Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (Trang 69 - 76)

B.QHKH B.QLRR B.DVKH

Trƣớc cho vay

- Thu thập thông tin và xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Chuẩn bị hồ sơ tín dụng và lập Báo cáo đề xuất cấp tín dụng - Thẩm định rủi ro độc lập. - Tiếp nhận hồ sơ từ B.QHKH chuyển sang. - Rà soát kết quả thẩm định của B.QHKH.

- Lập báo cáo thẩm định rủi ro.

- Thu thập thông tin và xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Chuẩn bị hồ sơ tín dụng và lập Báo cáo đề xuất cấp tín dụng

Trong quá trình cho vay

- Soạn thảo Hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan; Thực hiện các thủ tục liên quan đến ký kết hợp đồng. - Lập Thông báo tác nghiệp chuyển sang B.DVKH (bao gồm các thông tin về khoản vay, danh sách các giấy tờ cần thiết phải kiểm tra và lƣu trữ,...)

- Tiếp nhận yêu cầu rút vốn của khách hàng; Kiểm tra chứng từ, hồ sơ rút vốn; Lập Thông báo đủ điều kiện rút vốn.

- Rà soát nội dung hợp đồng (trong trƣờng hợp hợp đồng không theo mẫu của VRB).

- Ghi nhận các dữ liệu vào hệ thống trên cơ sở Thông báo tác nghiệp của B.QHKH.

- Lƣu giữ Hợp đồng/ Hồ sơ vay vốn.

- Thực hiện giải ngân trên cơ sở Thông báo đủ điều kiện rút vốn của B.QHKH

Sau cho vay

dụng vốn vay; Lập Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay sau mỗi lần kiểm tra.

- Đôn đốc thu nợ gốc/ nợ lãi khi đến hạn.

- Lập Thông báo nhắc nợ khách hàng; Tổ chức làm việc với khách hàng để đòi nợ; Đề xuất phƣơng án xử lý các khoản nợ quá hạn trên 3 tháng. - B.QHKH phát hiện các dấu hiệu rủi ro của khoản vay; Lập Báo cáo xử lý dấu hiệu rủi ro; Theo dõi và trực tiếp thực hiện các biện pháp xử lý đƣợc phê duyệt; Chủ động đề xuất thay đổi hoặc bổ sung các biện pháp xử lý dấu hiệu rủi ro.

sử dụng vốn vay; Phối hợp với B.QHKH trong môi trƣờng cần thiết; Giám sát chất lƣợng khoản vay.

- Phối hợp B.QHKH thực hiện xử lý các khoản nợ quá hạn.

- Phát hiện qua tình hình biến động thị trƣờng theo ngành nghề và thông tin khác; Phê duyệt Báo cáo xử lý rủi ro; Theo dõi, giám sát việc thực hiện của cán bộ B.QHKH; Chủ động đề xuất thay đổi hoặc bổ sung các biện pháp xử lý dấu hiệu rủi ro.

tra sử dụng vốn vay; Cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng theo yêu cầu của B.QHKH, B.QLRR nhƣ hạn mức tín dụng, dƣ nợ, ngày đáo hạn... - Phát hiện rủi ro và xử lý rủi ro khi khách hàng không trả nợ đúng hạn.

Nguồn: Quy trình cho vay và quản lý tín dụng của VRB

Cơ chế phân quyền phê duyệt tín dụng

Căn cứ mức ủy quyền phán quyết của từng cấp, trên cơ sở hồ sơ đề xuất cấp tín dụng do B.QLRR đề trình, cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ đƣa ra một trong các quyết định sau: Đồng ý phê duyệt cấp tín dụng; Từ chối không cấp tín dụng; Yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thông tin.

HĐTV không trực tiếp phê duyệt tín dụng, chỉ phê duyệt chính sách, các giới hạn cấp tín dụng ở một số lĩnh vực và ngành nghề chủ yếu. HĐTV thực hiện ủy quyền ra quyết định tín dụng, cụ thể: (1) Ủy quyền cho TGĐ, PTGĐ, GĐCN và trƣởng các bộ phận về ra quyết định cấp tín dụng và hạn

mức cụ thể; (2) Ủy quyền cho HĐTD trong trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền của TGĐ. Quyền phê duyệt tín dụng đƣợc thiết lập dựa vào chức danh ngƣời duyệt và giá trị của khoản cấp tín dụng: (i) TGĐ phê duyệt khoản vay có giá trị từ 4,5 triệu USD trở lên; (ii) HĐTD phê duyệt khoản vay có giá trị từ 15% vốn tự có của VRB đến 4,5 triệu USD; (iii) PTGĐ phê duyệt các khoản vay có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng; (iv) Trƣởng Ban phê duyệt các khoản vay đối với khách hàng cá nhân có giá trị từ 100 triệu đồng đến 2 tỷ đồng; (v) Giám đốc Sở giao dịch và GĐCN phê duyệt khoản vay dƣới 20 tỷ đồng.

Hệ thống thông tin quản lý

(1) Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động tín dụng

Để phục vụ cho hoạt động tín dụng, VRB sử dụng Phân hệ tín dụng (CL-Corebanking Flexcube), Phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ, Hệ thống báo cáo quản trị tín dụng và Hệ thống báo cáo NHNN.

Phân hệ tín dụng bao gồm 3 module chính: Customer Lending (cho vay), Limits (TSĐB), Bank Guarantee (Bảo lãnh).

 Customer Lending (Cho vay): ghi nhận và quản lý thông tin các khoản cho vay khách hàng của VRB từ lúc mở khoản vay đến khi khoản vay đƣợc tất toán. Vòng đời một khoản vay trên Customer Lending bao gồm: mở và giải ngân, theo dõi và thu nợ gốc, lãi, lãi phạt; chuyển nhóm nợ; thanh toán/tất toán. Giải ngân; thu nợ gốc, lãi; chuyển nhóm nợ của khoản vay (theo Điều 6- Quyết định 493 của NHNN) sẽ đƣợc hạch toán tự động Nợ/Có tƣơng ứng vào các tài khoản kế toán liên quan.

 Limits (TSĐB): gồm 3 module: Collateral (thông tin về TSĐB): tên khách hàng, loại TS, giá trị T theo định giá, loại tiền cho vay, ...; Pool (quản lý nhóm TSĐB): tên khách hàng, danh sách các TSĐB trong pool, tổng giá trị cho vay tối đa dựa trên TSĐB; Facility (hạn mức cho vay): hạn mức cho vay tín chấp, cho vay dựa trên TSĐB.

 Bank Guarantee (Bảo lãnh): quản lý các khoản bảo lãnh mà VRB cam kết với khách hàng không bao gồm các khoản LC.

(2) Hệ thống báo cáo liên quan đến hoạt động tín dụng

Định kỳ hàng ngày/tuần/tháng/quý/năm và đột xuất, các báo cáo liên quan đến hoạt động tín dụng đƣợc lập và đệ trình cho các cấp quản lý của VRB thông qua hệ thống thông tin quản lý (gồm các phƣơng tiện: văn bản, email, trao đổi tại cuộc họp trực tiếp…), phục vụ cho việc giám sát của BĐH đối với hoạt động tín dụng nhƣ Báo cáo tổng hợp tình hình cho vay và chất lƣợng hoạt động tín dụng, Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng, Báo cáo tình hình cho vay một số lĩnh vực có mức độ rủi ro tiềm ẩn cao, Báo cáo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của VRB, Báo cáo kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Báo cáo chi tiết tình hình nợ xấu...

Hạn mức tín dụng

VRB xây dựng hạn mức tín dụng cho từng giai đoạn và đƣợc quản lý quản lý ở khâu thẩm định, xét duyệt tín dụng và đƣợc giám sát định kỳ thông qua hệ thống thông tin quản lý và phần mềm hỗ trợ. VRB phân loại hạn mức tín dụng theo các tiêu chí sau:

(i) Giới hạn tín dụng chung: Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong Tổng dƣ nợ; Dƣ nợ cho vay khách hàng tối đa trên Vốn tự có; Tỷ lệ nợ xấu trên Tổng dƣ nợ; Tỷ lệ dƣ nợ có TSBĐ trên Tổng dƣ nợ.

(ii) Giới hạn tín dụng theo ngành kinh tế: Công nghiệp năng lƣợng; Vật liệu xây dựng; Du lịch và thƣơng mại; Xây dựng cơ sở hạ tầng; Kinh doanh vận tải; Sản xuất công nghiệp; Kinh doanh chế biến cây công nghiệp và ngành khác.

(iii) Giới hạn tín dụng theo xếp hạng rủi ro tín dụng (theo nhóm nợ và xếp hạng tín dụng nội bộ): Nợ nhóm 1 tƣơng đƣơng xếp loại AAA, AA; Nợ nhóm 2 tƣơng đƣơng xếp loại BBB, BB; Nợ nhóm 3 tƣơng đƣơng xếp loại B, CCC, CC, C; Nợ nhóm 4 tƣơng đƣơng xếp loại C; Nợ nhóm 5 tƣơng đƣơng xếp loại D.

(iv) Giới hạn theo vùng địa lý: Việt Nam, Liên bang Nga, các nƣớc khác.

Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

Kiểm soát nội bộ (KSNB)

VRB không thành lập Bộ phận KSNB chuyên trách.VRB xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ hiện diện ở mọi bộ phận, mọi hoạt động nghiệp vụ. Hệ thống KSNB của VRB đƣợc giám sát thƣờng xuyên, liên tục, là phƣơng tiện để các cấp quản lý thực hiện tốt chức năng giám sát của mình nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn cho hoạt động, tuân thủ các quy định của luật pháp và đảm bảo sự tin cậy của những thông tin tài chính.

Hệ thống KSNB của VRB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức để đảm bảo cho các chỉ thị, các yêu cầu của Ban lãnh đạo đƣợc thực hiện đúng và đầy đủ. Các chính sách và thủ tục này giúp thực thi những hành động với mục đích chính là giúp kiểm soát các rủi ro mà đơn vị đang hoặc có thể gặp phải.

Cơ chế hoạt động của hệ thống KSNB dựa trên các nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật và đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nƣớc; Phân cấp, ủy quyền rõ ràng minh bạch, cụ thể, tránh xung đột lợi ích; Quy trình thẩm định, chấp thuận, duyệt cho phép thực hiện giao dịch; đảm bảo một quy trình nghiệp vụ ít nhất có 02 cán bộ tham gia: một ngƣời thực hiện giao dịch và một ngƣời kiểm soát giao dịch; Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định; Hệ thống công nghệ thông tin đƣợc giám sát chặt chẽ; Bảo đảm cán bộ nhân viên hiểu đƣợc tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ; Ban Tổng Giám đốc, ngƣời điều hành bộ phận thƣờng xuyên xem xét, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan.

Kiểm toán nội bộ (KTNB)

Bộ phận KTNB của VRB trực thuộc BKS, bao gồm 04 cán bộ trong đó có 01 cán bộ chuyên trách BKS giữ chức vụ Phó Trƣởng phòng KTNB.

Mục tiêu của KTNB nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và cải tiến hoạt động của VRB để hoàn thành mục tiêu của Ngân hàng, thông qua phƣơng pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và tính hệ thống nhằm đánh giá và kiến nghị về việc hoàn thiện các quy trình điều hành, hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.

Quy định về kiểm tra, giám sát vốn vay, thu hồi và xử lý nợ

Quy định của VRB về kiểm tra, giám sát vốn vay có sự phân biệt giữa các giai đoạn cấp tín dụng và cách thức kiểm tra: (i) Giai đoạn thẩm định: Thực hiện kiểm tra hồ sơ vay (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế - kỹ thuật, hồ sơ bảo đảm tiền vay); khảo sát thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và thực trạng, giá trị TSĐB tiền vay làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay; (ii) Giai đoạn giải ngân: Rà soát các chứng từ do bên vay xuất trình trƣớc khi tiến hành giải ngân; (iii) Giai đoạn sau khi giải ngân: Kiểm tra thực tế khách hàng nhằm xác minh, đánh giá việc sử dụng tiền vay, TSĐB, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ và mức độ an toàn của khoản vay…; thƣờng xuyên cập nhật thông tin về quan hệ tín dụng, thực trạng hoạt động của khách hàng và tình hình bảo đảm tiền vay. Kết quả kiểm tra tại chỗ đƣợc ghi nhận bằng biên bản ký với khách hàng hoặc báo cáo nội bộ.

Các biện pháp thu hồi và xử lý nợ: Trƣớc khi ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân khoản vay, VRB yêu cầu TSĐB từ phía khách hàng nhằm đảm bảo thu hồi nợ trong trƣờng hợp xảy ra tình huống xấu. Sau khi giải ngân, VRB theo dõi tình hình hình trả nợ của khách hàng trên hệ thống và qua báo cáo của các bộ phận có liên quan, nhắc nhở kịp thời đối với khách hàng chậm trả nợ. Trong trƣờng hợp VRB nhận thấy khách hàng không thực hiện việc thanh toán tiền vay theo quy định của Hợp đồng, VRB có thể hủy các khoản chƣa giải ngân, tập trung thu hồi nợ, khởi kiện khách hàng ra tòa án, xử lý TSĐB...

Quản lý khoản vay có vấn đề

Khi các khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, VRB áp dụng các biện pháp sau: (i) Yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp; (ii) Cắt giảm các chính sách ƣu đãi đang áp dụng; (iii) Tạm thời ngừng cho vay mới, thực hiện quản lý tài khoản tiền gửi vãng lai chặt chẽ hơn; (iv) Khởi kiện hoặc xử lý TSĐB.

Đối với các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, cán bộ QHKH cần phân tích và đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi của khoản vay trong Báo cáo xử lý dấu hiệu rủi ro và áp dụng một trong các biện pháp sau: (i) Thực hiện kiểm tra đột xuất tài sản hình thành bằng vốn vay; (ii) Ngừng cho vay mới, phong tỏa tài khoản tiền gửi, tham gia quản lý thu tiền bán hàng; (iii) Có kế hoạch thu nợ vay trƣớc thời hạn kể cả xử lý tài sản thế chấp; (iv) Cắt giảm các chính sách ƣu đãi đang áp dụng; (v) Tạm thời ngừng cho vay mới, thực hiện quản lý tài sản vãng lai chặt chẽ hơn.

Lưu trữ, bảo quản hồ sơ và tài liệu tín dụng

Văn bản nội bộ về quản lý hồ sơ tín dụng quy định danh sách những hồ sơ VRB phải thu thập, lƣu trữ đầy đủ và bộ phận chịu trách nhiệm lƣu trữ. Bản chính của hồ sơ cấp tín dụng (đơn đề nghị vay vốn, biên bản hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) về việc vay vốn, hồ sơ gốc của TSĐB tiền vay, giấy chứng nhận mua bảo hiểm, bản phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, biên bản định giá, các báo cáo định giá tài sản, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, giấy chứng nhận giao dịch đảm bảo, biên bản bàn giao tài sản...) đƣợc lƣu tại kho của VRB do Bộ phận Kế toán quản lý, bản sao của hồ sơ do Bộ phận tín dụng lƣu.

2.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng 2.3.2.1. Nợ quá hạn và nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)