bình, không có du khách nào đánh giá là kém và rất kém.

Hộp 1: Ý kiến của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch

Câu hỏi Câu trả lời Người được phỏng vấn

Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch ở Sông Công như thế nào?

Chị cũng đi nhiều những khu du lịch, muốn mua một vật gì đó để làm kỷ niệm của chuyến đi. Nhưng ở đây ít sản phẩm của địa phương, có chăng là những món ăn ẩm thực như: cá trạch làn, măng, chè búp, đồ lưu niệm ....

Chị Hoàng Phương Nga, khách du lịch ở Thái Nguyên

Tôi thấy ở đây đẹp đấy nhưng dịch vụ chưa phát triển như nhiều nơi tôi đã đi, dịch vụ ở đây vẫn còn sơ sài quá. Tôi chỉ thấy vài quán bán hàng lưu niệm, sản phẩm thì không mang nét đặc trưng của địa phương.

Anh Phan Văn Việt, Hà Nội

Về lâu dài, cần xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn để tăng thời gian lưu trú của khách, từ đó tăng dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung. Vì với các loại dịch vụ này thì ngay cả khi giá cả không rẻ khách vẫn đến đông và khi đó khách sạn kinh doanh sẽ đạt hiệu quả, chất lượng dịch vụ được đảm bảo hơn.

Vậy cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc trao đổi thông tin khi khách hàng không thỏa mãn như: thu thập thông tin từ các báo cáo hàng kỳ, thu thập ý kiến cá nhân bằng các phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân phát cho khách hoặc phỏng vấn trực tiếp ...

3.1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một yếu tố quan trọng trong cấu thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế, phát triển các tiện nghi phù hợp không những sẽ tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Nó tạo ra sự khác biệt của khu du lịch này so với khu du lịch khác, góp phần giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan của khu du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, các tiện nghi phục vụ ăn uống, các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác.

Trong thời gian qua, một số điểm tham quan du lịch được trùng tu, tôn tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện góp phần vào sự tăng trưởng của khách du lịch đến Sông Công. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào các khu là du lịch sinh thái còn hạn chế.

Trên địa bàn huyện hiện nay không có khách sạn, chỉ có có 8 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, 8 hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng tại xóm Tiền Tiến, xã Bình Sơn và 6 nhà hàng trên địa bàn thành phố Sông Công. Ngoài ra, thành phố Sông Công có 13 cơ sở kinh doanh karaoke phục vụ nhu cầu giải trí cho người dân nói chung và khách du lịch nói riêng. Các cơ sở ăn uống, nhà hàng chủ yếu là do các hộ tư nhân mở ra, chất lượng phục vụ còn thấp.

Làng văn hóa du lịch cộng đồng Tiền Tiến được hình thành từ tháng 9/2010 đã góp phần thu hút người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay số hộ gia đình đăng ký kinh doanh du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở 8 hộ kinh doanh, xuất phát từ 5 hộ gia đình được chọn ban đầu. Hoạt động du lịch cộng đồng ở đây bước đầu cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Bảng 3.6: Hiện trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Sông Công giai đoạn 2018 - 2020

Loại hình ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Khách Sạn Phòng 3 3 4

Nhà nghỉ phòng 19 20 20

Homestay Nhà 1 1 2

Nhìn chung, cơ sở lưu trú tại Sông Công hiện nay còn thiếu và yếu. Không có khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, số lượng và chất lượng phòng nghỉ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Các mô hình homestay phát triển tự phát. Chủ cơ sở homestay đầu tư tùy theo khả năng của mỗi gia đình, dựa theo kinh nghiệm, chưa thực sự nghiên cứu và dựa trên nhu cầu của khách du lịch nên mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, cơ sở lưu trú tại Sông Công cần nâng cấp về chất lượng, phát triển thêm về số lượng mới đảm bảo nhu cầu của khách du lịch và thu hút được khách lưu trú tại địa bàn.

3.1.3.5. Lao động ngành du lịch:

Nhân lực du lịch bao gồm lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)