Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực giảng viên tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 73 - 78)

3.2. Thực trạng công tácđào tạo đội ngũ giảng viêntại trƣờng đại họcKinh

3.2.3. Tổ chức thực hiện

3.2.3.1. Đào tạo bên trong

Trên cở sở kế hoạch đào tạo năm và các chƣơng trình đào tạo đã đƣợc xây dựng, bộ phận đào tạo của nhà trƣờng phối hợp với các đơn vị kênh phân phối để tổ chức thực hiện đào tạo.

Đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ: Đây là loại hình đào tạo và bồi dƣỡng thƣờng xuyên của Nhà trƣờng. Trong những năm qua, đƣợc sự phối hợp liên kết đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu Chiến lƣợc và phát triển giáo dục, Đại học Sƣ phạm I Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân. Các đơn vị này đã cử giảng viên của mình đến để thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên của Trƣờng đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

Kèm cặp tại chỗ: Mỗi loại giảng viên trong trƣờng đều có những kiến thức, kỹ năng cho một lĩnh vực nhất định. Hình thức kèm cặp tại chỗ là cách tranh thủ tối đa kiến thức và kỹ năng của đội ngũ giảng viên. Đó là phƣơng pháp đào tạo có hiệu quả cao đối với giảng viên mới đƣợc tuyển dụng. Mỗi giáo viên đƣợc tuyển về đƣợc khoa giao nhiệm vụ phải chuẩn bị một môn học và có một giáo viên có thâm niên công tác kèm cặp trong thời gian tối đa là 2 tháng. Sau đó tổ môn dự giờ, đánh giá, nhận xét, lập biên bản để trình hiệu trƣởng ký hợp đồng thử việc thời hạn 1 năm. Khi đi vào giảng dạy, giáo viên sẽ đƣợc bồi dƣỡng thêm thông qua dự giờ, bình giảng của tổ môn theo định kỳ 1 lần/tháng/giáo viên mới. Kết thúc một năm sẽ viết tổng kết kết quả thực hiện và thông qua hội đồng khoa đề nghị hiệu trƣởng ký duyệt hợp đồng chính thức.

Lựa chọn người đào tạo

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã đƣợc phê duyệt, trung tâm đào tạo sẽ lựa chọn giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên và kinh nghiệm giảng dạy để lên lịch giảng dạy cho các đối tƣợng giảng viên đƣợc bố trí đào tạo. Tùy vào nội dung học tập, đối tƣợng học viên trong từng khóa học, trung tâm đào tạo sẽ mời giảng viên phù hợp. Giảng viên đào tạo có thể là đội ngũ giảng viên trực thuộc nhà trƣờng hoặc giảng viên thuê ngoài.

Đội ngũ giảng viên trực thuộc nhà trƣờng thƣờng là trƣởng/phó đơn vị, trƣởng bộ phận và các chuyên viên đƣợc tuyển chọn.

Đội ngũ giảng viên trực thuộc nhà trƣờng có ƣu điểm nắm vững các kiến thức về chuyên môn, làm việc lâu năm trong trƣờng nên am hiểu sâu về công việc thực tế của đối tƣợng đƣợc đào tạo, tạo cho học viên cảm giác gần gũi và có thể chia sẻ những khó khăn trong công việc cũng nhƣ những kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp. Nguồn giảng viên này cũng giúp nhà trƣờng tiết kiệm chi phí đào tạo rất lớn.Tuy nhiên, nhƣợc điểm của nguồn giảng viên này là khả năng truyền đạt kiến thức còn hạn chế.

Giảng viên đào tạo cho các chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng hiện nay chủ yếu là nguồn giảng viên nội bộ. Điều này cho thấy nhà trƣờng tận dụng đƣợc nguồn nhân lực hiện có, dần dần đào tạo đƣợc đội ngũ giảng viên nắm vững nghiệp vụ .

Chất lƣợng giảng viên những năm vừa qua thay đổi theo chiều hƣớng tốt hơn. Số phiếu đánh giá giảng viên có cách truyền đạt dễ, hiểu, tốc độ giảng vừa phải, trả lời tất cả các câu hỏi và trả lời một số câu hỏi của học viên, tác phong đến lớp luôn đúng giờ trong những năm vừa qua tăng. Tuy nhiên, cách truyền đạt của giảng viên chƣa thật sự tốt. Đánh giá kết quả cuối năm 2014 vẫn còn 15% số phiếu đánh giá của học viên đánh giá cách truyền đạt của giảng viên khó hiểu và hơi khó hiểu. Đối với nguồn giảng viên thuê ngoài, cần lựa chọn những giảng viên có trình độ, cách truyền đạt tốt và tác phong đến lớp đúng giờ.

Công tác chuẩn bị khóa học:

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo năm xác định khóa học là nội bộ hay liên kết, liên hệ với giảng viên để xác định thời gian và địa điểm khóa học; lập hợp đồng đào tạo (đối với các khóa đào tạo liên kết) trình cấp phê duyệt có thẩm quyền; photo tài liệu chuẩn bị cho lớp học; chép file bài giảng của giảng

viên vào máy tính lớp học, bố trí xe đƣa đón học viên (nếu cần); cập nhật bảng hƣớng dẫn phòng học tại trung tâm đào tạo; chuẩn bị hồ sơ khóa học bao gồm: danh sách điểm danh, danh sách ký nhận tài liệu… bảng tên khóa học để dán ở cửa lớp học, phiếu đánh giá khóa học cho học viên, phiếu góp ý hàng ngày; chuẩn bị giáo cụ: bàn ghế, máy móc, bút viết, bảng, pin cho micro…

Công tác tiến hành khóa học:

Vào ngày khai giảng: phát tài liệu cho học viên, yêu cầu học viên ký nhận vào danh sách ký nhận tài liệu, thông báo với học viên thời gian khóa học, giờ học, các quy định về điểm danh, nội quy lớp học, chọn lớp trƣởng để quản lý lớp.

Trong thời gian tổ chức khóa học: theo dõi việc đến lớp của giảng viên và nhắc nhở giảng viên đến lớp đúng giờ đã thông báo, theo dõi việc điểm danh của học viên để chấn chỉnh kịp thời, theo dõi xe đƣa đón học viên (nếu có), theo dõi diễn biến khóa học và định kỳ thu thập phiếu góp ý hàng ngày để có những điều chỉnh kịp thời, phát phiếu đánh giá khóa học cho học viên trƣớc khi kết thúc khóa học 1 đến 2 ngày, thu thập giấy công tác để trình giám đốc trung tâm đào tạo ký xác nhận cho học viên.

+ Đối với những khóa học có tổ chức thi cuối khóa: phòng đào tạo sẽ thông báo lịch thi đến các đơn vị để những học viên đã học ở khóa học trƣớc thi chƣa đạt đăng ký thi lại, lập kế hoạch tổ chứ kỳ thi, lập danh sách thi và chia ca thi (nếu có), chuẩn bị phòng thi, thông báo cho học viên thông tin của kỳ thi, tổ chức thi.

Kết thúc khóa học:

Đối với khóa học đào tạo nội bộ, liên kết: thu phiếu đánh giá khóa học dành cho học viên, tổng kết khóa học, giải đáp những thắc mắc của học viên, thanh toán thù lao giảng viên và các chi phí khác của khóa học, thanh lý hợp đồng với tổ chức bên ngoài (đối với các khóa học đào tạo liên kết), nhập dữ

liệu khóa học và chƣơng trình quản lý nhân sự, sau 2 đến 3 tháng, nhắc nhở các đơn vị đánh giá sau đào tạo, thu thập đánh giá sau đào tạo để báo cáo gửi Hiệu phó phụ trách đào tạo xem xét

Đối với khóa đào tạo bên ngoài: thu thập báo cáo kết quả tham dự khóa học cho học viên và thanh toán chi phí khóa học.

3.2.3.2. Đào tạo bên ngoài

Đào tạo bên ngoài chủ yếu đƣợc thực hiện tại các trƣờng đại học lớn trong và ngoài nƣớc, các viện, các trung tâm nghiên cứu có uy tín. Các giảng viên tự đăng ký hoặc đƣợc cử đi học theo chƣơng trình đào tạo nhân lực của nhà trƣờng.

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp kết quả đào tạo theo hình thức đào tạo năm học 2013 - 2014

TT Nội dung đào tạo

Gửi đi đào tạo Bồi dƣỡng tại chỗ

Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Tiến sỹ 10 04 40 2 Thạc sỹ 78 58 74,3 69 60 86,9 3 Nghiệp vụ sƣ phạm bậc I 50 46 92 4 Nghiệp vụ sƣ phạm bậc II 70 69 98,6 5 Phƣơng pháp NCKH 60 60 100 6

Bồi dƣỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn (Tài chính ngân hàng, may, công nghệ thực phẩm, hàn.)

34 30 88,2 65 60 92,3

7 Nghiệp vụ báo chí 10 10 100 36 33 91,7

8 Các lớp chuyển giao công nghệ cao (CNC, MALAB.)

14 10 71,4 28 24 85,7

(Phòng Đào tạo - trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)

Ngoài việc cử cán bộ giảng viên đi đào tạo ở nƣớc ngoài, lãnh đạo nhà trƣờng cũng tổ chức cử cán bộ giảng viên đi học tập trong nƣớc và đào tạo tại chỗ.

Đối với các khóa đào tạo có số lƣợng giảng viên tham gia không nhiều, nhà trƣờng đã chủ động quyết định cử ngƣời đi học tập, học viên tự đăng ký, dự thi và nhập học tại các trƣờng nhƣ Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện nghiên cứu Chiến lƣợc và phát triển giáo dục, Đại học Sƣ phạm I Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Tùy theo nhu cầu của trƣờng mà trƣờng hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân có nhu cầu và đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng cho phép đi học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực giảng viên tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)