1.4. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cho các ngân hàng
hàng thương mại Việt Nam
Đối với các NHTM trên thế giới, việc nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động thông suốt của các NHTM. Để làm được điều trên, mỗi một ngân hàng đều đưa ra các mục tiêu nhất định và việc sử dụng đồng bộ các công cụ, các biện pháp và chính sách để đo lường, phân loại chính xác chất lượng tín dụng, đối tượng khách hàng, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng theo giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, giải quyết được bài toán giữa việc cân đối và phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động tín dụng chính là các mục tiêu mà hầu hết các ngân hàng đều hướng tới.
1.4.2.1. Cải cách hệ thống giám sát tài chính và xét duyệt cho vay sao cho đồng
bộ và có hiệu quả
Việc xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình tín dụng là bài học quý báu mà các NHTM Việt Nam nên học tập từ các ngân hàng nước ngoài để nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận nên được phân công rõ ràng minh bạch, tránh hiện tượng chồng chéo trong khi xử lý công việc của từng cá nhân. Các nguyên tắc tín dụng như: bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiêm giữa các bộ phân, phân cấp trong phán quyết tín dụng, tính bắt buộc của các thủ tục kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro... được xem xét và tuân theo nghiêm ngặt. Thực hiện chặt chẽ việc giám sát khoản vay: trước, trong và sau khi cho vay. Sau khi xây dựng được quy trình, tất yếu phải xây dựng một hệ thống giám sát tài chính. Một số ngân hàng vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa có hoặc chưa chú trọng đúng mực vào hệ thống giám sát này. Bộ phận này có thể nằm kèm trong từng
hoạt động tín dụng, hoặc là một bộ phận riêng biệt để tạo nên sự chuyên nghiệp trong cách thức quản lý, giám sát, kiểm tra. Công việc này muốn thực hiện được ở tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam không quá khó khăn, tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của từng khâu được thực hiện đúng quy trình thì mỗi con người, mỗi nhà quản lý cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong công việc.
1.4.2.2. Quản lý nợ xấu đúng hướng, sử dụng các công cụ xử lý nợ xấu linh hoạt
Như kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM, tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn. Các NHTM Việt Nam vận dụng một cách linh hoạt và có sáng tạo tùy thuộc vào điều kiện phát triển của các NHTM Việt Nam nói riêng cũng như sự phát triển của hệ thống kinh tế nói chung. Việc vận dụng phải có sáng tạo vì mỗi một quốc gia có điều kiện kinh tế, xã hội và tiềm lực là khác nhau.
Các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp. Tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.
Các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu.
1.4.2.3. Cải tiến công nghệ ngân hàng và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Cuối cùng yếu tố về công nghệ và con người chính là yếu tố then chốt và lâu dài tạo nên thành công của việc nâng cao chất lượng tín dụng. Con người có mặt trong tất cả các khâu của quy trình tín dụng, từ thẩm định, phân tích, xét duyệt, kiểm tra, kiểm soát đến thu nợ... vì vậy, nếu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, nâng cao về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp thì mọi khâu đều được thực hiện tốt và hiệu quả cao. Việc đầu tư vào công nghệ mới trong quá trình xét duyệt tín dụng cũng đang được một số ngân hàng ứng dụng và phát triển. Việc này sẽ tạo nên một bước ngoặt lớn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ở giai đoạn hiện tại và trong tương lai.
Ket luân chương 1:
Chương 1 đã hệ thống khái quát nội dung lý thuyết về tín dụng, chất lượng tín dụng, các tiêu chí thể hiện chất lượng tín dụng và phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, trên cơ sở dựa vào số liệu thực tế ở chương 2, gắn liền với kiến thức lý thuyết ở chương 1 để đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn vốn cho các NHTM, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, mang lại lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà cho toàn xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUOC TẾ VIỆT NAM -
CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến ngày 15/06/2015, sau 19 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có gần 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.
Chi nhánh Lý Thường Kiệt Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Sau đây được viết tắt là CN Lý Thường Kiệt) thành lập và hoạt động từ ngày 15/8/2008 theo Quyết định số: 2312 ngày 7/8/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mở chi nhánh tại 64 - 68 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Giấy Chứng nhận theo Mã số Chi nhánh: 0100233488-040; Đăng ký lần đầu: ngày 15 tháng 8 năm 2008, Đăng ký thay đổi lần thứ 3, ngày 16 tháng 1 năm 2014; do Sở Kế họach và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, chi nhánh Lý Thường Kiệt là một đại dịên được ủy quyền của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh và phải chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Về mặt pháp
lí, chi nhánh có con dấu riêng, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
Cũng giống các chi nhánh khác, nhiệm vụ của VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt là kinh doanh tiền tệ, nên chi nhánh được phép thực hiện mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ theo quy định của pháp luật. Các nghiệp vụ được thực hiện tại chi nhánh như tín dụng, huy động vốn, thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tham gia phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ quản lý dòng tiền.
NH TMCP Quốc tế Việt Nam luôn cố gắng phấn đấu để thực hiện mục tiêu của mình, đó là trở thành NH có trải nghiệm khách hàng tốt nhất tại Việt Nam. Sứ mệnh của VIB luôn hướng tới khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng. Đối với khách hàng, sứ mệnh là “vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng”. Đối với nhân viên, sứ mệnh là “xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả”. Với cổ đông, VIB tạo niềm tin vững chắc bằng việc mang lại các giá trị bền vững và hấp dẫn cho cổ đông. Cuối cùng, “Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng” là mong muốn của VIB tới sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng. Thấu hiểu những giá trị cốt lõi, coi đó như kim chỉ nan hoạt động, VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt luôn luôn nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, vượt qua mọi khó khăn trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền tệ và những khó khăn đến từ sự suy giảm của nền kinh tế để khẳng định vị thế của mình trên địa bàn, được khách hàng tin tưởng sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp. Mong muốn trong tương lai của chi nhánh, là trở thành một trong những chi nhánh xuất sắc nhất của VIB nói riêng cũng như của toàn ngành ngân hàng nói chung, mang lại lợ i ích cho ngân hàng, cho khách hàng và cho toàn xã hội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức NH TMCP Quốc Tế - chi nhánh Lý Thường Kiệt
(Nguồn: VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt)
- Phòng kinh doanh bao gồm khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Nhân viên chủ yếu của phòng này là cán bộ tín dụng. Phòng khách hàng doanh
nghiệp gồm 16 cán bộ tín dụng và phòng khách hàng cá nhân gồm 6 cán bộ tín dụng.
- Phòng Dịch vụ khách hàng gồm 3 kiểm soát viên, 7 giao dịch viên, 1 nhân viên hướng dẫn, 1 trưởng quỹ, 2 thủ quỹ và 2 kiểm ngân
Chi nhánh có 03 phòng giao dịch trực thuộc (PGD) và không có quỹ tiết kiệm (QTK). Cụ thể:
1. Phòng Giao dịch Lê Thánh Tông, cơ cấu nhân sự: 1 Giám đốc, 1 Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, 1 Kiểm soát viên, 3 Giao dịch viên, 1 kiểm ngân, 1
3. Phòng Giao dịch Thụy Khuê, cơ cấu nhân sự gồm: 1 Giám đốc, 1 kiểm soát viên, 3 giao dịch viên, 1 thủ quỹ và 3 cán bộ tín dụng.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của NH TMCP Quốc tế - chi nhánh Lý Thường Kiệt là hơn 80 người, trong đó có 30 người trình độ trên đại học. Sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức theo mô hình hiện đại hóa, NH TMCP Quốc tế - chi nhánh Lý Thường Kiệt đã có những bước phát triển rõ rệt, không những hoàn thiện về kỷ cương, nề nếp hoạt động, mà tác phong giao tiếp ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo... Cơ cấu này nâng cao tinh thần tự trách nhiệm của từng bộ phận, giúp cho việc quản lý nhân sự cũng như quản lý về hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thực hiện dễ dàng hơn.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3. l.Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động nòng cốt tạo nên nguồn tiền ổn định cho NH TMCP Quốc tế - chi nhánh Lý Thường Kiệt. Những con số lạc quan trong những năm vừa qua thể hiện được chính sách thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của chi nhánh là đúng đắn. Ngoài việc đưa ra mức lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng trên cùng địa bàn, ngân hàng TMCP Quốc tế - chi nhánh Lý Thường Kiệt không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, các chính sách hỗ trợ tư vấn khách hàng cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tất cả vì mục tiêu hướng về khách hàng nên lượng tiền huy động được ở các năm có xu hướng tăng dần và đối tượng khách hàng của chi nhánh ngày càng mở rộng hơn trước.
Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh VIB - Lý Thường Kiệt được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt (2012-2014)
và 2012 (%) 2014 và 2013 (%) Trị trọng % tr trọng % trị trọng % 1.Tổ chức kinh tế 1056,11 42,96 1445,6 47 3 44,1 2034,6 60 36,88 4 40,7
1.1 Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn 321,25 5 13,67 456,982 5 13,9 406,92 12 42,25 -10,95 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn 734,85 5 29,29 988,665 30,1 8 1627,68 48 34,54 64,6 3
2.Tien gửi cá nhân 1401,89 57,04 1830,3 53
55,8
7 1356,4 40 30,56 -25,89
2.1 Tiền gửi thanh
toán 2287,10 11,68 498,7 2 15,2 339,1 10 73,7 -32,00 2.2 Tiền gửi có kỳ
hạn 17,578 0,72 75,524 2,31
98,2 2,89 329,65 30,0 2 2.3 Tiền gửi tiết
kiệm 1097,21 44,64 1256,1 29 38,3 4 919,1 27,1 1 14,48 -26,83 Tổng nguồn vốn 2458 100 3276 100 3.391 100 33,28 3,51
÷-3276 4000 3000 2000 1000 0 ♦ 3391
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 —Tổng vốn huy động
Qua số liệu trên, có thể thấy trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Lý Thường Kiệt có xu hướng tăng lên theo từng năm. Đặc biệt, tổng nguồn vốn huy động năm 2013 đạt 3276 tỷ đồng tăng 818 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 33,28% so với năm 2012. Con số này cho thấy tốc độ tăng nguồn vốn của năm 2013 so với năm 2012 là khá mạnh. Trong khi đó, sau năm 2014, khi nền kinh tế dần đi vào ổn định hơn, nguồn vốn huy động được năm 2014 có tăng so với năm 2013, tuy nhiên, mức tăng rất nhẹ, chỉ khoảng 3,51%.
Ngoài ra, con số cụ thể về thành phần tiền gửi đối với từng nhóm khách hàng gồm khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức kinh tế được thể hiện cụ thể trong hình sau:
□ Tổ chức kinh tế □ Tiền gửi cá nhân
Hình 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng có nhiều sự thay đổi. Trong những năm 2012 và 2013, khi tình hình nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn không có lãi, thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không chịu nổi sức ép của cạnh tranh và sự suy thoái của nền kinh tế nên đã phá sản. Vì vậy, lượng tiền gửi
của các tổ chức kinh tế trong những năm này có tỷ trọng nhỏ hơn so với lượng tiền gửi đến từ cá nhân và hộ gia đình. Cụ thể, năm 2012, trong khi tỷ trọng tiền gửi cá nhân chiếm khoảng 57,04% thì tiền gửi đến từ các tổ chức kinh tế chỉ khoảng 42,96%. Tình trạng tương tự diễn ra vào năm 2013 với các con số tương ứng là 55,87% và 44,13%. Đến năm 2014, khi ngân hàng nhà nước cùng chính phủ đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng và các ngành nghề kinh doanh khác, tình hình của các doanh nghiệp khởi sắc hơn, chiều hướng ngược lại đã diễn ra. Lúc này, tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 60%, cao hơn 20% so với lượng tiền gửi cá nhân. Không chỉ về mặt tỷ trọng, con số tuyệt đối của lượng tiền huy động được từ các tổ chức kinh tế cũng có xu hướng tăng mạnh. Năm 2012, nếu lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1056,11 tỷ đồng thì đến năm 2013, con số này tăng lên là 1445,647 tỷ đồng, với mức tăng khoảng 36,88%. Đà tăng tiếp tục diễn ra trong năm 2014,