1.2. Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động của doanh
1.2.5. Kinh nghiệm của một số công ty trong tạo động lực làm việc cho ngườ
ngƣời lao động
Để rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng trong tạo động lực cho người lao động tại PCTN, tác giả đã đi tìm hiểu kinh nghiệm của một số công ty đã thành công trong tạo động lực cho người lao động
1.2.5.1. Công ty Cổ phần Tƣ vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPE)
Ban lãnh đạo PVPE đã sử dụng chính sách về tiền lương như một đòn bẩy quan trọng làm động lực khích lệ từng thành viên tích cực làm việc, góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty. Chính sách tiền lương cũng được xem như là thước đo cho những đóng góp của nhân viên với công ty, mỗi thành viên đều được hưởng chế độ tiền lương thoả đáng căn cứ theo hiệu quả công việc
Không chỉ thế, PVPE có một chính sách khen thưởng, phúc lợi với nhiều ưu ái cho nhân viên. Quỹ khen thưởng được sử dụng để thưởng trực tiếp cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty giao phó.
Ngoài chính sách lương và thưởng PVPE còn áp dụng nhiều chính sách phúc lợi khác như tặng quà, thăm hỏi, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chia lợi nhuận… Những phúc lợi này đã khích lệ và tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Với chính sách đãi ngộ chu đáo, chăm lo đến đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động, PVPE đang tạo ra ngôi nhà thứ hai để mỗi thành viên có thể yên tâm làm việc và tận tâm cống hiến
1.2.5.2. Tập đoàn SamSung
Samsung là một trong số ít doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực. Có được điều này cũng bởi Samsung luôn chú trọng phát triển các chương trình quản trị nhân sự để thu hút và giữ chân người tài. Các chế độ phúc lợi, đãi ngộ nhân tài tạo công bằng để nhân viên phát triển toàn diện. Đặc biệt, công ty còn thúc đẩy tinh thần làm việc thông minh (work smart) và đề cao văn hoá minh bạch, khuyến khích trao đổi thông tin, chia sẻ thẳng thắng giữa nhân viên, các cấp quản lý để đóng góp ý kiến, phát huy khả năng sáng tạo trong công việc.
1.2.5.3. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Ban lãnh đạo Vinamilk luôn nỗ lực tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và không kém phần thân thiện, cởi mở để mỗi cá nhân phát huy tính sáng tạo, giải phóng tiềm năng bản thân, từ đó tạo ra sự khác biệt. Những nỗ lực của người lao động được công ty công nhận và khen thưởng kịp thời, đó là động lực giúp mọi người hứng khởi làm việc và sẵn sàng đón nhận thách thức mới.
1.2.5.4. Bài học kinh nghiệm cho PCTN
Từ kinh nghiệm của một số công ty tiêu biểu tại Việt Nam tác giả nhận thấy rằng để thành công trong tạo động lực cần phải đề cao con người, các chính sách của doanh nghiệp cần hướng vào việc thỏa mãn nhu cầu của
người lao động dựa trên sự đóng góp một cách công bằng. Qua đây, tác giả xin rút ra một số kinh nghiệm về các chính sách tạo động lực làm việc cho NLĐ tại PCTN như sau:
Thứ nhất, cần tạo ra môi trường làm việc vui vẻ, có nhiều hoạt động
giao lưu nhằm gắn kết các thành viên trong công ty, từ đó tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người lao động.
Thứ hai, các chế độ khen thưởng, đãi ngộ người lao động phải công bằng nhưng không được cào bằng, phải tạo điều kiện để nhân viên phát triển toàn diện
Thứ ba, tiền lương là thước đo cho những đóng góp của nhân viên với công ty, mỗi thành viên cần được hưởng chế độ tiền lương thoả đáng căn cứ theo hiệu quả công việc
Thứ tư, đa dạng các hình thức khen thưởng và phúc lợi để khích lệ và tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từ đó họ yên tâm làm việc và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển công ty