Lập kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực giảng viên tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 66 - 73)

3.2. Thực trạng công tácđào tạo đội ngũ giảng viêntại trƣờng đại họcKinh

3.2.2. Lập kế hoạch đào tạo

3.2.2.1 Về mục tiêu của chương trình đào tạo giảng viên

Mục tiêu của chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng dựa trên mục tiêu chiến lƣợc phát triển của trƣờng. Trong thời gian qua, nhà trƣờng đã chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức nghề nghiệp, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình giảng dạy các thế hệ sinh viên. Tùy vào đối tƣợng giảng viên, nhà trƣờng xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể.

Bảng 3.6. Mục tiêu chƣơng trình đào tạo nhân lực tại trƣờng

STT Đối tƣợng đào tạo Mục tiêu

1 Giảng viên mới Làm quen với môi trƣờng làm việc mới, đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy.

2 Giảng viên lâu năm Vững vàng về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho phù hợp với tình hình mới

(Kế hoạch đào tạo, phòng đào tạo ĐHKT-KTCN) Với giảng viên mới: mục tiêu đào tạo của Nhà trƣờng là giúp các giảng viên mới hội nhập môi trƣờng làm việc, hiểu mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý tại nhà trƣờng, nắm vững các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử tại môi trƣờng giáo dục và tâm lý hội nhập, nắm vững các tiêu chuẩn trong nghề nghiệp, nắm vững mô tả công việc, chức năng nhiệm vụ đối với chức danh mà mình trúng tuyển sau đó sẽ đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ

và kỹ năng cần thiết để làm việc.

Với các giảng viên có thâm niên: mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng là giúp các giảng viên cập nhật các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc để có thể áp dụng thành công những thay đổi của công nghệ, các ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật. Đào tạo giúp cho nhân viên có đƣợc những kỹ năng cần thiết cho cơ hội thăng tiến, phù hợp với lộ trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Trên cơ sở mục tiêu đào tạo trong năm, nhà trƣờng xây dựng mục tiêu cho các chƣơng trình đào tạo. Tuy nhiên các mục tiêu đề ra đã có liên quan đến công việc của giảng viên, có thể thực hiện đƣợc tuy nhiên các mục tiêu đào tạo chỉ mới chỉ mang tính chất định tính, khó định lƣợng.

3.2.2.2 Lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo.

Đối tƣợng đào tạo tại trƣờng là mọi giảng viên đã ký hợp đồng lao động với trƣờng, có nguyện vọng làm việc tại trƣờng, có nhu cầu cần đƣợc đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên đó hiện tại hoặc trong tƣơng lai.

Nhà trƣờng lựa chọn đối tƣợng đào tạo dựa trên triển vọng phát triển của từng cá nhân, trình độ khả năng và sự tâm huyết của các nhân đối với công việc, lựa chọn dựa trên những nghiên cứu, xác định nhu cầu và động cơ đào tạo, tác dụng của đào tạo đối với từng đối tƣợng. Tùy thuộc vào từng loại hình đào tạo mà có những yêu cầu riêng, cụ thể hơn.

Nhìn chung, việc lựa chọn đối tƣợng đào tạo của trƣờng là tƣơng đối phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân ngƣời lao động cũng nhƣ định hƣớng phát triển của trƣờng. Tuy nhiên, không tránh khỏi việc lựa chọn không đúng đối tƣợng đào tạo, gây lãng phí.

Nhà trƣờng cung cấp các hình thức đào tạo và phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu đào tạo của cá nhân theo nguồn lực hiện có của trƣờng và đã áp dụng cả hai hình thức là đào tạo bên trong và đào tạo bên ngoài. Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi, tỷ lệ giảng viên đƣợc đào tạo bên ngoài nhà trƣờng chiếm phần lớn, đƣợc thể hiện tại bảng:

Bảng 3.7 Tỷ lệ áp dụng các hình thức đào tạo nhân lực tại ĐHKTKTCN

STT Hình thức đào tạo Tỷ lệ (%)

1 Đào tạo bên ngoài 75 2 Đào tạo bên trong 25

(Nguồn: Tổng hợp điều tra bằng bảng hỏi)

Với những giảng viên mới cần phải đào tạo về nghiệp vụ chuyên sâu và các kỹ năng cần thiết cho công việc giảng dạy tại trƣờng. Tại trƣờng ĐHKTKTCN hiện nay, những đối tƣợng này là đối tƣợng bắt buộc phải đào tạo các khóa học nghiệp vụ sƣ phạm, các khóa học chính trị, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trƣớc khi ký hợp đồng lao động chính thức.

Các phƣơng pháp đào tạo của nhà trƣờng gồm có: Đào tạo bên trong (đào tạo tập trung tại lớp, đào tạo tại chỗ, luân chuyển công việc, huấn luyện kèm cặp, đào tạo trực tuyến) và đào tạo bên ngoài (cho giảng viên tham gia các khóa học tại các cơ sở đào tạo uy tín ở trong và ngoài nƣớc.

Tổng hợp điều tra bằng bảng hỏi, ta thấy rằng nhà trƣờng chủ yếu vẫn áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp tại lớp, chiếm tỷ lệ cao,tập trung chủ yếu vào đối tƣợng giảng viên mới.

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ áp dụng phƣơng pháp đào tạo nhân lực tại ĐHKTKTCN

(Theo điều tra tính toán của tác giả)

Bảng 3.8 Nội dung và phƣơng pháp đào tạo tại ĐHKTKTCN

TT Đối tƣợng Nội dung Phƣơng pháp

1 1

Giảng viên mới

Đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, các kỹ năng cần thiết để bắt đầu công việc mới

Đào tạo tập trung tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại chỗ, huấn luyện, kèm cặp bởi các giảng viên lâu năm, có kinh nghiệm 3

2

Giảng viên có thâm niên

Củng cố kiến thức, kỹ năng, nâng cao chất lƣợng làm việc, cập nhật kiến thức về các kiến thức khoa học mới

Đào tạo tập trung, luân chuyển công việc, đào tạo trực tuyến.

(Phòng TCCB-ĐHKTKTCN) Đào tạo tập trung tại lớp: Tất cả giảng viên khi ký hợp đồng chính thức với nhà t rƣờng thì đều đƣợc tham gia các khóa học ngắn hạn tại trƣờng về nội quy, quy chế của trƣờng, về luật giáo dục đại học. Ngoài ra còn các lớp đào về kỹ năng nghề nghiệp do các giảng viên có kinh nghiệm truyền đạt. Tại lớp học, tùy vào nội dung cần phải truyền đạt đến học viên, giảng viên sử

dụng nhiều phƣơng pháp giảng dạy nhƣ trình bày, thảo luận nhóm, động não, diễn tập, các hoạt động huấn luyện, đóng vai, bài tập tình huống, thực hành trên máy tính…

Đào tạo tại chỗ, huấn luyện, kèm cặp: do các khoa chuyên môn tự thực hiện nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của các giảng viên tại đơn vị mình, đặc biệt là các giảng viên trẻ chƣa có kinh nghiệm. Giảng viên sẽ đƣợc chỉ bảo, kèm cặp, hƣớng dẫn của những ngƣời có chuyên môn cao trong khoa, có thâm niên và kinh nghiệm trong giảng dạy. Họ sẽ có thêm kỹ năng, kèm cặp giải quyết các tình huống thực tế nhằm bảo đảm thực hiện công việc một cách thành thạo. Đây là hình thức đào tạo khá phổ biến tại nhà trƣờng. Với phƣơng pháp đào tạo này, trƣờng tiết kiệm đƣợc chi phí đào tạo, giảng viên có thể nắm bắt nhanh chóng các vấn đề thực tế. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi tình trạng chất lƣợng đào tạo không cao do đào tạo không bài bản, ngƣời hƣớng dẫn đào tạo trực tiếp không có khả năng truyền đạt kiến thức dẫn đến hiệu quả không nhƣ mong muốn.

Đào tạo bên ngoài: Các giảng viên tại trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Kỹ thuâ ̣t – Công nghiê ̣p căn cứ vào trình độ chuyên môn có thể đƣợc cử đi học hoặc đăng ký đi học tại các cơ sở giáp dục đại học trong và ngoài nƣớc để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Thông thƣờng là các khóa học bên ngoài là đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đào tạo lý luận chính trị, nghiên cứu thƣơng mại, học hỏi các công nghệ mới…

3.2.2.4 Xây dựng chương trình đào tạo

Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng trên cơ sở chiến lƣợc phát triển, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của nhà trƣờng kết hợp với tiến trình nghề nghiệp của giảng viên. Nhìn chung, các chƣơng trình đào tạo tại trƣờng trong những năm từ 2011 đến 2014 vừa qua khá đa dạng, số lƣợng chƣơng trình đào tạo tăng dần theo các năm cho thấy nhà trƣờng đã cố gắng xây dựng thêm

nhiều chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên. Nội dung đƣợc xây dựng cụ thể cho từng chƣơng trình học, đối tƣợng học càng ngày càng đƣợc mở rộng hơn, để giảng viên có thể giảng dạy tốt hơn. Tuy nhiên, chƣơng trình đào tạo còn khá chung chung.

3.2.2.5 Dự tính chi phí đào tạo

Phòng tài chính kế toán của trƣờng kết hợp với phòng tổ chức cán bộ, phòng đào tạo của trƣờng có trách nhiệm dự toán kinh phí đào tạo cho toàn trƣờng. Phòng tổ chức cán bộ hƣớng dẫn các đơn vị dự trù ngân sách tài trợ đào tạo tại đơn vị vào đầu năm theo nhu cầu công việc và nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị.

Ngân sách tài trợ đào tạo hàng năm toàn trƣờng đƣợc tổng hợp trên cơ sở dự trù của các đơn vị và ngân sách các chƣơng trình đào tạo khác do nhà trƣờng chỉ định. Ngân sách tài trợ đào tạo đƣợc Hiệu trƣởng xem xét phê duyệt. Các trƣờng hợp phát sinh nhu cầu tài trợ đào tạo ngoài kế hoạch hoặc khi đã kết thúc ngân sách tài trợ đào tạo, sẽ đƣợc xem xét thực hiện vào năm sau trừ khi có sự phê duyệt của Hiệu trƣởng

Chi phí đào tạo bao gồm: (i) Chi phí công tác phí

- Chi phí đi lại bao gồm: chi vé xe, vé tàu, vé máy bay cho đối tƣợng tham gia khóa học đối với những đối tƣợng đi đào tạo tại nơi khác tỉnh, địa bàn làm việc.

- Chi phí lƣu trú: trung tâm đào tạo sẽ sắp xếp cho học viên hoặc học viên tự sắp xếp và thanh toán sau.

(ii) Chi phí tổ chức lớp học nhƣ chi phí phô tô tài liệu, chi phí nƣớc cho giảng viên, giáo cụ học tập: bàn ghế, máy móc, bút viêt, bảng…

(iii) Chi phí trả cho giảng viên hoặc phụ cấp giảng dạy (bao gồm chi phí giảng dạy và soạn thảo tài liệu giảng dạy)

(iv) Chi phí trả cho cán bộ quản lý lớp học

Đối với những khóa đào tạo phải thuê địa điểm ngoài để học thì chi phí đào tạo bao gồm cả chi phí thuê địa điểm hay chi tổ chức hội nghị, hội thảo.

Đối với những khóa học đào tạo trực tuyến tập trung tại trung tâm đào tạo thì chi phí đào tạo vẫn bao gồm cả chi phí tổ chức lớp học, chi phí cho cán bộ quản lý lớp học. Còn những khóa đào tạo trực tuyến mà học viên tự học tại đơn vị thông qua hệ thống máy tính thì chi phí đào tạo giảm đi do không có chi phí quản lý lớp học và chi cho giảng viên.

Chi phí đào tạo đối với các giảng viên tham gia các khóa học trong và ngoài nước bao gồm:

(i) Học phí khóa học

(ii) Chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt phí để tham dự khóa học, nếu khóa học đƣợc tổ chức ngoài tỉnh, thành phố mà giảng viên đó đang cƣ trú.

(iii) Chi phí mua sách vở, tài liệu của khóa học.

(iv) Tiền lƣơng, phụ cấp mà giảng viên đƣợc hƣởng trong thời gian tham gia khóa học.

(v) Các chi phí khác liên quan đến việc tham dự khóa học.

Căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể, nhà trƣờng sẽ xem xét tài trợ chi phí đào tạo theo các mức là tài trợ toàn phần chi phí đào tạo hoặc tài trợ một phần chi phí đào tạo.

Điều kiện xét tài trợ chi phí đào tạo cho giảng viên

Điều kiện để đƣợc xem xét tài trợ chi phí đào tạo khi giảng viên tham gia các chƣơng trình đào tạo trong và ngoài nƣớc:

- Nhà trƣờng có nhu cầu nguồn nhân lực có kỹ năng, kiến thức phù hợp với nội dung đào tạo, giảng viên là nhân sự nòng cốt của đơn vị, có tiềm năng phát triển, có nguyện vọng đƣợc đào tạo để làm việc lâu dài tại trƣờng – thể hiện trong quá trình làm việc và cam kết bằng văn bản.

- Giảng viên hoàn thành tốt công việc hiện tại và có kết quả hoàn thành công việc trong năm vừa qua đạt loại khá trả lên.

- Nội dung đào tạo là cần thiết cho chiến lƣợc, mục tiêu của nhà trƣờng và có liên quan trực tiếp đến công việc nhân viên đang đảm nhận hoặc đảm nhận ngày khi kết thúc khóa học.

- Đơn vị đào tạo là tổ chức có uy tín, chất lƣợng, đƣợc nhà trƣờng chấp nhận.

- Đối với những chƣơng trình đào tạo giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nƣớc ngoài, giảng viên phải đƣợc xác nhận là có khả năng tốt về ngoại ngữ ở bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.

- Giảng viên đƣợc đơn vị xác nhận đủ năng lực và tiếp nhận để đào tạo. - Trƣởng đơn vị đồng ý cử giảng viên tham gia khóa học và để nghị lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(Quy chế đào tạo- ĐHKT-KTCN)

Việc dự tính chi phí đào tạo những năm vừa qua đƣợc thực hiện khá tốt, về cơ bản việc dự tính chi phí đào tạo đƣợc thực hiện khá sát với thực tế, không chênh lệch nhiều, năm 2014, chi phí đào tạo tăng lên gần 1 tỷ đồng so với năm 2013 là do số lƣợng giảng viên trẻ đƣợc tuyển dụng tăng vọt (117 ngƣời), nhiều chƣơng trình đào tạo mới đƣợc triển khai cho những giảng viên trẻ này. Đặc biệt là các chƣơng trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực giảng viên tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)