Xếp hạng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Kinh doan và quản lý (Trang 64 - 69)

STT Điểm Xếp hạng Đặc điểm

1 90-100 AAA Đây là mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 83-90 AA Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng là rất tốt. 3 77-83 A Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác

động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt

4 71-77 BBB Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng

5 65-71 BB Khách hạng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6 59-65 B Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hƣởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

7 53-59 CCC Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trƣờng hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.

8 44-53 CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

9 35-44 C Khách hàng xếp hạng C trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì.

10 Ít hơn 35

D Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ chỉ là dự kiến.

Nguồn: Hệ thống xếp ha ̣ng tín du ̣ng nô ̣i bô ̣ đối với khách hàng doanh nghiê ̣p

Mối liên quan giữa kết quả xếp hạng và việc ra quyết định cho vay

 Đối với khách hàng đƣợc xếp loại nhóm A trở lên sẽ đƣợc VRB ƣu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng và có thể áp dụng mức ƣu đãi về lãi suất, phí, bên cạnh đó chỉ tiến hành kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin và tăng cƣờng mối quan hệ với khách hàng.

 Đối với những khách hàng xếp loại nhóm B: đối với Khách hàng BBB có thể mở rộng tín dụng sau khi đã đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn; đối với khách hàng BB, B thì hạn chế mở rộng tín dụng và chú trọng kiểm tra sử dụng vốn vay, tình hình TSĐB.

 Đối với những khách hàng xếp loại nhóm CCC trở xuống VRB hạn chế tối đa mở rộng tín dụng hoặc không mở rộng tín dụng và tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ. Bên cạnh đó tăng cƣờng kiểm tra giám sát khách hàng, đối với khách hàng xếp loại C, D thì xem xét thêm phƣơng án phải đƣa ra tòa án có thẩm quyền.

Xếp hạng khách hàng đƣợc và gửi báo cáo kết quả xếp hạng về Hội sở. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải đánh giá lại khách hàng bất kỳ lúc nào nếu có bằng chứng/ sự kiện có thể ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Phần hai: Đánh giá xếp hạng TSĐB

Loại hình TSĐB, tỷ lệ bảo đảm tƣơng ứng của từng loại tài sản; căn cứ định giá; tần suất định giá lại; trình tự, thủ tục thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch TSĐB, việc mua bảo hiểm TSĐB và tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSĐB đã đƣợc VRB quy định rõ tại các văn bản nội bộ. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể, VRB tự tính toán và quyết định mức cho vay so với giá trị TSĐB. Hiện nay, mức cho vay tối đa so với giá trị TSĐB là 100%.

Mức cho vay = Giá trị định giá của VRB x Tỷ lệ cho vay tối đa.

TSĐB đƣợc đánh giá theo ba mức: mạnh, trung bình và yếu. Tùy vào từng loại tài sản theo bảng phân loại VRB đƣa ra các mức tỷ lê ̣ cho vay đối đa tƣơng ứng (khoảng từ 50% - 100%).

Các loại TSĐB đƣợc VRB chấp thuận trong hoạt động tín dụng bao gồm: Kim khí quý, đá quý; Số dƣ trên tài khoản tiền gửi; Giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm; Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; Hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho; Quyền đòi nợ, quyền đƣợc nhận số tiền bảo hiểm; Đất, nhà, tài sản trên đất; Nhà xƣởng, công trình xây dựng gắn liền với quyền sử dụng đất...

Phần ba: Đánh giá tín dụng kết hợp

Đánh giá tín dụng kết hợp là việc đánh giá dựa trên mức xếp hạng rủi ro và xếp hạng TSBĐ theo mô hình ma trận. Kết quả đánh giá là kết quả nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức xếp hạng TSĐB.

Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay đƣợc tính bằng tổng các mục sau: Lãi suất bình quân đầu vào; Chi phí quản lý; Chi phí dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm

tiền gửi; Phụ trội giá để bù đắp rủi ro (phần bù rủi ro); Mức lợi nhuận dự kiến (mức lợi nhuận mong đợi hay là tỷ lệ thu nhập hợp lý mà VRB đặt ra trong mục tiêu kế hoạch tài chính tại một năm xác định).

Những yếu tố cần cân nhắc khi xác định lãi suất cho vay của từng món vay, bao gồm: Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật; Chi phí của ngân hàng; Yếu tố rủi ro khách hàng vay; Ảnh hƣởng của thời hạn cho vay đến rủi ro lãi suất; Tiền gửi, tiền tiết kiệm và các số dƣ khác mà VRB nắm giữ; Lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh; Phí thu đƣợc từ dịch vụ khác; Các mối quan hệ ngân hàng khác với khách hàng vay.

Khi quyết định giá cho các khoản tín dụng, các Lãnh đạo Ban và cán bộ quan hệ khách hàng phải cân nhắc khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng và lãi suất phải tăng cùng với mức độ rủi ro.

Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các yếu tố cần cân nhắc khi tính giá, VRB tiến hành định giá khoản vay cho khách hàng. Do hiện tại hệ thống định hạng khoản vay chƣa cho phép VRB tính toán đƣợc phần bù rủi ro đối với từng nhóm khách hàng và VRB cũng chƣa phân tách, phân bổ đƣợc chi phí cho từng mảng kinh doanh khác nhau nên việc định giá tiền vay theo công thức sau:

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở + Phần bù rủi ro tín dụng (margin)

Trong đó:

 Lãi suất cơ sở: (i) Ngắn hạn: là lãi suất tiết kiệm dân cƣ kỳ hạn 6 tháng trả lãi sau (cùng loại tiền); (ii) Trung dài hạn: là lãi suất tiết kiệm dân cƣ kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau (cùng loại tiền);

 Phần bù rủi ro tín dụng (margin) cộng thêm với lãi suất cơ sở, bao gồm 04 cấu phần: Chi phí quản lý; Chi phí dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi; Phụ trội giá để bù đắp rủi ro (phần bù rủi ro) và mức lợi nhuận dự kiến. Cụ thể:

 Đối với khách hàng xếp hạng BB: Phần bù rủi ro tín dụng đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: (i) Ngắn hạn (VNĐ): 2,5%; (ii) Trung dài hạn (VNĐ): 3,0%; (iii) Ngắn hạn (ngoại tệ): 2,0% và (iv) Trung dài hạn (ngoại tệ): 2,5%. Phần bù rủi ro tín dụng trên là tối thiểu, VRB có thể quyết định mức bù rủi ro tín dụng cao hơn tùy theo từng đối tƣợng khách hàng cụ thể.

 Đối với khách hàng có mức xếp hạng cao hơn mức BB (AAA, AA, A, BBB) áp dụng Phần bù rủi ro tín dụng ƣu đãi thấp hơn so với mức phí của khách hàng BB nêu trên. Ngƣợc lại đối với những khách hàng có mức xếp hạng thấp hơn mức BB áp dụng Phần bù rủi ro tín dụng cao hơn.

Trƣờng hợp nếu mức lãi suất theo định giá vƣợt quá lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật thì áp dụng mức lãi suất tối đa theo quy định.

2.3.1.4. Các biện pháp quản tri ̣ rủi ro tín dụng

Từ hệt thống văn bản của VRB có thể thấy rủi ro tín dụng đƣợc kiểm soát thông qua quy trình cấp tín dụng; cơ chế phân quyền phê duyệt tín dụng; hạn mức tín dụng; hệ thống thông tin quản lý liên quan đến hoạt động tín dụng; theo dõi, giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay.

Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng bao gồm các khâu: Tƣ vấn và thu thập hồ sơ; phân tích và đề xuất tín dụng; định giá TSĐB; phê duyệt; ký hợp đồng; giải ngân; thu nợ; kiểm tra sau khi cấp tín dụng. Các bộ phận/phòng ban ở Hội sở tham gia trực tiếp vào quy trình cấp tín dụng gồm có: B.QHKH, B.QLRR, B.DVKH. Trong trƣờng hợp khoản vay phát sinh ở Chi nhánh, Phòng Kinh doanh và Ban Giám đốc của Chi nhánh là ngƣời thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng nếu khoản cấp tín dụng trong thẩm quyền; nếu khoản cấp tín dụng vƣợt phán quyết của Chi nhánh thì toàn bộ hồ sơ sẽ đƣợc chuyển lên Hội sở để thẩm định lại và phê duyệt. Tóm tắt quy trình nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Kinh doan và quản lý (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)