2.2.1. Cách tiếp cận hệ thống
Với phƣơng pháp tiếp cận này luận văn sẽ nghiên cứu: i) Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong mối quan hệ mật thiết với hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên thế giới; ii) Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ phục vụ cho sự phát triển với các ngành kinh tế khác; iii) Chính sách phát triển thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển thị trƣờng xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ; iv) Sự phát triển thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trƣờng truyền thống gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống này xuất phát từ những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế Việt Nam hiện nay:
i) Một nền kinh tế hƣớng đến xuất khẩu, coi xuất khẩu là hƣớng ƣu tiên trọng điểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại;
ii) Một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng với mục tiêu trở thành nền kinh tế thị trƣờng vào năm 2018 (theo các tiêu chí của WTO);
iii) Một nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
2.2.2. Cách tiếp cận lịch sử
Luận văn sẽ kết hợp phân tích lý luận và phân tích thực tiễn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ theo chiều dài lịch sử kể từ năm 2011.
Luận văn sử dụng tiếp cận lịch sử lấy phân tích số liệu lịch sử qua các năm để so sánh đánh giá sự tăng giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới sang thị trƣờng Hoa Kỳ.
Luận văn sử dụng tiếp cận lịch sử để so sánh đánh giá sự tăng giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ.
Luận văn sử dụng tiếp cận lịch sử để phân tích các chính sách xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam với thị trƣờng Hoa Kỳ theo chiều dài lịch sử qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc để so sánh sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về thị trƣờng Hoa Kỳ.