Mục tiêu chƣơng trình đào tạo nhân lực tại trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực giảng viên tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 66 - 68)

STT Đối tƣợng đào tạo Mục tiêu

1 Giảng viên mới Làm quen với môi trƣờng làm việc mới, đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy.

2 Giảng viên lâu năm Vững vàng về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho phù hợp với tình hình mới

(Kế hoạch đào tạo, phòng đào tạo ĐHKT-KTCN) Với giảng viên mới: mục tiêu đào tạo của Nhà trƣờng là giúp các giảng viên mới hội nhập môi trƣờng làm việc, hiểu mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý tại nhà trƣờng, nắm vững các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử tại môi trƣờng giáo dục và tâm lý hội nhập, nắm vững các tiêu chuẩn trong nghề nghiệp, nắm vững mô tả công việc, chức năng nhiệm vụ đối với chức danh mà mình trúng tuyển sau đó sẽ đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ

và kỹ năng cần thiết để làm việc.

Với các giảng viên có thâm niên: mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng là giúp các giảng viên cập nhật các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc để có thể áp dụng thành công những thay đổi của công nghệ, các ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật. Đào tạo giúp cho nhân viên có đƣợc những kỹ năng cần thiết cho cơ hội thăng tiến, phù hợp với lộ trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Trên cơ sở mục tiêu đào tạo trong năm, nhà trƣờng xây dựng mục tiêu cho các chƣơng trình đào tạo. Tuy nhiên các mục tiêu đề ra đã có liên quan đến công việc của giảng viên, có thể thực hiện đƣợc tuy nhiên các mục tiêu đào tạo chỉ mới chỉ mang tính chất định tính, khó định lƣợng.

3.2.2.2 Lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo.

Đối tƣợng đào tạo tại trƣờng là mọi giảng viên đã ký hợp đồng lao động với trƣờng, có nguyện vọng làm việc tại trƣờng, có nhu cầu cần đƣợc đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên đó hiện tại hoặc trong tƣơng lai.

Nhà trƣờng lựa chọn đối tƣợng đào tạo dựa trên triển vọng phát triển của từng cá nhân, trình độ khả năng và sự tâm huyết của các nhân đối với công việc, lựa chọn dựa trên những nghiên cứu, xác định nhu cầu và động cơ đào tạo, tác dụng của đào tạo đối với từng đối tƣợng. Tùy thuộc vào từng loại hình đào tạo mà có những yêu cầu riêng, cụ thể hơn.

Nhìn chung, việc lựa chọn đối tƣợng đào tạo của trƣờng là tƣơng đối phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân ngƣời lao động cũng nhƣ định hƣớng phát triển của trƣờng. Tuy nhiên, không tránh khỏi việc lựa chọn không đúng đối tƣợng đào tạo, gây lãng phí.

Nhà trƣờng cung cấp các hình thức đào tạo và phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu đào tạo của cá nhân theo nguồn lực hiện có của trƣờng và đã áp dụng cả hai hình thức là đào tạo bên trong và đào tạo bên ngoài. Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi, tỷ lệ giảng viên đƣợc đào tạo bên ngoài nhà trƣờng chiếm phần lớn, đƣợc thể hiện tại bảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực giảng viên tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)