3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
3.2.2. Các nhân tố từ phía Hoa Kỳ
3.2.2.1. Nhân tố về chính trị - tôn giáo
Hoa Kỳ là một nƣớc cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tƣ pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhƣng không đƣợc trái với Hiến pháp của Liên bang.
Hầu hết các hiệp hội kinh doanh và công ty lớn của Hoa Kỳ đều có đại diện của mình ở Thủ đô Washington DC và ở thủ phủ các bang mà họ có hoạt động kinh doanh để tiến hành các hoạt động vận động hành lang đối với quốc hội và chính quyền liên bang và bang.
Trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế, các công ty Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến các vòng đàm phán thƣơng mại đa biên và song phƣơng giữa Hoa Kỳ và các nƣớc. Họ thƣờng xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền liên bang để đảm bảo kết quả các cuộc đàm phán thƣơng mại quốc tế có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Là một nƣớc có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới và với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận ngƣời Mỹ đƣợc coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những ngƣời thiểu số nhƣ ngƣời gốc Mỹ (ngƣời da đỏ), ngƣời Mỹ gốc Phi, ngƣời Hispanic, và ngƣời Châu á cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu ngƣời nƣớc ngoài di cƣ đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 ngƣời Mỹ da trắng chỉ còn chiếm dƣới 50%. Các cộng đồng đang sinh
sống ở Hoa Kỳ đều có những bản sắc riêng của họ, kể cả ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngƣỡng, và phong tục. Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu á, nhìn chung, ngƣời Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của ngƣời Mỹ là cạnh tranh.
Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, ngƣời Mỹ thƣờng xác định trƣớc và rõ mục tiêu cần đạt đƣợc, chiến lƣợc và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng nhƣ trong kinh doanh.
Ngƣời Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi ngƣời Mỹ nói “đƣợc” thì có nghĩa là đƣợc và “không đƣợc” có nghĩa là không đƣợc. Ngƣời Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu nhƣ họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu nhƣ vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, ngƣời Mỹ thƣờng sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là ngƣời phụ trách việc mà bạn quan tâm.
3.2.2.2. Chính sách thương mại quốc tế của nước nhập khẩu
Có thể thấy chỉ sau khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam đƣợc bãi bỏ thì hàng hoá xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nói riêng mới có cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập vào thị trƣờng Mỹ. Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam phải chịu sự chi phối bởi các quy định trong chính sách thƣơng mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trƣờng Mỹ.
a. Chính sách thuế quan
Mỹ áp dụng thuế quan tính theo % trên cơ sở giá FOB trong khi phần lớn các nƣớc khác tính thuế theo giá CIF. Vì giá FOB thấp hơn giá CIF nên mức độ bảo hộ bằng thuế quan của Mỹ do vậy cũng thấp hơn các nƣớc khác.
Trƣớc đây, khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ là phải chịu thuế suất cao do Việt Nam chƣa đƣợc hƣởng quy chế MFN và giữa hai nƣớc chƣa có Hiệp định thƣơng mại song phƣơng. Tuy nhiên, hiện nay hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng đã đƣợc hƣởng thuế suất MFN, tạo điều kiện thuận lợi để thâm nhập, cạnh tranh và tăng trƣởng mạnh trên thị trƣờng Mỹ.
b. Quy định về xuất xứ hàng hoá
Uỷ Ban Thực Hiện Hiệp Định hàng dệt may sẽ chịu trách nhiệm về việc khai xuất xứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải đƣợc đính kèm với bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào và kết hợp với Hải quan để quản lý hạn ngạch nhập khẩu. Bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng cho các quốc gia khác nhau thì khác nhau nên phải dựa trên xuất xứ của hàng dệt may mới kiểm soát đƣợc.
Khi nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ phải nộp ngay cho Hải quan Hoa Kỳ tờ khai xuất xứ hàng hoá. Có hai loại tớ khai xuất xứ: tờ khai xuất xứ đơn và tờ khai xuất xứ kép. Tờ khai xuất xứ đơn đƣợc dùng khi nhập khẩu hàng dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ đƣợc gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc từ quốc gia khác mà nó đƣợc sản xuất. Còn tờ khai xuất xứ kép sử dụng khi nhập khẩu hàng dệt may mà đƣợc sản xuất hay gia công và/hoặc có chứa các nguyên liệu từ nhiều nƣớc khác.
Hải quan sẽ xác định quốc gia xuất xứ dựa trên tờ khai xuất xứ và các quy định về “ biến đổi thực chất”. Biến đổi thực chất đƣợc xác định là nếu hàng dệt may có nguồn gốc từ quốc gia A nhƣng đƣợc chuyển qua quốc gia B rồi mới xuất khẩu vào Mỹ, nếu nhƣ hàng đó không trải qua giai đoạn chế biến hay gia công đáng kể nào thì lô hàng đó sẽ đƣợc xem nhƣ là xuất xứ từ quốc gia A. Một sản phẩm phải có sự thay đổi về nhận dạng và xác định thƣơng mại, đặc tính cơ bản hoặc giá trị sử dụng thƣơng mại mới đƣợc xác định là biến đổi thực chất. Và một lô hàng đƣợc chế biến tại nhiều quốc gia khác nhau, quốc gia nào mà tại đó lô hàng trải qua giai đoạn biến đổi thực chất thì quốc gia đó là quốc gia xuất xứ.
Có một quy định đặc biệt là hàng hóa gốc từ Mỹ đƣa sang nƣớc khác để sắp xếp lại, gia công thêm và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng
thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có gốc từ Mỹ. Dựa vào quy định này, Việt Nam có thể nhận vải cắt sẵn của công ty Mỹ cung cấp, về may thành quần áo…rồi xuất khẩu trở lại Mỹ sẽ chỉ phải chịu thuế nhập khẩu đối với phần phí gia công.
c. Quy định về nhãn mác
Ở Mỹ, luật áp dụng chủ yếu về nhãn mác hàng dệt may là luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len năm 1939. Hầu hết các sản phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải đƣợc đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn. Nhãn mác phải đƣợc ghi rõ ràng, không tẩy xoá và ghi những thông tin sau:
Tên riêng các loại sợi và tỷ lệ phần trăm trọng lƣợng của các chất sợi có trong sản phẩm
Tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký “ chứng minh” của một hay nhiều ngƣời phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi dệt. Số đăng ký “ chứngminh” do Uỷ Ban Thƣơng Mại Liên Bang Hoa Kỳ cấp.
Tên của quốc gia nơi mà sản phẩm đƣợc gia công hoặc sản xuất.
Còn nhãn hàng hoá cho sản phẩm len đựơc quy định theo luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len. Theo luật này, sản phẩm len phải bao gồm:
Tỷ lệ trọng lƣợng của tổng các sợi có trong sản phẩm len
Tỷ lệ trọng lƣợng tối đa của sản phẩm len, của các chất liệu không phải sợi, và Tên nhà nhập khẩu, tên nhà sản xuất bắt buộc phải ghi khi nhập khẩu sản
phẩm len có giá trị đến trên 500 USD và thuộc quy định của luật nhãn hiệu sản phẩm len.
Luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len cũng quy định các chi tiết nhƣ loại nhãn hàng hoá, cách thức gắn vị trí của nhãn hàng hoá trên sản phẩm và trên bao bì. Vì vậy, các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu kỹ về hai luật này để không vi phạm về nhãn hàng hoá, bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào và kết hợp với Hải quan để quản lý hạn ngạch nhập khẩu. Bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng cho các quốc gia khác nhau thì khác nhau nên phải dựa trên xuất xứ của hàng dệt may mới kiểm soát đƣợc.
Ngoài ra, từ 5/6/2010, tất cả các hàng dệt may xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ phải có mã số của nhà sản xuất (MID).Theo đó, mã số của nhà sản xuất bao gồm các ký
tự thể hiện tên nƣớc, địa chỉ của nhà sản xuất và sẽ là cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp. Hàng dệt may điền sai mã số sản xuất sẽ không hợp lệ và Hải quan Mỹ sẽ từ chối nhập cảng.
d. Pháp luật về chống bán phá giá
Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ về cơ bản đƣợc xây dựng dựa trên các quy định về chống bán phá giá của WTO (trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO). Dƣới đây là phần tóm tắt một số nét đặc trƣng riêng trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Đạo Luật chống bán phá giá của Mỹ quy định: “Bất cứ ngƣời nào thực hiện hay giúp đỡ thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá nƣớc ngoài vào Mỹ một cách phổ biến và có hệ thống để bán những hàng hoá đó ở mức giá thấp hơn đáng kể giá thực tế thị trƣờng, hay giá bán buôn của những hàng hoá đó tại thị trƣờng nơi nó đƣợc sản xuất hay tại thị trƣờng nƣớc ngoài khác mà các hàng hoá đó thƣờng đƣợc xuất khẩu sau khi đã cộng giá bán buôn, chi phí vận tải, thuế, và các chi phí và lệ phí cần thiết khác đều bị coi là vi phạm pháp luật nếu những hành vi kể trên đƣợc thực hiện với dự định phá hoại, hay gây tổn thất một ngành của Mỹ, hay ngăn cản việc thiết lập một ngành tại Mỹ, hay tạo sự kiềm chế hoặc độc quyền về hàng hoá đó tại Mỹ”.
Các thủ tục hành chính áp dụng cho việc chống phá giá đƣợc quy định trong Đạo Luật chống phá giá 1916; Đạo luật chống phá giá 1921; Mục VII của Đạo Luật thuế 1930.Thủ tục chủ đạo đó là: thay vì dựa trên hành động của chính phủ hay cá nhân trƣớc toà án, luật chống phá giá cho phép thực hiện các thủ tục tố tụng. Cụ thể là, những ngƣời đại diện cho một ngành ở Mỹ có thể lấy các lá phiếu biểu quyết và trình cho Bộ Thƣơng Mại Mỹ (DOC). DOC sẽ quyết định có tồn tại việc phá giá hay không và ITC có trách nhiệm tìm kiếm bằng chứng và chứng minh sự tồn tại các tổn thất. Yêu cầu về việc có dự định hay không có dự định từ phía bên bị không quan trọng. Nếu ITC phát hiện ra tồn tại phá giá và tổn thất phá giá, thuế chông phá giá sẽ đƣợc áp dụng. Bên bị sẽ không phải chịu các trừng phạt dân sự hay hình sự nào.
e. Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng
qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Văn bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng chiếm thị phần xuất khẩu lớn của Việt Nam. Từ ngày 15/8/2009, một số quy định mới trong Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực tiếp đến việc sản phẩm dệt may của Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ.
Theo đạo luật này, một số quy định mới và đƣợc cải tiến áp dụng cho hàng dệt may, da giầy khi xuất khẩu vào Mỹ là: Quy định về tính bắt cháy của vải; Quy định về lƣợng chì cho phép trong sơn của giày dép, trong nguyên phụ kiện của các đồ dệt may nhƣ phéc-mơ-tuya, khuy, trang sức… và quy định cấm dùng dải rút để bo cổ và bụng áo của trẻ em… Nếu vi phạm những quy định này hàng hoá sẽ không đƣợc phép nhập khẩu vào Mỹ. Đạo luật này vẫn sẽ đƣợc Hoa Kỳ tiếp tục sửa đổi và bổ sung.Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải đƣợc thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận. Giấy chứng nhận này phải kèm theo sản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hải quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu.
f. Luật bảo vệ môi trường người tiêu dùng
Ngày 1/1/2010, Luật Bảo vệ môi trƣờng ngƣời tiêu dùng của Mỹ bắt đầu có hiệu lực, trong đó vấn đề kỹ thuật mới đối với nhập khẩu hàng dệt may là rào cản không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Theo đó, những lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải có giấy an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSA) kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu bảo đảm cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả thiệt hại, nếu có, cho ngƣời tiêu dùng…
g. Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy
Uỷ Ban về an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ giám sát việc nhập khẩu và kiểm tra các lô hàng dệt may nhập khẩu nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của luật về sản phẩm dệt dễ cháy. Và hầu nhƣ các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ luật này nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng khỏi các hiểm hoạ từ việc các quần áo dễ bén lửa và sử dụng các vật dụng dễ cháy trong nhà. Trong luật này cũng quy định rõ về tính bén lửa đối với hàng dệt may.
h. Chế độ Visa xuất khẩu
Khác với những nƣớc nhập khẩu, ngoài hạn ngạch, hàng dệt may vào Mỹ cần phải có visa. Một visa hàng dệt may là dấu xác nhận trên một hoá đơn hoặc một giấy phép kiểm soát nhập khẩu do chính phủ nƣớc ngoài cấp, đƣợc dùng để kiểm soát hoặc để ngăn cấm việc nhập lậu hàng này vào Mỹ. Tuy nhiên, một visa hàng dệt may cũng không đảm bảo cho việc nhập hàng vào Mỹ nếu thời gian hạn ngạch chấm dứt.
Theo đó, chỉ cần sai một trong 5 thành phần của visa, visa đó sẽ bị tịch thu và tuỳ theo mức độ sai phạm mà có thể xuất hàng, bỏ hàng hay huỷ hàng ngay trên tàu. Tuy nhiên, với những lô hàng mẫu thƣơng mại đƣợc đánh dấu đầy đủ và đƣợc định giá dƣới 800 USD hoặc các lô hàng cá nhân dƣới 24 mẫu sẽ đƣợc miễn visa và quota khi vào thị trƣờng Mỹ. Vì thế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể mang hàng tiếp thị trong giới hạn.
3.2.2.3. Nhân tố văn hóa xã hội
Ngƣời dân Hoa Kỳ rất thực tế, họ luôn cân nhắc và tính toán sao cho công việc mình làm đem lại hiệu quả cao nhất. Nói riêng về thị trƣờng dệt may, cho dù ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ coi trọng vấn đề nhãn mác, giới trẻ đặc biệt sính dùng “đồ hiệu”, song họ vẫn không đi chệch khỏi quỹ đạo điều chỉnh của hai chữ “kinh tế”. Chúng ta hiểu rằng, ngƣời tiêu dùng mong muốn đƣợc thoả mãn nhiều nhất với một