Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (Trang 39)

Ngân hàng liên doanh Viê ̣t Nga (VRB) là một trong bốn ngân hàng liên doanh đang hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i Viê ̣t Nam, đƣợc thành lập và hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 và Quyết định số 1103/QĐ-NHNN ngày 24/5/2007 về việc bổ sung nội dung hoạt động của VRB. VRB đƣợc thành lập trên cơ sở Hợp đồng liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ((BIDV) góp vốn 51%) và Ngân hàng Ngoại thƣơng Nga (VTB) (góp vốn 49%) có trụ sở chính tại 29 Bolshaya Morskaya Str, St. Petersburg, 190000 Liên Bang Nga. Trụ sở chính của VRB tại số 1 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngày 14/8/2008, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã ký công văn số 7440/NHNN-CNH chấp thuận đề nghị thành lập Ngân hàng 100% vốn tại Matxcơva – Liên bang Nga (VRBM); vốn điều lệ của VRBM là 8.000.000 USD do VRB cấp 100%.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của VRB 2.1.1.1. Cơ cấu tổ chứ c

Cơ cấu tổ chức của VRB bao gồm:

- Hội đồng thành viên (HĐTV): Gồm 5 thành viên là những cổ đông

có phần vốn góp lớn nhất, do Đại hội cổ đông bầu ra. Chức năng của HĐTV là xem xét và điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh mang tính chiến lƣợc trung và dài hạn, đảm bảo cho định hƣớng kinh doanh của VRB luôn phù hợp với diễn biến của thị trƣờng. HĐTV đặt ra các quy định, các chính sách về quản

lý rủi ro, thƣờng xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng.

- Ban kiểm soát (BKS): Gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra;

có nhiệm vụ kiểm tra thƣờng xuyên các hoạt động tài chính, giám sát việc thực hiện chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của ngân hàng.

- Ban điều hành (BĐH): gồm Tổng giám đốc (TGĐ) và các Phó Tổng

giám đốc (PTGĐ) thực thi nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của VRB, chịu trách nhiệm trƣớc HĐTV về hoạt động của ngân hàng.

- Bộ máy hoạt động của ngân hàng: Chia thành 7 ban chức năng gồm

Ban phu ̣ trách ngân hàng con ta ̣i Liên bang Nga , Ban di ̣ch vu ̣ khách hàng (B.DVKH), Ban nguồn vốn kinh doanh ngoại tê ̣ (B.NVKDTT), Ban tài chính kế toán (B.TCKT), Ban quan hê ̣ khách hàng (B.QHKH), Văn phòng và Ban quản lý rủi ro (B.QLRR). Đứng đầu mỗi Ban là Trƣởng ban, các Ban có sự trao đổi thông tin thƣờng xuyên qua các cuộc họp ban điều hành và họp giao ban trong từng khu vực.

- Uỷ ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO): gồm các thành viên là lãnh đạo của VRB, do Chủ tịch HĐTV đứng đầu; có nhiệm vụ quản lý bảng cân đối kế toán phù hợp với chính sách phát triển của ngân hàng.

- Hội đồng tín dụng( HĐTD): Có thành phần giống nhƣ Uỷ ban Quản

lý Tài sản Nợ - Có. Nhiệm vụ của HĐTD này là phê duyệt các định hƣớng và cơ cấu dƣ nợ của toàn hệ thống VRB theo mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn kinh doanh, quyết định chính sách tín dụng khách hàng dựa trên nguyên tắc rủi ro, thông qua chính sách về lãi cho vay và các loại phí, quyết định các chính sách dự phòng rủi ro tín dụng và phê duyệt các khoản đầu tƣ tín dụng. HĐTD làm việc thông qua các cuộc họp do Chủ tịch HĐTD triệu tập hoặc

thông qua việc lấy ý kiến của các thành viên. Các quyết định của HĐTD có hiệu lực khi có ý kiến của ít nhất 2/3 số thành viên và số thành viên đồng ý chiếm 51% trở lên, trong đó phải có ý kiến đồng ý của Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐTD.

- Bộ phận quản lý tín dụng: Tại Hội sở chính của VRB, các bộ phận

liên quan đến hoạt động tín dụng bao gồm B.QHKH, B.QLRR và B.DVKH. Tại các chi nhánh, các Ban trên gọi là các Phòng.

Liên quan đến Bộ phận tín dụng còn có Bộ phận phê duyệt tín dụng đƣợc phân cấp theo mức thẩm quyết phán quyết bao gồm: HĐTV, HĐTD, TGĐ, PTGĐ, GĐCN, Phó Giám đốc chi nhánh (PGĐCN).

Cơ cấu tổ chức bộ máy của VRB đƣợc thể hiện trên Sơ đồ 2.1 và 2.2

Hình vẽ 2.1. Mô hình tổ chức của VRB tại Hội sở chính

Nguồn: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và VRB cung cấp

Hình vẽ 2.2. Mô hình tổ chức của VRB tại chi nhánh

Ban Điều Hành Hội Đồng Tín Dụng

Ban Kiểm Soát

Ban Nguồn Vốn Kinh Doanh Ngoại tệ Ban Tài Chính Kế Toán Ban Quan Hệ Khách Hàng Văn Phòng Ban Quản Lý Rủi Ro Ban Dịch Vụ Khách Hàng Ngân Hàng Con Tại LBNga HĐTV BAN GIÁM ĐỐC Phòng Quan Hệ Khách Hàng Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Phòng Kế Toán Tổng Hợp Phòng Quản Lý Rủi Ro

2.1.1.2. Mạng lưới hoạt động

Đến thời điểm tháng 31/12/2012, mô hình giao dịch của VRB nhƣ sau: - Hội sở chính;

- Sở giao dịch;

- 06 đơn vị (01 Sở giao di ̣ch và 05 chi nhánh Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Hải Phòng); 10 phòng giao dịch tại Việt Nam; 1 quỹ Tiết kiệm; 01 ngân hàng con Liên bang Nga.

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động

VRB đƣợc thực hiện các nghiệp vụ sau:

1) Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn; 2) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; 3) Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nƣớc; 4) Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc; 5) Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;

6) Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thƣơng phiếu, giấy tờ có giá; 7) Bảo lãnh và tái bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại VN;

8) Kinh doanh ngoại hối;

9) Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ;

10) Mở tài khoản để phục vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng nƣớc ngoài. Tiến hành các giao dịch SWAP và vay vốn của các ngân hàng nƣớc ngoài;

11) Tham gia hoạt động trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng; 12) Thực hiện các dịch vụ tƣ vấn tài chính, tiền tệ.

13) Ngoài các nghiệp vụ Ngân hàng đƣợc quy định trong giấy phép hoạt động, VRB đƣợc bổ sung một số nội dung hoạt động sau:

 Mua bán các loại trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do cơ quan Nhà nƣớc và các tổ chức kinh tế Việt Nam phát hành;

 Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VRB giai đoạn 2010-2012

VRB đƣợc thành lập ngoài nhiệm vụ phát triển quan hệ chính trị, thƣơng mại hai nƣớc, mục tiêu chính là phát triển VRB trở thành ngân hàng thƣơng mại kinh doanh đa năng theo mô hình ngân hàng hiện đại với nguyên tắc phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả và hội nhập. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2007 do chịu ảnh hƣởng tác động của cả nguyên nhân khách quan (tình hình kinh tế trong nƣớc và trên thế giới) lẫn chủ quan (quản trị điều hành) nên hoạt động của VRB ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng cả về quy mô và chất lƣợng.

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 %+/- 2011/ 2010 %+/- 2012/ 2011 Các khoản nợ Chính phủ, NHNN 479 242 0 -49% -100% Tiền gửi và vay các TCTD khác 4.692 3.528 4.076 -25% 16%

Tiền gửi không kỳ hạn 1.003 13 115 -99% 785%

Tiền gửi có kỳ hạn 3.689 3.513 3.626 -5% 3%

Vay các TCTD khác 0 2 335 16.650%

Tiền gửi của khách hàng 2.951 1.676 4.043 -43% 141%

Tiền gửi không kỳ hạn 411 177 237 -57% 34%

Tiền gửi có kỳ hạn 2.540 1.499 3.806 -41% 154%

Tiền gửi của TCKT 1.176 870 1.467 -26% 69%

Tiền gửi cá nhân và khác 1.775 806 2.576 -55% 220%

Các công cụ tài chính phái sinh 0 6 6 0%

Phát hành giấy tờ có giá 907 1.361 31 50% -98%

Các khoản nợ khác 1.075 133 139 -88% 5%

Tổng huy động vốn 10.106 6.945 8.296 -31% 19%

Nguồn vốn của VRB có sƣ̣ biến động trong các năm 2010, 2011 và 2012 so với năm 2010, cụ thể: năm 2011 tổng nguồn vốn đạt 6.945 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2010, năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 8.296 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2011. Nguyên nhân của biến động là VRB chƣa có chính sách thu hút khách hàng hiệu quả , nguồn khách hàng không ổn định, đặc biệt khách hàng là các tổ chức kinh tế có số dƣ tiền gửi lớn khoảng 1.000 tỷ đồng. Do đó, khi tình hình thanh khoản năm 2010, 2011 của các ngân hàng khó khăn, các khách hàng rút tiền gửi, gây khó khăn cho VRB. Năm 2012, VRB có sự tăng trƣởng trong nguồn vốn do có sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ - BIDV về khoản tiền gửi có kỳ hạn 2.000 tỷ đồng, tiền gửi của các công ty con BIDV tại VRB và sự phối hợp với BIDV thực hiện các chƣơng trình liên kết huy động vốn nhằm đa dạng hóa sản phẩm nhƣng sự ổn định này không vững chắc và nhạy cảm với những diễn biến bất thƣờng của thị trƣờng tiền tệ.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu huy động vốn

Nguồn: Báo cáo kiểm toán độc lập năm 2010, 2011, 2012

Nguồn vốn của VRB chủ yếu từ nguồn tiền gửi và vay các TCTD khác và tiền gửi của khách hàng. Trong đó:

Tiền gƣ̉i và vay các TCTD khác chủ yếu là tiền gƣ̉i có kỳ ha ̣n , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động (năm 2010 chiếm 46,43%, năm 2011 chiếm 50,8% và năm 2012 chiếm 49,13%).

Tiền gƣ̉i của khách hàng có sự giảm sút trong năm 2011 so với năm 2010 (giảm 43%), tuy nhiên năm 2012 tăng 141% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu của sự bất ổn định trên là do VRB chƣa xây dựng đƣợc các chƣơng trình khuyến ma ̣i với các biểu lãi suất ca ̣nh tranh , công tác duy trì và phát triển cơ sở khách hàng còn hạn chế.

2.2.2. Hoạt động tín dụng và đầu tư 2.2.2.1. Đánh giá chung

Bảng 2.2. Hoạt động tín dụng và đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 %+/- 2011/ 2010 %+/- 2012/ 2011

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 3.907 6.245 6.924 60% 11%

Tiền gửi tại các TCTD khác 3.907 3.088 3.959 -21% 28%

Cho vay các TCTD khác 0 3.157 2.965 -6%

Cho vay khách hàng 6.284 5.662 6.338 -10% 12%

Chứng khoán đầu tƣ 456 953 380 109% -60%

Góp vốn đầu tƣ dài hạn 126 126 126 0% 0%

Tổng tài sản 11.150 9.903 10.971 -11% 11%

Nguồn: Báo cáo kiểm toán độc lập năm 2010, 2011, 2012

Cơ cấu tổng tài sản cho thấy cho vay khách hàng và tiền gửi tại các TCTD/ cho vay các TCTD khác là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho VRB. Cho vay khách hàng có xu hƣớng giảm trong năm 2011 (giảm 10% so với năm 2010), tuy nhiên năm 2012 tăng 12% so với năm 2011. Tiền gƣ̉i ta ̣i các TCTD và cho vay các TCTD khác có xu hƣớng tăng (năm 2011 tăng 60% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 11% so với năm 2011).

BIDV) và khoản đầu tƣ góp vốn dài hạn vào Ngân hàng con của VRB tại Moscow. Trong đó, đầu tƣ vào chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tƣ của VRB, tăng mạnh trong năm 2011 (đạt 953 tỷ đồng, tăng 109% so với năm 2010), tuy nhiên năm 2012 chỉ đạt 380 tỷ đồng (giảm 60% so với năm 2011).

Về tốc độ tăng trƣởng tín dụng: Tăng trƣởng tín dụng trong năm 2012 chủ yếu là do dƣ nợ từ mua nợ BIDV và đồng tài trợ, dƣ nợ tự phát triển của VRB chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay. Mặc dù VRB đã có sự nỗ lực rất lớn tuy nhiên phát triển tín dụng của VRB vẫn gặp nhiều khó khăn trong cả dƣ nợ mua nợ từ BIDV và dƣ nợ tự phát triển. Nguyên nhân là do:

o Bối cảnh của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc, tác động bất lợi của những yếu tố kinh tế vĩ mô đến hoạt động ngân hàng:

Nền kinh tế thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài với những diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia, khủng hoảng nợ công lan rộng trên toàn châu Âu dẫn đến nền kinh tế các quốc gia lớn rơi vào vòng suy thoái lớn nhất trong vài thập kỷ trở lại đây. Những khó khăn liên tiếp ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu, sự phục hồi khó khăn ở nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế lớn khác là những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu. Thiên tai, bệnh dịch liên tiếp diễn ra, cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản,... khiến cho toàn bộ nền kinh tế thế giới suy giảm và chƣa có dấu hiệu phục hồi tích cực.

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng liên tiếp gặp phải những khó khăn thách thức. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm thu hẹp đáng kể thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động và tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế. Hàng loạt những bất ổn bao trùm thị trƣờng vàng, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản, ngoại hối,.... Trong lĩnh vực

tiền tệ, các ngân hàng thƣờng xuyên đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản cao dẫn đến cuộc đua lãi suất diễn ra trong thời gian dài và phản ánh không đúng thực chất giá trị của thị trƣờng. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM bị thu hẹp, nguồn vốn huy động bị sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu cao, trích dự phòng rủi ro lớn,....Trƣớc tình hình này, Chính phủ đã kịp thời ban hành các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để ổn định nền kinh tế vĩ mô , kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội , điển hình là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 cùng nhiều chính sách, biện pháp thi hành ... Diễn biến tích cực của thị trƣờng tài chính tiền tệ những tháng cuối năm 2011 đã cho thấy những kết quả tích cực, đúng hƣớng của Chính phủ trong việc ổn định thị trƣờng tài chính tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, dễ bị ảnh hƣởng từ bên ngoài, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, cơ sở hạ tầng,... chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển bền vững và lâu dài.

o Sự điều chỉnh chiến lƣợc hoạt động của VRB:

Trƣớc những diễn biến bất lợi từ nền kinh tế trong và ngoài nƣớc, ban lãnh đạo VRB đã điều chỉnh chiến lƣợc hoạt động từ phát triển nhanh sang phát triển thận trọng, ổn định, đƣa yếu tố an toàn và tăng cƣờng quản trị lên hàng đầu. Theo đó, ngân hàng chủ trƣơng thu hẹp tín dụng, tập trung thu hồi nợ cũ, nợ xấu và thận trọng đối với các khoản cho vay mới. Do gặp khó khăn chung và việc thực thi chính sách ƣu tiên kiểm soát rủi ro nên nhiều hoạt động chính của VRB nhƣ huy động vốn và cho vay không đạt nhƣ kế hoạch đề ra.

2.2.2.2. Phân loại cơ cấu cho vay khách hàng

Cơ cấu cho vay khách hàng theo thời gian đáo hạn, theo đối tƣợng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp, theo ngành nhƣ sau:

VRB cho vay khách hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dƣ nợ cho vay khách hàng từ năm 2010, 2011 và 2012 lần lƣợt là 59%, 58% và 69%. Cho vay trung hạn có xu hƣớng giảm dần qua 3 năm: năm 2011 giảm 24% so với năm 2010, năm 2012 giảm 23% so với năm 2011. Cho vay dài hạn không có sự biến động lớn trong 3 năm từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (Trang 39)