Phân loại nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (Trang 76 - 80)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 %+/- 2011/ 2010 %+/- 2012/ 2011 Nợ nhóm 1 5.273 4.366 5.374 -17% 23% Nợ nhóm 2 619 364 395 -41% 9% Nợ nhóm 3 12 27 13 125% -52% Nợ nhóm 4 150 126 84 -16% -33% Nợ nhóm 5 230 779 472 239% -39% Nợ quá hạn 1.011 1.296 964 28% -26% Nợ xấu 392 932 569 138% -39% Tổng cho vay khách hàng 6.284 5.662 6.338 -10% 12% Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng cho vay khách hàng 6,24% 16,46% 8,98% 164% -45%

Nguồn: Báo cáo kiểm toán độc lập năm 2010, 2011, 2012 Chất lƣợng tín dụng kém, tỷ lệ nợ xấu cao, có nhiều vi phạm quy định nội bộ và quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng trong thời gian dài nhƣng không đƣợc phát hiện, xử lý sớm. Một số cán bộ có biểu hiện suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn; buông lỏng quản lý dẫn đến sai phạm và để lại hậu quả. Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ làm trong lĩnh vực tín dụng (lĩnh vực kinh doanh chính của VRB) có nhiều yếu kém, không đồng đều, không đƣợc đào tạo bài bản; văn hóa quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro chƣa đƣợc phổ cập, thống nhất trong toàn hệ thống.

Nợ quá hạn và nợ xấu của VRB có chiều hƣớng gia tăng, đặc biệt trong năm 2011, tốc độ tăng trƣởng nợ quá hạn (28%) và nợ xấu (138%) nhanh hơn tốc độ độ tăng trƣởng của dƣ nợ cho vay khách hàng (-10%). Năm 2012, VRB đã có nhiều nỗ lực tích cực trong việc tăng dƣ nợ cho vay khách hàng, giảm nợ quá hạn và nợ xấu (dƣ nợ tăng 12% so với năm 2011, nợ quá hạn và nợ xấu lần lƣợt giảm 26% và 29% so với năm 2011).

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nợ xấu

Nguồn: Báo cáo kiểm toán độc lập năm 2010, 2011, 2012

Cơ cấu nợ xấu của VRB có sự biến động các nhóm nợ trong 3 năm từ 2010 đến 2012, cụ thể: Nợ xấu tập trung chủ yếu ở nhóm 4 và nhóm 5, trong đó nhóm 5 có tốc độ tăng nhanh nhất trong năm 2011 (tăng 239% so với năm 2010). Năm 2012, nợ xấu có xu hƣớng giảm (giảm 39% so với năm 2011), tuy nhiên nợ nhóm 2 có xu hƣớng tăng (tăng 9% so với năm 2011). Đây là nhóm nợ có nhiều nguy cơ chuyển sang nợ quá hạn nếu không có các biện pháp kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của VRB có xu hƣớng tăng nhanh từ năm 2010, đặc biệt trong năm 2011 (tỷ lệ nợ xấu là 16,46%, tăng 164% so với năm 2010). Năm 2012, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm so với năm 2011 (tỷ lệ nợ xấu là 8,98%, giảm 45%), tuy nhiên vẫn là mức cao trong 7 năm hoạt động của ngân hàng.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu của VRB tƣơng đối cao so với các ngân hàng trong khối ngân hàng liên doanh cũng nhƣ các ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Cụ thể: Tỷ lệ nợ xấu của VRB đứng thứ 2 trong Khối ngân hàng liên doanh (Ngân hàng liên doanh Việt Thái là 9,46%; Ngân hàng liên doanh Vid Public là 4,3% và Ngân hàng liên doanh Indovinabank là 3,29%). Tỷ lệ nợ xấu của VRB đồng thời cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của khối các ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ tỷ lệ nợ xấu của toàn khối ngân hàng liên doanh là 5,57%; khối các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài là 2% và khối các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài là 1,7%.

Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nợ xấu của VRB khá đa dạng, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhƣ sau:

Nguyên nhân khách quan:

 Tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng suy giảm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ (gốc và lãi); Thị trƣờng bất động sản đóng băng nên tài sản thế chấp bị giảm giá, khả năng phát mại chậm; quá trình khởi kiện, thi hành án, phát mại tài sản thế chấp kéo dài.

 Lãi suất cho vay và tỷ giá có nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hƣởng bất lợi cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong nguyên nhân mà các doanh nghiệp hoặc không tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay của ngân hàng, hoặc tiếp cận đƣợc nhƣng hiệu quả tạo ra không đủ thanh tóan gốc và lãi cho Ngân hàng.

 Khách hàng có dấu hiệu lừa đảo đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố; Khách hàng bị chiếm dụng vốn, hoặc hoạt động của kinh doanh gặp khó khăn, không hiệu quả, đầu tƣ dàn trải; Khách hàng chây ỳ, mua thêm tài sản khác hoặc tiếp tục đầu tƣ hoặc sử dụng vốn sai mục đích; Một số khách hàng VRB không liên lạc đƣợc, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp ngừng hoạt động, không có thiện chí trả nợ; Một số khách hàng đầu tƣ nhiều vào bất động sản...

Nguyên nhân chủ quan:

 Năng lƣ̣c quản tri ̣ điều hành yếu, ý thức tuân thủ chƣa cao , chấp hành các qui định của NHNN và pháp luật của đối tƣợng thanh tra chƣa cao.

 Chƣa ban hành đầy đủ các quy trình , quy định nô ̣i bô ̣ đă ̣c biê ̣t là các qui định về quản trị rủi ro ; Chƣa rà soát chỉnh các quy trình còn sơ hở tiềm ẩn rủi ro, công tác quản lý còn nhiều bất cập, chƣa có biện pháp xử lý triệt để các lỗi của hệ thống corebanking dẫn đến việc quản trị khoản vay phải làm cả bằng máy và thủ công, tiềm ẩn rủi ro xảy ra sai sót...

 Trong hoạt đô ̣ng tín du ̣ng , khâu thẩm định tồn ta ̣i nhiều vấn đề , chƣa phân loại đƣợc khách hàng ở khâu tiếp cận hồ sơ nhƣ chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và vấn tin CIC ... , do đó nhiều khách hàng có kết quả kinh doanh kém, kết quả chấm điểm tín dụng nội bộ thấp nhƣng vẫn tiếp cận đƣợc nguồn vốn;

 Năng lực thẩm định của cán bộ VRB đối với hồ sơ vay vốn, phƣơng án kinh doanh, năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng còn hạn chế; Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng kém , nới lỏng điều kiện tín dụng , mở rô ̣ng hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng nhƣng chƣa quan tâm đúng mƣ́c tới quản tri ̣ rủi ro.

 Việc nhận TSĐB vi phạm quy định nội bộ và có nhiều rủi ro; xác định giá trị TSĐB chƣa tính đƣợc khả năng phát mại và ảnh hƣởng của thị trƣờng; việc định kỳ đánh giá lại giá trị TSĐB chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ.

 Hoạt động kiểm tra, giám sát vốn vay chƣa phát huy đƣợc hiệu quả, không phát hiện sớm dấu hiệu khách hàng gặp khó khăn hoặc suy giảm khả năng trả nợ, do đó biện pháp xử lý và phòng tránh rủi ro chƣa kịp thời

 Việc tiếp cận và xử lý nợ xấu của các cán bộ còn thiếu trách nhiệm trong việc thu và xử lý nợ xấu triệt để. Cụ thể, chƣa tuân thủ các qui trình nghiệp vụ từ tiếp cận, phân tích hồ sơ đến thẩm định, giải ngân, quản lý TSĐB... do đó gây đột biến nợ xấu.

2.2.2.2. Phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng

VRB thực hiện phân loại nợ theo Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (Quyết định 493) và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 24/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 493.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (Trang 76 - 80)