2.1.2 .Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2.2.3. Quản lý điều hành chi ngân sách xã
Trong những năm qua, chi NS xã cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đảm bảo an ninh, quốc phòng; an sinh xã hội; phát triển văn hóa giáo dục; đảm bảo hoạt động của bộ máy chính quyền xã và chi cho đầu tư phát triển nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển KT-XH hội địa phương.
2.2.3.1- Chi NS xã từ năm 2007 đến năm 2011.
Bảng 2.8 - Kết quả chi ngân sách xã
Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CHI NGÂN SÁCH XÃ 189.597 230.323 259.473 314.315 479.510
A CHI CÂN ĐỐI 173.787 202.724 236.106 289.301 438.313
I CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 7.213 9.901 9.223 23.109 55.205
II CHI THƯỜNG XUYÊN 163.324 192.823 226.883 266.192 365.254
1 Giáo dục đào tạo 1.133 1.347 1.108 2.068 1.902
2 Y tế 1.234 1.271 1.207 1.289 1.765
3 Văn hóa thông tin 2.055 2.387 2.021 3.082 6.645
4 Phát thanh truyền hinh 544 521 563 572 1.028
5 Sự nghiệp thể dục thể thao 841 1.061 1.462 953 1.512
6 Chi đảm bảo xã hội 2.417 4.465 12.752 18.087 17.775
7 Chi an ninh 5.488 6.176 7.693 6.157 13.687
8 Chi quốc phòng 5.009 9.627 11.774 14.358 20.739
9 Chi quản lý hành chính 141.429 161.115 184.487 196.265 276.837
10 Chi SN kinh tế 2.835 4.136 3.190 16.049 21.034
11 Chi khác ngân sách 339 717 626 7.312 2.330
II CHI CHUYỂN NGUỒN 3.250 4.700 1.970 5.680 17.854
B CHI QUẢN LÝ QUA NS 13.958 24.669 20.712 21.082 35.316
Trong đó nhân dân đóng góp
xây dựng CSHT 12.802 23.747 19.790 20.899 35.180
C CHI KHÔNG CÂN ĐỐI 1.852 2.930 2.655 3.932 5.881
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách 2007-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
7,7 lần, chi thường xuyên tăng 2,2 lần. Chi quản lý qua ngân sách cũng tăng 2,5 lần (trong đó chủ yếu là nguồn nhân dân đóng góp).
2.2.3.2 - Cơ cấu các khoản chi ngân sách xã
(1): Chi Ngân sách xã năm 2007 ; (2) Chi Ngân sách xã năm 2011
Biểu đồ 2.4– Cơ cấu chi ngân sách xã năm 2011 so với năm 2007
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách 2007-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Chi thường xuyên năm 2007 chiếm đến 86,1 % trên tổng chi NS xã, nhưng đến năm 2011 chỉ còn chiếm 76,2 %; Chi đầu tư năm 2007 chỉ chiếm 3,8 % thì đến năm 2011 đã tăng lên 11,5 % trên tổng chi NS xã. Điều này cho thấy chi NS xã đã có bước chuyển biến sang xu thế tích cực hơn nhờ tiết kiệm chi tiêu dùng để tập trung nguồn lực nhiều hơn cho chi đầu tư phát triển.
2.2.3.3- Chi ngân sách cấp xã theo các lĩnh vực
a. Chi thường xuyên: Cơ cấu chi thường xuyên bao gồm các khoản: chi
sự nghiệp kinh tế; chi sự nghiệp văn hoá xã hội; chi cho hoạt động quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể; chi an ninh, quốc phòng và chi khác.
Biểu đồ 2.5 – Cơ cấu các lĩnh vực chi ngân sách xã
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách 2007-2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Trong cơ cấu chi thường xuyên thì các khoản chi cho hoạt động quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể chiếm tỷ trọng cao nhất và là nhiệm vụ chi quan trọng nhất; nội dung chi này thường chiếm tỷ trọng bình quân khoản 79% chi thường xuyên; đối với cấp xã chi sự nghiệp văn hoá xã hội chỉ mang tính hỗ trợ và chiếm tỷ trọng bình quân 7,8%; chi an ninh quốc phòng chiếm tỷ trọng bình quân 8,3% và chi khác chiếm tỷ trọng bình quân 0,9%.
b- Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư phát triển bao gồm chi đầu tư XDCB cơ sở hạ tầng của xã, chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản. Chi XDCB ở xã chủ yếu là các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản như đường giao thông nông thôn, xây dựng hội trường thôn…
2.2.3.4. Phân cấp chi ngân sách cấp xã
Nội dung phân cấp chi ngân sách xã trên địa bàn Lâm Đồng thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 157/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
a- Chi đầu tư phát triển :
Bao gồm:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng của tỉnh (Cụ thể theo quyết định số 54/2009/QĐ-ngày 10/6/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng về Ban hành Quy định về phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ chi đầu tư; quản lý các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách; cấp phép xây dựng và phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng).
- Chi đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng KT-XH của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND cấp xã quy định đưa vào ngân sách xã quản lý;
- Chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý (Đối với xã, thị trấn có nguồn thu được hưởng theo quy định lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên);
- Chi đầu tư XDCB trên địa bàn xã từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ và các nguồn vốn khác theo phân cấp ủy quyền của tỉnh;
-Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
b- Chi thường xuyên:
Bao gồm:
(1) Chi các sự nghiệp kinh tế do cấp xã quản lý; (2) Chi sự nghiệp giáo dục;
(3) Hỗ trợ hoạt động của trạm y tế xã, phường, thị trấn; (4) Chi các hoạt động văn hoá, thông tin;
(5). Chi đảm bảo xã hội;
(6) Chi Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội do cấp xã quản lý;
(7) Chi công tác dân quân tự vệ; (8) Chi an ninh, trật tự an toàn xã hội;
(9 Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
(10) Chi thường xuyên về các chương trình quốc gia, nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu theo phân cấp của tỉnh cho xã quản lý;
(11) Chi thường xuyên từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn viện trợ của tổ chức nước ngoài cho ngân sách cấp xã;
(12) Chi chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước sang năm sau theo quy định của pháp luật.
Các nội dung chi được xác định và đưa vào dự toán chi NS xã thông qua định mức phân bổ ngân sách. Hiện nay định mức phân bổ ngân sách được thực hiện theo Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của HĐND tỉnh Lâm Đồng. Theo Nghị quyết thì định mức phân bổ đối với NS xã được tính riêng cho từng loại xã, căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội từng địa bàn, việc phân loại các xã, phường, thị trấn được thực hiện theo Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Toàn tỉnh Lâm Đồng có 148 xã, phường, thị trấn được chia ra 3 loại như sau:
- Xã loại 1: có 72 xã; - Xã loại 2: có 64 xã; - Xã loại 3: có 12 xã.
điểm về dân số, tình kinh tế xã hội và các điều kiện thuận lợi, khó khăn... định mức phân bổ chi NS xã được xây dựng trên cơ sở vừa phù hợp với mặt bằng chung vừa đáp ứng các điều kiện đặc thù riêng của từng loại xã.
Tại Lâm Đồng, định mức phân bổ chi NS xã được xác lập trên cơ sở nhiều tiêu chí khác nhau:
- Định mức chi theo tiêu chí đối tượng (định mức đối với xã khác với thị trấn, phường): như định mức chi sự nghiệp kinh tế.
- Định mức theo tiêu chí loại xã: như định mức chi sự nghiệp giáo dục, văn hóa, thể thao, xã hội...
- Định mức chi khác tính theo tỷ lệ % trên qũy lương: như sự nghiệp y tế.
- Định mức chi khác tính theo loại xã: như chi quản lý hành chính. - Định mức chi tính theo tỷ lệ % trên tổng chi thường xuyên: như chi khác ngân sách .
- Định mức tính theo tỷ lệ % trên tổng chi cân đối: như chi dự phòng ngân sách.
2.2.4. Quản lý chu trình ngân sách xã
2.2.4.1- Công tác lập dự toán
Trên cơ sở Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, hàng năm UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn các cấp ngân sách địa phương tiến hành lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước của cấp mình. Đối với NS xã việc lập dự toán thực hiện như sau:
a -Đối với năm đầu thời kỳ ổn định: Được thực hiện qua 8 bước.
- Bước 1: Trên cơ sở số tạm giao dự toán ngân sách năm sau của cấp tỉnh; Phòng Tài chính Kế hoạch tham mưu cho UBND cấp huyện dự kiến và
thông báo số tạm giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng xã.
- Bước 2: Bộ phận Tài chính kế toán cấp xã phối hợp với cơ quan thu của xã hướng dẫn các ban ngành, đoàn thể cấp xã tiến hành lập dự toán thu, chi cho năm ngân sách kế tiếp.
- Bước 3: UBND cấp xã tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách xã trình HĐND cấp xã xem xét; đồng thời gởi cho Phòng Tài chính Kế hoạch để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách cấp huyện gởi Sở Tài chính.
- Bước 4: Sở Tài chính tiến hành thảo luận với UBND cấp huyện để xác định dự toán thu chi ngân sách cấp huyện (trong đó bao gồm cả cấp xã);
- Bước 5: Trên cơ sở kết quả thảo luận dự toán với Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch tiến hành thảo luận dự toán với UBND xã để xác định dự toán thu chi ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định, số bổ sung cân đối ngân sách trong suốt thời kỳ ổn định cho từng xã.
- Bước 6: Căn cứ vào kết quả thảo luận dự toán với Phòng TC-KH, UBND xây dựng dự toán chính thức trình HĐND xã xem xét phê chuẩn.
- Bước 7: Sau khi nhận được quyết định giao dự toán của UBND cấp tỉnh, Phòng Tài chính Kế hoạch trình UBND cấp huyện giao dự toán chính thức cho cấp xã. UBND cấp xã phải tiến hành điều chỉnh dự toán (nếu có sai lệch với dự toán đã thảo luận trước đây).
- Bước 8: UBND xã thông báo dự toán cho các ban ngành, đoàn thể,
đơn vị thuộc xã quản lý.
b- Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định:
Nếu các địa phương có yêu cầu thảo luận dự toán, trình tự cũng thực hiện tương tự như năm đầu thời kỳ ổn định. Đối với các địa phương không
các địa phương trên cơ sở số dự toán đã giao trong thời kỳ ổn định ngân sách và phần bổ sung thêm dự toán khi có các nội dung biến động, phát sinh thêm ngoài phạm vi dự toán đã xác định trong thời kỳ ổn định nhằm đảm bảo cân đối cho ngân sách các địa phương (thực hiện qua ít nhất 6 bước).
Từ trình tự lập dự toán NS xã nêu trên cho thấy:
Quy trình lập dự toán hiện nay còn phức tạp do phải qua nhiều bước. Tuy nhiên về thực chất sự phân bổ dự toán giữa cấp tỉnh và cấp huyện, giữa cấp huyện và cấp xã là một quá trình thỏa hiệp về nguồn thu, số thu và thương lượng về nhiệm vụ chi. Cấp huyện thường có xu hướng giao chỉ tiêu thu cao để NS xã phấn đấu thực hiện nhằm giảm bớt số trợ cấp cho NS xã, đồng thời giao dự toán chi trên cơ sở vừa đủ đảm bảo chi tiêu theo định mức thống nhất. Ngược lại cấp xã thường có khuynh hướng xây dựng dự toán thu theo khả năng tối thiểu và dự toán chi theo yêu cầu tối đa để tăng nguồn, từ đó dẫn đến tình trạng chưa tích cực trong khâu xây dựng dự toán thu, chi NS xã.
Thực tế hiện nay cho thấy chất lượng dự toán thường phụ thuộc vào trình độ năng lực của cán bộ cấp xã, trong đó chủ tịch, kế toán giữ vai trò chủ yếu. Ở những xã trình độ cán bộ xã hạn chế thì chất lượng dự toán không cao, có nhiều sai sót và thiếu tính khả thi. Mặt khác, với quy trình lập dự toán như hiện nay thì khâu lập dự toán từ cơ sở chưa được coi trọng, phần lớn còn mang tính áp đặt từ trên xuống, làm cho cấp xã không tự chủ được trong quá trình lập dự toán ngân sách của mình. Do đó việc lập dự toán thu, chi ngân sách cấp xã còn mang nặng tính hình thức, không thực tế.
Về nguyên tắc, HĐND xã quyết định dự toán thu chi ngân sách của địa phương mình, tuy nhiên thực tế việc này chỉ mang tính hình thức. Vì việc quyết định này phải dựa trên kết quả thảo luận dự toán với huyện, chưa kể sau khi nhận được quyết định giao dự toán chính thức của UBND cấp huyện nếu
có sự sai lệch với dự toán đã thảo luận trước đây thì UBND xã phải báo cáo HĐND xã tiến hành điều chỉnh dự toán theo quyết định của UBND huyện.
2.2.4.2- Chấp hành ngân sách xã
Chấp hành NS xã là quá trình tổ chức thu, quản lý nguồn thu và sử dụng nguồn thu để kịp thời phục vụ cho các mục tiêu, các nhiệm vụ chi đã được xác định trước trong dự toán. Đó chính là quá trình sử dụng các biện pháp tổng hợp về kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu, các nhiệm vụ thu, chi ngân sách đã được ghi trong dự toán NS xã thành hiện thực. Quá trình này được tổ chức như sau:
a- Trên cơ sở dự toán năm, tiến hành xác định dự toán thu, chi hàng quý và tháng để tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào dự toán cả năm, khả năng thu và nhu cầu chi của từng quý, Bộ phận tài chính kế toán cấp xã lập dự toán thu, chi cho từng quý có phân chia từng tháng (chủ yếu là dự toán chi) gởi KBNN nơi giao dịch để làm cơ sở thanh toán cũng như kiểm soát chi. Trên cơ sở dự toán thu, chi quý và tháng đã lập; cấp xã tiến hành các hoạt động quản lý nguồn thu và chi.
b- Tổ chức thu ngân sách cấp xã
Căn cứ pháp lý để thực hiện thu NS xã là các văn bản: Luật NSNN; Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý NS xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước; các văn bản pháp quy của trung ương, địa phương về các chế độ thu NSNN nói chung và NS xã nói riêng. Quá trình thu NS xã được thực hiện trên cơ sở dự toán thu NSNN trên địa bàn xã, căn cứ vào phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các
quyết định cho việc thực hiện thu NS xã đảm bảo thu đúng, thu đủ; nghĩa là vừa đảm bảo các nguồn thu theo đúng quy định của pháp luật vừa triệt để khai thác các nguồn thu để hoàn thành dự toán thu đã định.
Đối với các khoản thuế: Để tổ chức thu NS xã, hiện nay hầu hết các khoản thuế tại xã do đội thuế các xã thu. Riêng thuế nhà đất ngành thuế ủy quyền cho ban tài chính xã thu. Căn cứ vào số thu đã nộp ngân sách, KBNN thực hiện điều tiết cho các cấp ngân sách theo quy định.
Từ năm 2007 đến nay, công tác quản lý thu NS xã qua KBNN được thực hiện tương đối tốt. Các khoản thu được nộp vào KBNN để hạch toán và điều tiết cho từng cấp ngân sách kịp thời, chính xác. Phòng Tài chính Kế hoạch và KBNN đã hướng dẫn cho kế toán xã thực hiện viết giấy nộp tiền vào ngân sách theo đúng mục lục ngân sách, hàng tháng đối chiếu với KBNN để xác định chính xác số thu và tồn quỹ NS xã.
Đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu từ hoa lợi công sản, thu phạt vi phạm hành chính, thu nhân dân đóng góp: do UBND cấp xã thực hiện thu