Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 37)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch sinh thái

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Từ cuối những năm 90 trở lại đây, DLST đã nổi lên như một nhân tố mới cho ngành du lịch Việt Nam. DLST đang dần phát triển để trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai gần. Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển DLST. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch. Gần đây nhiều hệ sinh thái nông nghiệp như các miệt vườn, các làng sinh thái thu hút được rất nhiều khách tham quan du lịch… nó không chỉ góp phần đưa lại hiệu quả cao trong ngành kinh tế du lịch mà còn có ý nghĩa cao, tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư ở địa phương và đóng góp bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước, gìn giữ các di sản của đất nước. (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa; 2019).

Những điểm đưa vào hoạt động sinh thái đầu tiên của Việt Nam là những điểm như: Phong Nha Kẻ Bàng, Cát Bà, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Cà Mau, Cù Lao Chàm, Ba Bể …. nhiều khu DLST miệt vườn rất phổ biến như Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ. Mặc dầu mới trải qua chặng đường đầu tiên, DLST Việt Nam đã mang lại những kết quả đáng kể. điểm này được chứng minh bằng lượng khách du lịch tham gia loại hình DLST hay các hoạt động DLST tăng qua các năm. khách du lịch quốc tế trải nghiệm du lịch sinh thái ở việt Nam chủ yếu là thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và gần đây có sự tham gia của Nhật Bản, Hàn Quốc. Khách quốc tế thường đi theo nhóm nhỏ, ý thức cao và thể hiện rõ những đặc trang của DLST cộng đồng (đi

thành nhóm nhỏ, có khả năng chi trả cao, thích tự do khám phá, thích ngủ Homestay, thời gian cho mỗi chuyến du lịch khá dài…). Theo một số nhà chuyên gia du lịch, tỷ lệ khách quốc tế tham gia vào tour DLST chỉ chiếm khoảng 5-8% tổng số khách quốc tế đến Việt Nan (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa; 2019).

DLST không phải chỉ thu hút khách du lịch quốc tế mà còn nhận được sự quan tâm, tham gia của thị trường khách du lịch nội địa. lượng khách nội địa tham gia vào hoạt động DLST có tỷ lệ đa phần là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên với mục đích nghiên cứu, tham quan học tập kết hợp giải trí. Nhìn chung, khách nội địa có thời gian lưu trú ngắn, thường đi về trong ngày, mức chi trả cho dịch vụ không cao.

Các hoạt động du lịch DLST chủ yếu hiện nay ở Việt Nam:

+ Tham quan miệt vườn: Mặc dù mới chỉ ở bước ban đầu của hình thức DLST nhưng loại hình này đã thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thông thường khách du lịch tới đây được tổ chức thăm quan miệt vườn với các hình thức như:

- Đi thuyền trên kênh rạch sau đó đổ bộ lên vườn nghe đờn ca tài tử, ngắm các vườn cây, thưởng thức các món ăn Nam Bộ, thăm chợ trên sông.

- Nghỉ đêm ở các vườn với thời gian tương đối dài để cùng sống và sinh hoạt với dân cư miệt vườn.

+ Thăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân văn ở các khu sinh thái tự nhiên. Ở các làng bản dân tộc nét độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đó là cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyền thống của họ như: các món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt lễ hội và văn hóa dân gian…loại hình này rất hấp dẫn du khách nước ngoài; một số địa chỉ mà du khách đặc biệt chú ý là: Bản của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình, bản của người Tày ở Thái Nguyên… ở vùng núi Tây Bắc như SaPa - Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên… và các buôn, sóc, ấp ở núi rừng Tây nguyên.

+ Du lịch bằng thuyền: Sông nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú do đó việc tổ chức những loại hình du lịch hấp dẫn như là các tuor du lịch trên sông nước Cửu Long, du ngoạn trên thuyền tại sông Hồng. Loại hình du lịch này đang

phát triển mạnh và thu hút nhiều du khách đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến thăm quan vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Ở miền Bắc, các công ty lữ hành của Hà Nội đã tổ chức tuor du lịch đi thuyền trên sông Hồng thăm quan phong cảnh hai bên sông, trong chuyến đi du khách được tham gia vào chương trình đi thăm quan và thưởng thức các điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, thăm làng gốm Bát Tràng, làng Mộc Đồng Kỵ… tour du lịch này hấp dẫn du khách nhất là du khách nước ngoài khi đến thăm quan Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vì trong cùng một tuor du lịch du khách có thể tham gia vào nhiều hoạt động, thăm viếng khác nhau thỏa mãn nhu cầu đa dạng khác nhau: Thưởng thức văn hóa dân gian, nghiên cứu các làng cổ Việt Nam, mua sắm hàng lưu niệm, thưởng thức các món ăn Việt Nam khi đi trên thuyền…

+ Du lịch trong rừng: Là hoạt động du lịch sinh thái được ưa thích ở nhiều nước trên thế giới. ở nước ta đi bộ trong rừng là hoạt động chủ yếu kết hợp với các mục đích tham gia nghiên cứu các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng nguyên sinh. Hiện nay loại hình này thường được phát triển cho du khách đi thăm quan, đi dạo trong các khu rừng thông, trồng mới, và có thể là các khu rừng Cao su…

+ Tham quan, nghiên cứu rừng nguyên sinh: Đây là loại hình du lịch sinh thái phổ biến thu hút nhiều nhóm thị trường khách khác nhau. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu, học sinh sinh viên, khách du lịch nước ngoài. Những địa điểm thu hút nhiều du khách là: Rừng quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì ở Miền Bắc; Cát Tiên ở miền nam; Bạch Mã ở Miền Trung…

+ Du lịch sinh thái biển: ở nước ta thời gian gần đây bắt đầu phát triển một số loại hình du lịch sinh thái biển như lặn biển tại Nha Trang, đảo Phú Quốc, thăm quan hang động trên biển ở Hạ Long, leo núi và thăm quan nghiên cứu các vùng san hô…Đây cũng là loại hình du lịch mới ở nước ta đang thu hút du khách.

Đó chỉ là một số loại hình DLST tiêu biểu hiện có và đang được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm. Trên thực tế còn nhiều hình thức khác đã và đang được các công ty lữ hành và du khách quan tâm và từng bước đi vào khai thác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)