Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty điện lực thái nguyên 002 (Trang 51 - 53)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Điện lực Thái Nguyên tiền thân là nhà máy điện Thái Nguyên được thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1963. Nhà máy gồm có 3 tổ máy phát điện, công suất thiết kế là 24 MW.

Năm 1989, Bộ Năng lượng quyết định Nhà máy ngừng sản xuất điện. Nhiệm vụ lúc này là truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng, đồng thời đổi tên là Sở Điện lực Bắc Thái. Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới, đơn vị đã từng bước bố trí sắp xếp lại sản xuất, tổ chức cho đi đào tạo lại gần 200 công nhân trước kia vận hành, sửa chữa, lò, máy, cơ khí để đủ điều kiện đảm nhận công tác mới. Cơ sở vật chất nghèo nàn, hơn nữa còn chịu hậu quả của chiến tranh, nhà làm việc chắp vá, chật hẹp. Các chi nhánh, đội, phân xưởng phải thuê nơi làm việc.

Tháng 4 năm 1997 Sở Điện lực Bắc Thái được đổi tên là Điện lực Thái Nguyên, cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ sau khi chia tách tỉnh. Thực hiện đề án chuyển đổi mô hình tổ chức thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, ngày 14/04/2010 Điện lực Thái Nguyên đổi tên thành Công ty Điện lực Thái Nguyên.

Nhiệm vụ hàng đầu của PCTN trong giai đoạn chuyển đổi đầu tiên đó là Phát triển lưới điện, tăng sản lượng điện thương phẩm, giảm tổn thất điện năng. Năm 1963 bắt đầu vào vận hành chỉ có 128 km đường dây các loại với 10 trạm/15 máy biến áp, tổng dung lượng 68.120 KVA, chủ yếu phục vụ cho khu Gang Thép Thái Nguyên.

Năm 2003, tổng chiều dài đường dây các loại là 4.300 km, có 908 trạm/949 máy biến áp, tổng dung lượng 493.466 KVA, điện thương phẩm lên tới 8,32 tỷ KWh, doanh thu bán điện là 3.500 tỷ đồng, số khách hàng sử dụng điện là 80.000 hộ, nộp ngân sách cho Nhà Nước gần 700 tỷ đồng

Đến năm 2010: Tổng chiều dài đường dây trung hạ thế đã lên tới 6.890,84 km, có 1.501 trạm/1.545 máy biến áp, tổng dung lượng là 634.138,5 KVA, điện thương phẩm đạt trên 1,2 tỷ KWh, doanh thu bán điện trên 1.150 tỷ đồng, tổn thất điện năng đạt 6,2%, giá bán điện điện bình quân đạt 951,78 đ/KWh. Lúc này, công tác dịch vụ khách hàng được nâng cao về mọi mặt, trụ sở làm việc của Công ty và của các Điện lực đều có Phòng tiếp khách hàng, có số điện thoại nóng để kịp thời đáp ứng những thắc mắc của khách hàng, thực hiện sửa chữa nhanh, niềm tin về công tác phục vụ cấp điện của Công ty Điện lực Thái Nguyên và ngành điện đã được khẳng định trong các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên.

Thực hiện chương trình "Điện khí hóa nông nghiệp nông thôn" của Đảng và Nhà nước, từng bước đưa lưới điện quốc gia về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Công ty Điện lực Thái Nguyên đã đạt được những thành tích đáng kể, từ chỗ không có xã nào trên địa bàn tỉnh có điện lưới quốc gia năm 1983, hai mươi năm sau, ngày 8/11/2003 xã thứ 145/145 xã của tỉnh có điện lưới quốc gia đạt tỷ lệ 100%, về trước kế hoạch 52 ngày theo mục tiêu Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Thái Nguyên lần thứ XVI.

Thực hiện nghị quyết TW 7 khóa 10 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tính đến tháng 9 năm 2011 Công ty Điện lực Thái Nguyên đã tiếp nhận xong lưới điện hạ áp nông thôn 91 xã (về trước kế hoạch 3 tháng), đến tháng 7 năm 2012 đã hoàn thành công tác cải tạo tối thiểu cho 100% lưới điện hạ áp nông thôn các xã.

Đến nay, toàn PCTN có 14 đơn vị trực thuộc và các 17 bộ phận chức năng. Bao gồm:

- 10 đơn vị điện lực: Điện lực Thành phố, Điện lực Gang thép, Điện lực

Sông Công, Điện lực Phổ Yên, Điện lực Phú Bình, Điện lực Đồng Hỷ, Điện lực Võ Nhai, Điện lực Đại Từ, Điện lực Phú Lương, Điện lực Định Hóa;

- 4 Phân xưởng: Thí Nghiệm điện, Thiết kế, Xây lắp điện, Sửa chữa thiết bị điện;

- 13 Phòng chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty điện lực thái nguyên 002 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)