Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0294 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quốc tế VN chi nhánh lý thường kiệt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45 - 49)

1.4. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA

1.4.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương

1.4.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàngthương mại trên thế giới thương mại trên thế giới

1.4.1.1. Ngân hàng ICBC (Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc)

Năm 1998, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước trong 3 năm nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín

cũng tiến hành cải tổ lại toàn hệ thống của mình để đảm bảo chất lượng tín dụng hiện là vấn đề nhức nhối lúc bấy giờ tại Trung Quốc. Ngân hàng này mạnh dạn xóa bỏ các chi nhánh kinh doanh lỗ, mặc dù đây là một trong những ngân hàng quốc doanh. Cùng với đó, năm 1999, chính phủ Trung Quốc hỗ trợ hệ thống các ngân hàng bằng cách thành lập các công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho các ngân hàng thương mại. Và ngân hàng này cũng nằm trong nhóm các ngân hàng tiến hành mua bán các khoản nợ nhiều nhất tại thời điểm năm 1999, 2000. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc tiến hành bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh, vốn là các bạn hàng lớn của ngân hàng ICBC, vì vậy, hầu hết các khoản nợ thuộc về các doanh nghiệp nhà nước này được tách ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, làm giảm áp lực nợ xấu trong giai đoạn đó cho ngân hàng ICBC. Ngân hàng này cũng tiến hành đổi mới quy trình tín dụng, mở thêm các lớp tập huấn, đào tạo thêm về chuyên môn cho các cán bộ tín dụng hiện đang công tác tại ngân hàng. Trong vòng 5 năm, ngân hàng này đã tháo gỡ được những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng quốc doanh, nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đã từng bước gặt hái được những thành công nhất định trong quá trình cải tổ.

1.4.1.2. Ngân hàng Siam Commercial Bank (SCB) tại Thái Lan

Như chúng ta đã biết, trong các nước châu Á, thực sự Thái Lan là một đất nước phát triển nhanh chóng và có bề dày hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, vào những năm 1997 - 1998, rất nhiều các ngân hàng Thái Lan rơi vào trạng thái chao đảo khi cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ ập đến. Vì rơi vào hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt như vậy, rất nhiều các ngân hàng ở Thái Lan đã tiến hành cải tổ để nhằm mục đích nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng và thu được lợi nhuận ngày càng cao trong thương lai, trong đó có ngân hàng SCB. Những cải tổ mà ngân hàng này tiến hành gồm:

- Thứ nhất, Nhà quản lý phân công, tách bạch rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận để tránh chồng chéo trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín

dụng. Sau đó, yêu cầu tất cả toàn bộ nhân viên phải tuân theo nghiêm ngặt các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Chia rõ chức năng của các bộ phận như bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý tín dụng. Các nguyên tắc tín dụng như: bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiêm giữa các bộ phân, phân cấp trong phán quyết tín dụng, tính bắt buộc của các thủ tục kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro... được xem xét và tuân theo nghiêm ngặt. Sau một thời gian tuân thủ, hoàn thiện quy trình trên, ngân hàng còn không ngừng mở rộng nâng cao chuyên môn, quan tâm nhiều đến thông tin của khách hàng hơn vì họ biết rằng khách hàng là thượng đế.

- Thứ hai, tuân tủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một

nhóm người, Hội đồng tín dụng hay Hội đồng quản trị.

- Cuối cùng, thực hiện chặt chẽ việc giám sát khoản vay: trước, trong và sau khi cho vay.

1.4.1.3. Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK)

Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc là một trong các ngân hàng lâu đời tại Hàn Quốc, ra đời từ năm 1961, ngân hàng này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền công nghiệp Hàn quốc. Tuy nhiên, đến năm 1998, khi Hàn quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng giai đoạn từ 1997 - 2003, ngân hàng này cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khủng hoảng kinh tế tại quốc gia này. Tính đến năm 1998, do tình trạng tăng trưởng quá nóng từ giai đoạn đầu những năm 1990, các ngân hàng ồ ạt cho vay để đạt được mức tăng trưởng nóng thay, việc quản lý chất lượng tín dụng chưa được quan tâm đúng mực, vì vậy nợ xấu lên tới 5 ngàn tỉ won, trong đó, trên 60% là nợ quá hạn trên 6 tháng.

Trong vòng 5 năm, Ngân hàng IBK đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm cải tổ lại hệ thống ngân hàng của mình và giảm thiểu tỉ lệ nợ xấu. Một trong các cách mà ngân hàng này thực hiện là bán lại các khoản nợ xấu cho tổ chức KAMCO, vốn là một Công ty quản lý tài sản nợ thuộc NH phát triển Hàn Quốc -

KDB. KAMCO được sở hữu bởi ba đơn vị: Bộ Tài chính và Kinh tế (đóng góp 42,8% vốn), KDB (28,6%), và các định chế tài chính khác (28,6%). Cty này được vận hành bởi một uỷ ban gồm các đại diện đến từ Bộ Tài chính và kinh tế, Bộ Kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban Giám sát tài chính, Hiệp hội các ngân hàng, Cty bảo hiểm tiền gửi KDB và ba chuyên gia độc lập (một luật sư, một chuyên gia kiểm toán, và một chuyên gia kinh tế). KAMCO mua các khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính dựa trên các tiêu chí và phương pháp khác nhau. KAMCO tiến hành phân tích, định giá, và đàm phán với giá bán cuối cùng khi ngân hàng IBK đưa ra các khoản nợ xấu cần bán. Việc định giá nợ xấu của KAMCO được dựa trên khả năng mất vốn của các khoản nợ, theo các quy định về an toàn vốn. Sau đó, KAMCO tiến hành định giá nợ xấu dựa trên đặc điểm của từng khoản nợ. Và trong khoảng thời gian là 5 năm, hơn 2/3 số nợ xấu của IBK đã được tổ chức này mua lại. Điều này đã đưa tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng IBK về mức một con số. Ngoài ra, việc thành công của việc xử lý các khoản nợ xấu ở ngân hàng này không thể không kể đến một số luật hướng dẫn từ phía chính phủ Hàn Quốc, ví dụ như giảm thuế trên thặng dư vốn. Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế. Ngoài ra, khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng. Chính phủ còn miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán, khi KAMCO hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế. Những điều này đã hỗ trợ rất nhiều trong việc làm giảm tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng này.

Song song với việc nhận được hỗ trợ từ phía nhà nước, ngân hàn g này cũng lần lượt cố gắng để cải tổ lại hệ thống tín dụng, xây dựng một quy trình tín dụng hoàn toàn mới, tập trung tiến hành kiểm tra kiểm soát lại chất lượng

của các khoản tín dụng mới. Mọi nỗ lực của ngân hàng đã giúp cho việc cải tổ được thực hiện tốt, chỉ trong vòng 5 năm mọi việc đã được xử lý và có chiều hướng tích cực.

Một phần của tài liệu 0294 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quốc tế VN chi nhánh lý thường kiệt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w