Định hƣớng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của VRB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Kinh doan và quản lý (Trang 92 - 93)

Chiến lƣợc của VRB là phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại - hoạt động theo thông lệ quốc tế, dựa trên nền tảng công nghệ Ngân hàng tiên tiến; là cầu nối góp phần thúc đẩy thƣơng mại, hợp tác, đầu tƣ giữa hai nƣớc Việt Nam-Liên Bang Nga. VRB xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân ngƣời Việt Nam và nƣớc ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; hoặc phƣơng án phục vụ đời sống ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Khách hàng tiềm năng quan trọng nhất của VRB là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ tại Việt Nam và Liên bang Nga, ƣu tiên các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Đây là cách tìm ra “thị phần” riêng trƣớc sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng nƣớc ngoài trong thời kỳ hội nhập. Định hƣớng bán lẻ đƣợc thực thi bởi các giải pháp nằm trong kế hoạch kinh doanh chung mang tính dài hạn của ngân hàng, cụ thể nhƣ sau:

Về quản trị điều hành: Cơ cấu lại tổ chức quản lý, nâng cao năng lực quản trị điều hành của tất cả các đơn vị trong toàn hệ thống. Tiếp tục quá trình tái cơ cấu hƣớng tới mô hình ngân hàng đa năng và phát triển toàn diện.

Về hoạt động huy động và sử dụng vốn: Khai thác và sử dụng vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng một cách có hiệu quả; Giữ mức huy động ở Thị trƣờng 1 cao hơn mức sử dụng vốn trên Thị trƣờng 1 để tăng cƣờng sử dụng cho thị trƣờng 2.

Về hoạt động kinh doanh: Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để tăng thu nhập cho ngân hàng; Thực hiện chia nhỏ sản phẩm, bán chéo sản phẩm, cung

cấp trọn gói sản phẩm cho khách hàng; Tích cực mở rộng mạng lƣới và phát triển sản phẩm hƣớng vào đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân; Hoàn thiện và chuẩn hoá các hình thức thanh toán trong và ngoài nƣớc; Nâng cao chất lƣợng của mô hình giao dịch một cửa theo chuẩn quốc tế.

Về công nghệ thông tin: Tiếp tục bảo trì và phát triển công nghệ ngân hàng SmartBank, tận dụng các tính năng hiện đại của công nghệ vào việc mở rộng và phát triển một số sản phẩm mới nhƣ mobile banking, internet banking.

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tập trung thực hiện kế hoạch nhân sự toàn diện gồm các điểm chính nhƣ sau: Thu hút nhiều cán bộ có chuyên môn về tài chính trong và ngoài nƣớc; Đào tạo và nâng cao năng lực quản trị điều hành của cán bộ lãnh đạo ngân hàng; Thực hiện luân chuyên cán bộ theo vùng để bồi đắp thêm nghiệp vụ và kĩ năng cho nhân viên, cũng nhƣ sự hiểu biết về khách hàng, thị trƣờng ở từng vùng trong cả nƣớc …

Song song với định hƣớng kinh doanh dài hạn mang tính tổng thể, VRB còn đƣa ra định hƣớng hoạt động tín dụng tƣơng thích với tình hình kinh tế từng thời kỳ. Cụ thể, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, biến động, ngân hàng xác định nhiệm vụ trọng tâm là tăng trƣởng thận trọng, tăng cƣờng kiểm soát và nâng cao quản trị. Theo đó:

Củng cố chất lƣợng tín dụng, thận trọng trong mở rộng tín dụng, kiểm soát chặt các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu;

Ƣu tiên phát triển các hoạt động dịch vụ để tăng các khoản thu ngoài lãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Kinh doan và quản lý (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)