CÁC KCN TỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại hải dương (Trang 45 - 134)

1.2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN KCN.

1.2.3. CÁC KCN TỈNH HƯNG YÊN

* Những thành tựu đạt được của các KCN tỉnh Hưng Yên.

Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên là biện pháp quan trọng để đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh. Đến nay có 6 KCN tập trung gồm: KCN Như Quỳnh A, KCN Như Quỳnh B, KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức và KCN thị xã Hưng Yên.

Để thu hút đầu tư, Hưng Yên có nhiều giải pháp và đề ra những cơ chế thu hút đầu tư và được phản ánh bằng những kết quả rất khả quan.

Sau 9 năm tái lập (1997 - 2006), kinh tế Hưng Yên đã tăng trưởng nhanh, tương đối vững chắc và có hiệu quả. GDP tăng bình quân trên 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đến 5/ 2006 đã có 320 dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký 900 triệu USD, trong đó có 41 dự án có FDI với số vốn đăng ký là 170 triệu USD và 279 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 730 triệu USD.

Hưng Yên, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua có nguồn lao động dồi dào và có chất lượng.... những lợi thế so sánh này đã giúp Hưng Yên trở thành một trong những tỉnh có năng lực hấp dẫn các nhà đầu tư trong các tỉnh phía Bắc. Hưng Yên chủ trương khuyến khích các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: Các dự án có công nghệ hiện đại và có khả năng thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách, các dự án sử dụng nguyên liệu địa phương, các dự án giải quyết nhiều lao động tại chỗ, các dự án sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.

Để thu hút các nhà đầu tư vào các KCN, tỉnh chủ trương cho phép các dự án được hưởng các chính sách ưu đãi tối đa theo các quy định của Chính phủ. Thủ tục cấp ưu đãi đơn giản nhanh chóng. Đối với dự án phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh còn được phép hưởng thêm các ưu đãi như: Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nghề, kinh phí đền bù và làm hạ tầng, tăng thời gian được miễn giảm tiền thuê đất ...

Bài học kinh nghiệm của Hưng Yên trong phát triển các KCN có thể vận dụng cho Hải Dương.

Hiện nay Ban quản lý các KCN của tỉnh là cơ quan đầu mối tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư vào các KCN hoạt động theo quy chế KCN tập trung. Các thủ tục pháp lý được tiến hành rút gọn, đơn giản hoá mà vẫn đảm

bảo quy định pháp luật. Tỉnh có các chính sách khuyến khích các dự án đầu tư như: Chính sách đất đai, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chính sách về tài chính, bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp.

Hưng Yên cũng đưa ra khung cụ thể về ưu đãi đầu tư tối đa theo quy định của luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp lý có liên quan tuỳ thuộc lĩnh vực của dự án về: tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu...

Nhìn chung, Ban quản lý các KCN Hưng Yên phối hợp với các công ty phát triển hạ tầng KCN để vận động đầu tư vào các KCN và hướng dẫn triển khai dự án đầu tư vào các KCN từ đó nhà đầu tư sớm triển khai hoạt động sản xuất.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI HẢI DƯƠNG

2.1. MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI HẢI DƯƠNG

2.1.1. Khái quát chung về Hải Dương.

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông phân bố hợp lý. Trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được phân cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.

Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng. Quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông. Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2 được chia làm hai vùng: Vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi thấp chiếm 11% diện tích tự nhiên phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên và chủ yếu do phù sa sông Thái Bình bối đắp đất màu mỡ và tưới tiêu chủ động nên thuận lợi cho

thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây lạc, cây đậu tương...

Hải Dương có dân số khoảng 1,685 triệu người với mật độ dân số 1.022 người/km2, trong đó dân nông thôn chiếm 86%. Dự kiến đến 2010 Hải Dương có khoảng 1,830 triệu người với 1,1 triệu lao động. Người dân Hải Dương mến khách, cần cù, có trình độ văn hoá, năng động, tiếp thu nắm bắt kỹ thuật nhanh.

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại nhưng có một số loại có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp như: Đá vôi xi măng trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/năm. Cao Lanh trữ lượng 40 vạn tấn, cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ, sét chịu lửa trữ lượng 8 triệu tấn cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.

2.1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của Hải Dương (2001 - 2006).

2.1.2.1. Những thành tựu đạt được.

Kinh tế Hải Dương liên tục tăng trưởng.

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, thuận lợi cơ bản của Hải Dương là kinh tế tăng khá nhanh, cơ cấu kinh tế, tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khả năng tích luỹ từng bước được nâng lên, thu nhập và đời sống của nhân dân được cải thiện. Đây là những tiền đề tạo ra các yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế, tổ chức quản lý và điều hành kinh tế xã hội của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các đơn vị được nâng lên đáng kể.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2006 tăng 67% so với năm 2000, bình quân tăng 10,8%/năm (thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 9,2%/năm). Trong đó, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,4%, khu vực dịch vụ tăng

10,6%/năm. Như vậy, so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương cao hơn và xấp xỉ vùng đồng bằng sông Hồng cả nước.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Hải Dương (2001 - 2006) Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4 8,2 Vùng đồng bằng sông Hồng 9,1 11,1 11,0 11,1 11,7 11,2 Tỉnh Hải Dương 8,2 12,2 12,9 9,2 11,5 11,0

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương, năm 2006/

Tổng sản phẩm của Hải Dương đạt tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng cao. Trong năm 2005: Thu ngân sách đạt 2.450 tỷ đồng, tăng 42,4% so với dự toán năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được 63,5% triệu USD trong đó cấp giấy phép đầu tư mới cho 10 dự án với số vốn đăng ký 16,7 triệu USD, có thêm 11 dự án đi vào sản xuất kinh doanh.

Sản xuất công nghiệp đã từng bước thay đổi, đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân địa phương và cả nước, tham gia xuất khẩu ngày một nhiều. Đặc biệt sự ra đời của 8 KCN tập trung đã góp phần to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài cũng như đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của công nghiệp của Hải Dương, làm cho vị trí của công nghiệp tỉnh so với công nghiệp cả nước không ngừng tăng lên. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 13.750 tỷ đồng tăng 17,8% lần năm 2005. Công nghiệp phát triển với tốc độ cao từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn với thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22,1%/năm (mục tiêu 13 - 14%/năm), trong đó công nghiệp ngoài nhà nước tăng 25,1%/năm, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 48,7%/năm. Năm 2006, tỷ trọng công

nghiệp: Trung ương 48,3% ; địa phương 22,6%; đầu tư nước ngoài 29,1% (năm 2000 là 60,5% ; 29,10% ; 10,5%). Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng những ngành công nghiệp có lợi thế như công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế dân doanh phát triển mạnh, tăng nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô sản xuất thành lập mới 1.325 doanh nghiệp dân doanh với số vốn đăng ký 2.969 tỷ đồng.

Sản xuất nông lâm thuỷ sản: Mặc dù diện tích đất cũng như lao động nông nghiệp giảm nhưng nhờ đầu tư kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nên giá trị sản lượng vẫn tiếp tục tăng lên. Giá trị sản xuất nông, lâm thuỷ sản năm 2006 đạt 3.837,5 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với 2005. Hải Dương chú trọng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô và đảm bảo môi trường, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường và kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, Hải Dương trong 6 năm (2001 - 2006) giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân mỗi năm tăng 5% trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, lâm nghiệp giảm 1,4% và thuỷ sản tăng 14,1%, diện tích sản xuất lúa còn 67.245 ha giảm gần 7.000 ha do mở rộng diện tích trồng rau màu chuyển đổi mạnh diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao hơn. Năng suất lúa đạt 120 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực bình quân đầu người 477 kg/năm, giá trị sản phẩm trên một ha đất nông nghiệp đạt 37,7 triệu đồng. Tỉnh cũng từng bước hình thành và nhân rộng mô hình sản xuất trang trại, vùng sản xuất nông sản tập trung đạt giá trị cao từ 70 - 100 triệu đồng/ha, chăn nuôi thuỷ sản phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 10%/năm. Cơ cấu kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Kết cấu hạ

tầng dần được xây dựng đồng bộ đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi và lưới điện. Nhiều làng nghề được khôi phục, Hợp tác xã được củng cố nhất là các lĩnh vực cung ứng điện, giống và vật tư nông nghiệp.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp, nông - lâm - thuỷ sản giai đoạn 2001- 2006 (giá cố định 1994).

Chỉ tiêu Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị sản xuất công

nghiệp (tỷ đồng) 1.695,1 5.445,1 8.395,1 9.685,1 11.019,2 13.750 Chỉ số phát triển công

nghiệp (%) 24 37,5 29,5 12,9 10,9 17,8

Giá trị sản xuất nông,

lâm, thuỷ sản (tỷ đồng) 2.056,4 2.636,4 3.176,4 3.656,4 4.519,6 4.837,5 Chỉ số phát triển nông,

lâm, thuỷ sản (%) 7,3 5,8 5,4 4,8 4,4 2,3

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương, năm 2006/

Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực

Cơ cấu kinh tế của Hải Dương đã có sự thay đổi đáng kể cả về cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và thuỷ sản, ngành công nghiệp và dịch vụ với sự xuất hiện của các KCN chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Bảng 2.3: Cơ cấu GDP giai đoạn 2001 - 2006 (theo giá thực tế)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006

* Phân theo ngành kinh tế

Công nghiệp 37,8 39,6 41,5 42,4 43,2 43,7 Nông nghiệp 34,2 32,0 30,0 28,3 27,2 26,9 Dịch vụ 28,0 28,4 28,5 29,3 29,6 29,4 * Phân theo thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước 59,4 57,8 55,6 49,6 48,3 45,8 Kinh tế ngoài Nhà nước 16,8 17,6 18,7 21,3 22,6 22,7 Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài 23,8 24,6 25,7 29,1 29,1 31,5

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương, năm 2006/

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm nhiều nhưng vẫn còn ở mức cao, kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển và tiếp tục tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng.

Quan hệ kinh tế đối ngoại của Hải Dương ngày càng mở rộng và có bước phát triển mới. Năm 2006, giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 220,5 triệu USD, tăng 95,5%. Trong 5 năm (2001 - 2005) tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 393 triệu USD, tăng 19,1%. Năm 2001, do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 tại Mỹ làm

cho nhập khẩu tăng chậm và xuất khẩu giảm mạnh ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đến năm 2002 những khó khăn đã được khắc phục. Bên cạnh đó có những dấu hiệu đáng mừng đó là cán cân thương mại của Hải Dương không ngừng được cải thiện. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, những khó khăn về hạn ngạch trong dệt may sẽ được giảm, có thể Hải Dương là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài. Hải Dương có quan hệ xuất - nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ với nhiều doanh nghiệp, chính quyền của nhiều quốc gia kể cả những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hải Dương (2001 - 2006)

Chỉ tiêu Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 Xuất khẩu (triệu USD) 34,3 40,7 77,9 129,7 112,8 220,5 Nhập khẩu (triệu USD) 79,8 86,3 142,6 117,6 102,2 206,7 Tổng kim ngạch XNK

(triệu USD) 114,1 127,0 220,5 247,3 215,0 427,2 Cán cân thương mại

(Triệu USD) - 45,5 - 45,6 - 64,7 12,1 10,6 13,8

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương, năm 2006/

 Vốn đầu tư thực hiện tăng nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. Từ năm 2001 - 2006 tỉnh Hải Dương đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 5 năm từ 2001 đến 2005 ước đạt 22.615 tỷ đồng, tăng 64% so với 5 năm từ 1996 - 2000, tăng 37% so với kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 10.943 tỷ đồng chiếm 48,3% tổng vốn đầu tư, bằng 183,9% kế hoạch, vốn đầu tư cho phát

triển sản xuất đạt 11.672 tỷ đồng, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư bằng 112%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại hải dương (Trang 45 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)