4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.4. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thá
3.4.2. Giải pháp về đầu tư
3.4.2.1. Huy động nguồn vốn của địa phương và trong nước:
- Ưu tiên đầu tư từ ngân sách cho kết cấu hạ tầng và hạ tầng kết nối các khu, điểm du lịch và tại một số điểm du lịch chính của Sông Công.
Tập trung vốn đầu tư nâng cấp tuyến đường vùng quanh hồ Ghềnh chè và làm tuyến đường huyết mạch kết nối với các điểm du lịch lân cận như Hồ suối lạnh
ở thị xã Phổ Yên, Hồ núi cốc thành phố Thái Nguyên và tiếp cận một số hang động đẹp như hang Phượng Hoàng. Đầu tư hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống bưu chính viễn thông để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng và triển khai các dự án du lịch.
- Đẩy mạnh đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.
- Về huy động vốn, bên cạnh việc huy động vốn qua thuế, phí, lệ phí thu được từ hoạt động du lịch cần tranh thủ nguồn vốn để hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại Sông Công.
Huy động nguồn vốn xã hội hóa từ mọi tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư phát triển du lịch. Nguồn vốn xã hội hóa phải chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 90% tổng vốn đầu tư phát triển du lịch tại Sông Công. Do đó, cần có những chính sách, giải pháp đột phá để huy động tối đa các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển du lịch. Một số giải pháp cụ thể là:
+ Tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính- tín dụng, coi đây là một trong những kênh quan trọng để thu hút và huy động vốn cho phát triển du lịch của thành phố.
+ Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và kể cả hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Để khuyến khích các nhà đầu tư, duy trì tính cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững cho du lịch Sông Công, thành phố Sông Công cần đề xuất tỉnh Thái Nguyên đưa ra một chương trình ưu đãi cao về thuế (miễn, giảm thuế đất và bất động sản, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, miễn, giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trong thời kỳ nhất định), hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nắm bắt các cơ hội và tiến hành đầu tư cả trong ngắn hạn và dài hạn tại Sông Công.
+ Tăng cường thu hút nguồn lực xã hội hóa để đầu tư tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, danh thắng; khôi phục các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian độc đáo, sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống cũng như trang phục truyền thống của bà con các dân tộc Sông Công.
3.4.2.2. Huy động vốn từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế, khu vực:
- Tăng cường xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư ở nước ngoài, trong đó có xúc tiến thu hút đầu tư du lịch tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sông Công, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch ở Sông Công. Cần xây dựng danh mục các dự án đầu tư du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm và cung cấp dịch vụ giải trí, thưởng ngoạn cảnh quan với các chính sách ưu đãi cụ thể để làm cơ sở xúc tiến thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Sông Công.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực để thu hút các nguồn tài trợ, hỗ trợ cho các dự án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của bà con các dân tộc Sông Công.
- Làm việc và đề nghị với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tổ chức xúc tiến giới thiệu các dự án đầu tư du lịch ở Sông Công tại nước ngoài để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều về đầu tư du lịch tại Sông Công.