Dương
(tính đến 12/2006)
STT Tên KCN Tổng VĐT nước
ngoài và liên doanh Số dự án
Vốn đầu tư của 1 dự án(USD/dự án)
1 Đại An 165.951.000 13 12.765.461,54
2 Nam Sách 183.438.354 18 10.191.019,67
3 Phúc Điền 148.327.167 22 6.742.143,955
4 Việt Hoà - Kenmark 92.175.000 8 11.521.875
5 Tàu Thuỷ - Lai Vu 70.000.000 3 23.333.333,33
6 Tân Trường 186.979.063 3 62.326.354,33
7 Phú Thái Chưa hoàn thành công tác đền bù và triển khai dự án 8 Cộng Hoà Chưa hoàn thành công tác đền bù và triển khai dự án
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, năm 2006/
Nhìn chung, các dựa án đầu tư vào KCN tại Hải Dương có quy mô tương đối lớn đạt 12.639.859,46 USD/ dự án, đặc biệt là ở KCN Tân Trường quy mô bình quân một dự án đầu tư lên tới 62.326.354,33 USD/ dự án, ngoài ra KCN Tàu Thuỷ - Lai Vu cũng có quy mô dự án tương đối lớn là 23.333.333,33 USD/ dự án, KCN Đại An đạt 12.765.461,54 USD/ dự án. Tuy nhiên chỉ tiêu này không đồng đều ở các khu, bên cạnh nhưng khu có quy mô dự án như vậy có những KCN có quy mô dự án nhỏ và vừa như KCN Việt
Phúc Điền có quy mô dự án nhỏ nhất, chỉ đạt 6.742.143,955 USD/ dự án. Tuy nhiên chỉ tiêu này còn thể hiện thấy nhiều KCN có thể quy mô của dự án nhỏ nhưng có tỷ lệ lấp đầy cao (bảng 6) là do có nhiều dự án vừa và nhỏ.
5. Về tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất KCN.
Bảng 2.10: Tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất KCN tại Hải Dương (tính đến tháng 12/2006)
STT Tên KCN Tổng vốn đầu tư (USD)
Diện tích KCN (ha)
Vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích KCN
(USD/ha)
1 Đại An 165.951.000 170 976.182,35
2 Nam Sách 183.438.354 63,93 2.869.362,64
3 Phúc Điền 148.327.167 170 872.512,74
4 Việt Hoà - Kenmark 92.175.000 49 1.881.122,44 5 Tàu Thuỷ - Lai Vu 70.000.000 196 357.142,85
6 Tân Trường 186.979.063 200 934.895,31
7 Phú Thái Chưa hoàn thành công tác đền bù và triển khai dự án 8 Cộng Hoà Chưa hoàn thành công tác đền bù và triển khai dự án
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, năm 2006/
Trung bình vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất của các KCN tại Hải Dương bình quân đạt 977.574,1 USD/ ha, đây là một tỷ lệ không lớn. Điều này cũng chứng tỏ diện tích đất trong các KCN của Hải Dương chưa được khai thác triệt để, còn nhiều đất trong các KCN chưa được dùng cho đầu tư. Tuy nhiên cũng có dấu hiệu đáng mừng là KCN Nam Sách đạt chỉ tiêu vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất KCN là 2.869.362,64 USD/ ha, KCN Việt Hoà - Kenmark đạt 1.881.122,44 USD/ ha. Vì vậy, các KCN còn lại của
Hải Dương có thể học tập kinh nghiệm từ các KCN này và từ các tỉnh bạn để nâng cao chỉ tiêu vốn trên một đơn vị diện tích đất KCN mình.
6. Về số lao động Việt Nam làm việc tại các KCN.
Bảng 2.11: Tình hình thu hút lao động Việt Nam tại các KCN ở Hải Dương
STT Năm Vốn đầu tư ( triệu USD) Lao động ( người)
1 2001 0 0 2 2002 0 0 3 2003 42,5 2009 4 2004 72,282 587 5 2005 76,984 228 6 2006 523,3645 3588 7 Tổng 715,1305 6412
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, năm 2006/
Đến năm 2006, các KCN của Hải Dương đã thu hút gần 7.000 lao động Việt Nam vào làm việc tại các KCN. Số liệu này cho thấy các KCN tại Hải Dương đã trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động không chỉ của riêng địa phương mà còn của nhiều tỉnh thành khác, ngoài ra còn gián tiếp tạo việc làm cho ngành dịch vụ, xây dựng nhà ở, cung cấp lương thực thực phẩm, bốc dỡ hàng hoá, bảo vệ....
Bảng 2.12: Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN tại Hải Dương.
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Giá trị sản xuất công nghiệp
toàn tỉnh (tỷ đồng) 1.695,1 5.445,1 8.395,1 9.685,1 11.019,2 13.750 Giá trị sản xuất công nghiệp
tại các KCN (tỷ đồng) 0 0 1.253 3.578 6.748 8.856 Tỷ lệ giá trị sản xuất công
nghiệp tại các KCN trong GDP (%)
0 0 6,2 15,7 26,5 28,2
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, năm 2006/
Tuy thời gian phát triển chưa lâu, song các KCN tại Hải Dương đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, đẩy nhanh quả trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các khu công nghiệp đã từng bước đưa Hải Dương tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng tập chung hoá, chuyên môn hoá, khai thác tốt nhất những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Trong những năm qua, các KCN tại Hải Dương đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung, chỉ riêng năm 2006 giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN đã chiếm 28,2 % GDP của tỉnh. Cùng với doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp của các doanh nghiệp trong KCN vào ngân sách Nhà nước ngày một tăng
Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu của các KCN tại Hải Dương.
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Kim ngạch xuất khẩu toàn
tỉnh (triệu USD) 34,3 40,7 77,9 129,7 112,8 220,5 Kim ngạch xuất khẩu của
các KCN (triệu USD) 0 0 8,5 26,3 39,4 93,6
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, năm 2006/
Với những cơ chế, chính sách đặc thù, khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nên kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN tại Hải Dương tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trung bình khoảng 28%. Đặc biệt, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN chiếm tới 42,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Đây chính là động lực giúp hoạt động ngoại thương của Hải Dương đạt được kết quả khởi sắc trong những năm qua.
8. Một số chỉ tiêu khác
Bảng 2.14: Mức thuế suất, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo nghị định 164/2003/ NĐ - CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ (Đối với các doanh nghiệp KCN thành lập theo nghị định số 108/2006/ NĐ - CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ).
Mức thuế
suất Đối tượng
Thời gian áp dụng thuế
suất thuế TNDN ưu đãi Miễn giảm thuế TNDN
20%
Cơ sở dịch vụ trong khu công nghiệp do Thủ tướng
chính phủ quyết định
áp dụng trong 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh
doanh, sau là 28%
Miễn 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm. tiếp theo
15% Cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp do thủ tướng chính phủ quyết định
thành lập
áp dụng trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh
doanh, sau là 28%
Miễn 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo
10%
Đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN,
KCX khu công nghiệp cao do Thủ tướng chính phủ
quyết định thành lập
áp dụng trong 15 năn kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh
doanh, sau 28%.
Miễn 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo.
+ Về chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2006 (PCI) theo đánh giá của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI), Hải Dương xếp 29/64 Tỉnh thành phố với PCI đạt 52,70/100 điểm, trong đó một số chỉ số thành phần đạt điểm thấp so với các tỉnh và điểm trung vị:
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá của Hải Dương
STT Tiêu thức Hải Dươn g Tối đa Trung vị Xếp hạng 1 Chi phí gia nhập thị trường 6,19 10 7,39 57/64
2 Chi phí thời gian 4,23 10 4,42 41/64
3 Chi phí không chính thức 5,7 10 6,63 53/64
4 Đào tạo lao động 4,52 10 5,1 45/64
5 Thiết chế pháp lý 3,91 10 3,63 20/64
6 Tiếp cận đất đai 6,15 10 6 23/64
7 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 5,81 10 5,43 21/64 8 Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 5,84 10 4,85 18/64 9 Chính sách phát triển khu vực kinh tế
tư nhân
5,09 10 4,88 30/64
10 Ưu đãi đối với doanh nghiệp nước ngoài
7,28 10 6,48 11/64
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2006/
2.2 ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC KCN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ KHU TAM GIÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HÀ NỘI- HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH.
2.2.1 Những đóng góp tích cực
Góp phần tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và tạo ra một kết cấu hạ tầng mới có giá trị lâu dài.
Các KCN tại Hải Dương ra đời đã làm cho quá trình sản xuất công nghiệp được tập trung. Các doanh nghiệp công nghiệp có cơ hội tận dụng năng lực sản xuất của nhau, làm tăng hiệu quả hoạt động của các công trình hạ tầng... Tất cả những điều này đã giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các yếu tố đầu tư và qua đó các doanh nghiệp có cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất, góp phần quan trọng làm tăng giá trị ngành sản xuất của ngành công nghiệp... đóng góp trực tiếp vào trưởng ngân sách, xuất khẩu mà còn đóng
góp gián tiếp vào tăng trưởng kinh tế của Hải Dương
Ngoài ra, việc phát triển các KCN tại Hải Dương đã hình thành các khu đô thị mới, mang lại văn minh đô thị, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá xã hội cho khu vực rộng lớn, điển hình là khu đô thị phía Đông và phía Tây thành phố Hải Dương. Tại các KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quá trình mở rộng và phát triển KCN là quá trình góp phần đáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, chuyển từ một vùng nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp thành vùng công nghiệp phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá và xã hội. Sự ra đời của KCN gắn với sự hình
thành và hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng... Các KCN tại Hải Dương trở thành mũi nhọn đột phá để chuyển hướng chiến lược từ một vùng nông nghiệp lạc hậu trở thành một vùng công nghiệp phát triển quy mô lớn trong tương lai, làm động lực phát triển cho tỉnh và cả khu vực.
Huy động lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các KCN tại Hải Dương sau 4 năm xây dựng và phát triển với nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt, cơ chế quản lý đặc thù, thủ tục đầu tư ngày càng đơn giản thuận tiện, hệ thống kết cấu hạ tầng khá thuận lợi... đã và đang là một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này phù hợp với mục tiêu chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đó là: nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng.
Tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương, phát triển mặt hàng và mở rộng thị trường.
Hàng hoá sản xuất tại KCN không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật, Hoa Kỳ... Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN chiếm một tỷ lệ khá lớn. Điều này đã góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ và cải thiện hoạt động ngoại thương của tỉnh. Những năm đầu phát triển KCN, các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hoá để xuất khẩu (khoảng 80%), ngoài ra các doanh nghiệp đang có xu hướng sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp.
Du nhập kỹ thuật và công nghệ mới.
Ngành và sản phẩm trong các KCN tại Hải Dương tương đối phong phú bao gồm các ngành: dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, giày
da.... Các ngành điện, điện tử, cơ khí đến nay đã thu hút được nhiều vốn đầu tư và kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn.
Sự ra đời của các KCN là một nhân tố vô cùng quan trọng trong du nhập kỹ thuật và công nghệ mới. KCN là nới thu hút mạnh mẽ nhất các nhà đầu tư nước ngoài khi họ tìm đến Hải Dương 52 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 731.154.584 USD. Tất nhiên theo cùng với vốn FDI phải là công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cùng với kinh nghiệm quản lý của họ vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN để đạt được lợi nhuận tối đa.
Góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.
KCN tại Hải Dương là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập chung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý. KCN có góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, xử lý tập trung ô nhiễm. Tiêu biểu như KCN Đại An thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút đầu tư và giải quyết vấn đề môi trường, thực sự là điển hình về "công viên công nghiệp".
Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội và phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong những năm qua, các KCN tại Hải Dương đã tạo ra việc làm cho gần 7000 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp hoạt động trong khâu xây dựng cơ bản, cung cấp bán thành phẩm và dịch vụ cho các KCN.
Hiện nay, có khoảng 50% số lao động làm việc trong các KCN tại Hải Dương là những người nghèo đến từ nhiều địa phương và chủ yếu là từ khu vực nông thôn. KCN đã tạo ra công ăn việc làm, tạo thu nhập cho bản thân người lao động và cả gia đình họ, KCN đã góp phần xoá đói giảm nghèo đáng kể cho địa phương và khu vực.
Các KCN tại Hải Dương đã tạo sức ép cho việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN. Tay nghề, trình độ, kỹ thuật và chuyên môn của người lao động làm trong các KCN được nâng lên.
Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải nhanh chóng phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng như điện tử, tin học, cơ khí, lắp ráp.... Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng mà còn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho nền kinh tế trong nước.
2.2.2 Những hạn chế trong phát triển các KCN tại Hải Dương
Ô nhiễm môi trường tại các địa phương có KCN
Một trong những mục đích khi xây dựng các KCN là di chuyển và tập hợp những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nhằm hạn chế môi trường ở những nơi tập trung đông dân cư. Thực tế, các KCN của Hải Dương chưa làm tốt chức năng này, các công trình xử lý chất thải công nghiệp (chất rắn, lỏng, khí) vẫn