Quy trình tín dụng của Ngân hàng Mizuho, chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Kinh doan và quản lý (Trang 31 - 37)

Bộ phận liên quan/Chức năng, nhiệm vụ cơ bản

Bƣớc/Nội dung TRƢỚC CHO VAY Phƣơng án kinh doanh Bộ phận BP (front- office) thiết lập và duy trì quan hệ với các KH. Bộ phận CBA thực hiện chức năng quản lý tín dụng (middle-office), liên tục cập nhật thông tin cho Bộ phận BP. Thẩm định KH. Chuẩn bị Hồ sơ đề xuất tín dụng. OP2/TR: hỗ trợ nguồn vốn

Kiểm tra thẩm quyền, hạn mức phê duyệt tại Đơn xin cấp tín dụng.

Đảm bảo sự chính xác của các dữ liệu đƣợc nhập vào hệ thống đối chiếu với đơn xin cấp tín dụng và hợp đồng TRONG CHO VAY Chuẩn bị các hợp đồng kí kết với khách hàng và giấy tờ khác GM/JGM phê duyệt khoản vay OP2: Nhập các giao dịch vào hệ thống, gửi xác nhận cho khách hàng Đảm bảo sự chính xác khi nhập các báo cáo tài chính phục vụ cho việc phân loại tín dụng. Kiểm soát hạn mức tín dụng.

Giám sát thời hạn của đơn xin cấp tín dụng, bảo lãnh và xếp hạng tín dụng.

Quản lý và lƣu giữ chứng từ tín dụng cho từng khách hàng.

SAU CHO VAY

Xử lý các giao dịch tín dụng: giải ngân, gối đầu (roll-over), thu hồi nợ gốc, lãi

Kiểm soát thời hạn giao dịch, hạn mức,…

Kiểm soát kí quỹ hàng tháng.

Nguồn: MHCB cung cấp

Viết tắt:

KH: Khách hàng

GM: General Manager: Tổng Giám đốc JGM: Joint General Manager: Phó TGĐ

JC: Japanese Customer: Phòng quan hệ khách hàng Nhật Bản CF: Corporate Finance: Phòng khách hàng ngoài Nhật Bản

BP: Business Promotion: Bộ phận xúc tiến kinh doanh (thuộc Phòng JC)

CBA: Corporate Banking Administration: Bộ phận quản lý giao dịch khách hàng (thuộc Phòng JC) OP2: Operation 2: Phòng nghiệp vụ 2

TR: Treasury: Phòng nguồn vốn KH CF/JC GM/JG M RM BP CBA OP2 TR

Quy trình tín dụng của MHCB-HN thể hiện đƣợc tính độc lập và rõ ràng trong việc phân định trách nhiệm của từng cá nhân và giữa các khâu tín dụng, đảm bảo đƣợc nguyên tắc kiểm soát kép trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng. Các khâu tín dụng (gồm thẩm định, quyết định cho vay, giám sát, thu hồi vốn vay) đƣợc thực hiện bởi từng bộ phận/cán bộ chức năng riêng biệt: bộ phận quan hệ khách hàng (BP); bộ phận quản lý tín dụng (CBA); bộ phận quản lý rủi ro (RM), bộ phận nghiệp vụ (OP), bộ phận nguồn vốn (TR), bộ phận kế toán (AC).

Quản trịrủi ro và phƣơng pháp xác định, đo lƣờng rủi ro

MHCB-HN tích cực phát triển các ứng dụng hỗ trợ từ công nghệ thông tin (Global Business Accounting System - GBASE): module đầu vào giúp cập nhật thông tin về khách hàng (đặc biệt là các dữ liệu về tài chính), làm căn cứ cho hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ; module tín dụng giúp theo dõi và kiểm soát hoạt động cấp tín dụng (trƣớc, trong và sau cho vay); module hạn mức giúp kiểm soát thẩm quyền phê duyệt/hạn mức; module báo cáo trợ giúp cán bộ tín dụng hoàn thiện kịp thời các báo cáo, thống kê trình cấp thẩm quyền phê duyệt…

Bên cạnh đó, ngân hàng đã thành lập riêng biệt Phòng quản lý rủi ro (phòng RM) với các chức năng chính nhƣ sau: trƣớc khi thực hiện giao dịch tín dụng, Phòng RM đảm bảo sự chính xác của các dữ liệu tài chính nhập vào hệ thống phục vụ cho việc phân loại tín dụng, kiểm tra sự phù hợp về mặt pháp lý của hồ sơ khách hàng, rà soát nội dung của hợp đồng để đảm bảo phù hợp với đơn xin cấp tín dụng đã đƣợc thông qua và các tài liệu tín dụng khác; trong khi thực hiện giao dịch, Phòng kiểm tra sự tuân thủ hạn mức tín dụng, đảm bảo rằng các giao dịch không vƣợt quá hạn mức tín dụng đề ra; sau khi thực hiện giao dịch, Phòng giám sát thời hạn của đơn xin cấp tín dụng, bảo lãnh và xếp hạng tín dụng, kiểm soát giao dịch tín dụng quá hạn hàng ngày và

các giao dịch vƣợt quá hạn mức, quản lý và lƣu giữ chứng từ tín dụng.Thông qua việc thiết lập các chốt rà soát đối với trƣớc, trong và sau khi thực hiện các giao dịch tín dụng, Phòng RM đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Ngoài ra, MHCB-HN cón sử dụng các mô hình quản lý tiêu biểu trong quản lý công việc nhƣ: mô hình Kaizen, mô hình PDCA, qua đó giúp nhân viên tự đánh giá và nâng cao chất lƣợng công việc hàng ngày của mình, đồng thời giảm thiểu các sai sót gây ra rủi ro hoạt động.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã đƣợc xây dựng và thiết lập kết hợp với hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, đƣợc tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro và đạt đƣợc các mục tiêu mà ngân hàng đã đặt ra.

Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của ngân hàng liên quan đến hoạt động cấp tín dụng dƣới nhiều hình thức nhƣ:

 Cơ chế phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

 Cơ chế kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia một quy trình nghiệp vụ của hoạt động cấp tín dụng.

 Ban điều hành ngân hàng thƣờng xuyên cập nhật, kiểm soát hạn mức qua hệ thống và qua trao đổi với các bộ phận nghiệp vụ của MHCB-HN. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc kiểm toán nội bộ của Hội sở chính kiểm tra, đánh giá một cách độc lập định kỳ hằng năm.

Hoạt động của MHCB-HN đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên thông qua hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo, đảm bảo Ban điều hành và Hội sở chính đƣơc cập nhật liên tục, đầy đủ và chính xác.

Các cán bộ của MHCB-HN có ý thức cao đối với cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ thể hiện ở việc: thực hiện công việc theo quy trình; kiểm tra và tự kiểm tra, cải thiện công việc (theo mô hình Kaizen),…

1.3.2. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng thƣơng ma ̣i cổ phần ngoa ̣i thƣơng Viê ̣t Nam (VCB) đƣợc thành lập năm 1963 với tƣ cách là một ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, sau đó chính thức chuyển đổi thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần kể từ ngày 2/6/2008. Đây là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, lớn thứ ba (sau Agribank và BIDV) và là ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lƣợng tài sản. Sau 46 năm hoạt động, VCB đã phát triển thành một ngân hàng đa năng, với uy tín cao trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thƣơng mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của VCB chính là việc áp dụng phƣơng thức quản trị ngân hàng hiện đại, trong đó, ban lãnh đạo VCB đặc biệt chú trọng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

VCB đã ban hành chính sách quản trị rủi ro tín dụng, trong đó đƣa ra quan điểm về rủi ro tín dụng nhƣ sau:

 Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 01 khách hàng, 01 ngành nghề/ lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/ lĩnh vực có liên quan với nhau; 01 loại tiền tệ; và tại một địa bàn.

 Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải đƣợc thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng) và bảo đảm tính khách quan.

 Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/ hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh.

Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng cơ bản bao gồm:

 Quy định về giới hạn tín dụng đối với 01 khách hàng: là tổng mức dƣ nợ tín dụng tối đa mà VCB chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (1 năm).

 Phân vùng đầu tƣ: Mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tƣ nhất định. Việc phân bổ vùng đầu tƣ giúp đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng và thuận tiện cho quá trình giám sát khoản vay, dựa vào đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở và năng lực của bản thân các chi nhánh.

 Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng: Việc phân định thẩm quyền xét duyệt cho vay theo các cấp đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể, vừa tạo tính linh hoạt, vừa bảo đảm đƣợc mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng.  Hội đồng tín dụng (HĐTD): HĐTD là tổ chức hỗ trợ cho Tổng Giám đốc

(TGĐ) và Giám đốc chi nhánh (GĐCN), có nhiệm vụ và quyền ra quyết định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn, mức độ phức tạp để dảm bảo tính khách quan.

 Mức dƣ nợ tối đa đối với từng chi nhánh: Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn và năng lực quản trị rủi ro tại chi nhánh, TGĐ khống chế mức dƣ nợ tối đa quy VND đối với từng chi nhánh.

 Các giới hạn tín dụng khác: Tuỳ tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, TGĐ có thể ban hành văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dƣ nợ đối với một nhóm khách hàng, mặt hàng hay lĩnh vực đầu tƣ.

giúp tăng cƣờng tính khách quan và đảm bảo tính tổng thể trong việc quản lý rủi ro đối với một khách hàng. Giới hạn tín dụng đƣợc xác định dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng. VCB đã xây dựng đƣợc một hệ thống tính điểm tín dụng linh hoạt, áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

Các doanh nghiệp đƣợc xếp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp lên cao là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D; ngân hàng đƣa ra quan điểm đánh giá khác nhau trong hoạt động tín dụng tƣơng ứng với từng loại hạng doanh nghiệp. Việc xếp hạng doanh nghiệp đƣợc tiến hành qua 4 bƣớc: (i) xác định ngành nghề/ lĩnh vực; (ii) chấm điểm quy mô; (iii) chấm điểm các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính; (iv) tổng hợp điểm và phân loại. Trong đó, VCB áp dụng chấm điểm khác nhau cho 4 loại ngành/ lĩnh vực khác nhau, gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp; thƣơng mại và dịch vụ; xây dựng và sản xuất. Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành/ lĩnh vực dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đó (là hoạt động đem lại từ 40% doanh thu trở lên). Mặt khác, bằng việc chấm điểm quy mô doanh nghiệp, VCB có thể xác định đƣợc loại hình doanh nghiệp lớn, trung bình hay nhỏ. Quy mô đƣợc xác định trên cơ sở cho điểm độc lập đối với 4 tiêu chí: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách. Tổng số điểm của 4 tiêu chí này đƣợc phân loại nhƣ sau:

Tổng điểm Quy mô

Nhỏ hơn 30 Nhỏ

Từ 30 đến 69 Trung bình

Từ 70 đến 100 Lớn

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (gồm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập) và các chỉ tiêu phi tài chính khác (nhƣ trình độ quản lý, quan hệ tín dụng, quan hệ phi tín dụng, các yếu tố bên ngoài nhƣ triển vọng ngành, uy tín,

vị thế cạnh tranh…). Điểm tổng hợp dùng để phân loại doanh nghiệp là tổng số điểm tài chính và các yếu tố khác, có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có đƣợc kiểm toán hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Kinh doan và quản lý (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)