Xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực giảng viên tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 62 - 66)

3.2. Thực trạng công tácđào tạo đội ngũ giảng viêntại trƣờng đại họcKinh

3.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo

3.2.1.1 Các căn cứ xác định nhu cầu đào tạo

Theo kết quả điều tra khảo sát tại trƣờng, tác giả đã tiến hành xác định nhu cầu đào tạo trên cơ sở các căn cứ gồm: kế hoạch phát triển trƣờng trong những năm tới, mục tiêu, dự kiến nhu cầu, kế hoạch nhân sự của trƣờng, tiêu chuẩn thực hiện công việc, trình độ của nhân lực. Đây là các căn cứ để xác định đào tạo đội ngũ giảng viên hiện tại, có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Trƣờng cũng xác định bổ sung các căn cứ đặc biệt là những căn cứ làm cơ sở cho mục tiêu đào tạo trung hạn và dài hạn nhƣ: Mục tiêu chiến lƣợc, sự thay đổi về khoa học công nghệ và sản phẩm dịch vụ trong tƣơng lai, sự thay đổi môi trƣờng làm việc, biến động kinh tế, nhu cầu chất lƣợng nguồn nhân lực của thị trƣờng.

Bên cạnh đó, một căn cứ luôn cần đƣợc quan tâm khi xác định nhu cầu đào tạo đó là nguyện vọng của giảng viên chƣa đƣợc quan tâm, chú ý. Hoạt động đào tạo tại Trƣờng hiện nay có vẻ nhƣ chỉ là nhu cầu của trƣờng và quan điểm của cấp lãnh đạo. Điều này có khả năng dẫn tới các hạn chế nếu không quan tâm đến nguyện vọng của giảng viên nhƣ: không hứng thú, không thực hiện đƣợc mục tiêu tăng năng lực thực hiện công việc, lãng phí nguồn lực đầu tƣ cho đào tạo…

Bảng 3.5. Cách thức xác định nhu cầu đào tạo tại Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

STT Nội dung Lý thuyết Thực tế

1 Căn cứ xác định nhu cầu ĐTNL

- Chiến lƣợc, mục tiêu phát triển

- Kế hoạch nhân lực tƣơng ứng với sự thay đổi về khoa học công nghệ, sản phẩm dịch vụ của trƣờng - Trình độ giảng viên hiện tại của trƣởng để ứng dụng có hiệu quả các kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong hoạt động giảng dạy - Tiêu chuẩn thực hiện công việc

- Trình độ năng lực chuyên môn của giảng viên

- Nguyện vọng của giảng viên

- Chiến lƣợc và kế hoạch phát triển của trƣờng

- Dự kiến nhu cầu, kế hoạch phát triển nguồn lực tại trƣờng

- Tiêu chuẩn thực hiện công việc

- Trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên

2 Khảo sát nhu cầu - Phỏng vấn

- Phiếu điều tra khảo sát (bảng hỏi)

- Quan sát trực tiếp

- Phỏng vấn

- Phiếu điều tra khảo sát (bảng hỏi)

- Quan sát trực tiếp 3 Tổng hợp đề xuất Tiến hành tổng hợp

nguyện vọng, đề nghị của các giảng viên và các khoa, các phòng ban rồi đƣa ra đề xuất.

Tổng hợp các ý kiến, yêu cầu của các khoa, phòng ban, đơn vị, xem xét, thống nhất rồi trình lãnh đạo để đƣa ra quyết định cuối cùng. 3.2.1.2 Về cách thức xác định nhu cầu

Việc xác định nhu cầu đào tạo của trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp hiện nay đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1: Hàng năm, các khoa chuyên môn lập nhu cầu đào tạo của đơn vị phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của nhà trƣờng và gửi cho phòng đào tạo và phòng tổ chức cán bộ.

Bƣớc 2: Sau khi tổng hợp yêu cầu của các đơn vị, phòng đào tạo và phòng tổ chức cán bộ lập kế hoạch đào tạo năm, trình Hiệu trƣởng, Ban giám hiệu xem xét.

Bƣớc 3: Ban giám hiệu xem xét kế hoạch đào tạo và nhu cầu đào tạo của nhà trƣờng, nếu đồng ý: Phê duyệt, nếu không đồng ý: Ngừng hoặc đề xuất lại. Trên cơ sở kế hoạch đƣợc phê duyệt sẽ tiến hành ra quyết định giao kế hoạch năm cho phòng tổ chức cán bộ và trung tâm đào tạo thực hiện.

Bƣớc 4: Trên cơ sở kế hoạch đƣợc giao và nhu cầu thực tế về nhân lực của các đơn vị, Phó Hiệu trƣởng phụ trách đào tạo sẽ chỉ đạo phòng đào tạo

lập chƣơng trình chi tiết cho từng khoá học của giảng viên theo mẫu tờ trình cho Hiệu trƣởng phê duyệt.

Bƣớc 5: Hiệu trƣởng/ ngƣời đƣợc uỷ quyền xem xét các chƣơng trình đào tạo cụ thể và phê duyệt triển khai. Nếu đồng ý: Phê duyệt; nếu không đồng ý: Ngừng hay đề xuất lại.

Bƣớc 6: Trung tâm đào tạo chuẩn bị và triển khai kế hoạch đào tạo. Bƣớc 7: Trung tâm đào tạo đánh giá kết quả đào tạo và lập báo cáo trình lên Hiệu phó phụ trách đào tạo để báo lên Hiệu trƣởng.

Bƣớc 8: Trung tâm đào tạo cập nhật kết quả đào tạo vào hồ sơ cá nhân và hệ thống lƣu trữ thông tin giảng viên.

Quy trình này cho thấy việc xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp thực hiện theo nguyên tắc xuất phát từ đề xuất của các khoa, các phòng ban bên dƣới đƣa lên. Song việc triển khai này thực tế còn mang tính hình thức mà chƣa thực sự xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời lao động và việc xác định nhu cầu đào tạoo của cấp dƣới cũng chƣa thực sự hiệu quả. Điều này cũng phù hợp với thực trạng đã phân tích ở trên: là đƣa nguyện vọng đào tạo của giáo viên trở thành căn cứ xác định nhu cầu đào tạo trong đó quá trình phỏng vấn, khảo sát chƣa đƣợc thực hiện.

Nhu cầu đào tạo của trƣờng hiện nay đƣợc xác định dựa trên chiến lƣợc và kế hoạch phát triển của nhà trƣờng. Tuy nhiên, để xác định nhu cầu đào tạo phù hợp với chiến lƣợc và kế hoạch phát triển của nhà trƣờng không phải là việc dễ do môi trƣờng giáo dục Đại học một vài năm trở lại đây có nhiều biến động, tình hình khoa học kỹ thuật biến chuyển không ngừng, các điều luật về giáo dục liên tục đổi mới... Nhìn chung, việc xác định nhu cầu đào tạo của nhà trƣờng còn sơ sài, dựa trên những đánh giá cá nhân, chƣa thực sự sát với chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng dẫn đến tình trạng xác định nhu cầu đào

tạo không phù hợp, chỗ thừa, chỗ thiếu, chậm trễ so với các cơ sở giáo dục khác khi môi trƣờng giáo dục có biến động mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực giảng viên tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)