STT Tác giả Loại bóng Thể tịch dịch bơm (mL)
1 Trần Thị Lợi và cs. [12] Foley 130 - 200
2 Hồ Xuân Tam và cs. [18] Foley 80 - 250 (trung bình 100)
3 Ferrazzani và cs. [62] Rüsch 318 ± 163
4 Alouini [40] Bakri 350 (204 - 450)
5 Nahar và cs. [93] Bao cao su 250 - 300
6 Sayeba và cs. [108] Bao cao su 336
7 Shagufta và cs. [111] Bao cao su 342,8
8 Rathore và cs. [103] Bao cao su 409
Theo ý kiến của chúng tơi, đối với bóng bao cao su, trong trường hợp đã bơm đến 500mL NaCl 0,9% mà máu vẫn còn chảy nhiều qua cổ tử cung, test chèn ép được xem là âm tính.
Theo Tort và cs. [114], đối với bóng bao cao su, có thể bơm đến ≤ 1.000mL NaCl 0,9%. Trong trường hợp thất bại (tiếp tục chảy máu 15 phút sau khi hoàn tất chèn bóng lịng tử cung), chuyển phịng mổ, tháo bóng chèn và tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tơi, đối với bóng bao cao su, việc bơm đến tối đa 1.000mL có nguy cơ tiềm năng vỡ tử cung, có lẽ chỉ nên thực hiện trong những trường hợp rất đặc biệt, chẳng hạn như ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo bị cơ lập hồn tồn trong điều kiện thời tiết xấu và khơng có lựa chọn nào khác.
Chúng tôi cho rằng, nếu như giả thuyết về cơ chế tác dụng của chèn bóng lịng tử cung chính là cơ chế chèn ép trực tiếp các động mạch tử cung [50] và/hoặc làm giãn căng đoạn dưới tử cung dẫn đến hoạt động cơ tử cung [68], điều này sẽ lý giải cho những thể tích nhỏ đã có hiệu quả trong các nghiên cứu của Trần Thị Lợi, Nguyễn Thị Minh Tuyết, của Hồ Xuân Tam cũng như của một số tác giả khác. Điều
này cũng phù hợp với định nghĩa của test chèn ép, đó là thể tích độc lập và đạt được hiệu quả là làm ngừng chảy máu.
Ngoài ra, nếu giả thuyết về cơ chế chèn trực tiếp các động mạch tử cung và/hoặc làm giãn căng đoạn dưới tử cung dẫn đến hoạt động cơ tử cung được khẳng định, việc sử dụng các thể tích lớn (quan điểm bơm đầy q mức) sẽ khơng cịn là mối quan tâm. Điều này có lẽ cũng tránh được nguy cơ vỡ tử cung về mặt lý thuyết.
Theo Jennifer 2015 [71], cơ chế chèn bóng lịng tử cung vẫn cịn chưa rõ, tử cung giảm chảy máu có thể xảy ra do chèn trực tiếp lên diện nhau bám, do giảm áp lực tưới máu của động mạch tử cung, hoặc cả hai.
Theo ý kiến của chúng tôi, cơ chế tác dụng của “kỹ thuật kẹp cổ tử cung” bằng kẹp trịn của Matsubara [89] có phần tương tự cơ chế chèn bóng lịng tử cung của Jennifer [71]. Có khả năng, kỹ thuật kẹp cổ tử cung của Matsubara liên quan đến cơ chế chèn ép trực tiếp lên diện chảy máu (diện nhau bám) từ trong ra ngoài [62], hoặc chèn ép trực tiếp các động mạch tử cung [50], hoặc cả hai [68], [71] bằng chính máu trong lịng tử cung. Cũng có thể giải thích theo Georgiou [68] như sau: do cổ tử cung bị bít kín bằng kẹp, máu tích lũy trong tử cung đến một thể tích nhất định (như test chèn ép), làm giãn căng cơ tử cung và đoạn dưới tử cung, điều này dẫn đến hoạt động cơ tử cung làm nén ép mạch máu và làm cầm máu.
4.4.8. Thời gian lưu bóng chèn lịng tử cung (ở 29 ca thành cơng)
Bảng 3.29 cho thấy, thời gian lưu bóng chèn lịng tử cung trong nghiên cứu của chúng tơi trung bình là: 14,65 ± 6,09 giờ. So với :