2.1.2 .Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã ở Lâm
3.2.6. Đẩy mạnh và tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà
Là ngân sách cấp cơ sở, ngoài việc chấp hành theo luật NSNN, ngân sách xã còn chịu sự chi phối bởi các nghị quyết và chính sách của nhà nước cấp Tỉnh. Tăng cường phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn theo hướng tự cân đối là góp phần thực hiện thành công công tác điều hành ngân sách địa phương nói riêng và quản lý nhà nước địa phương nói chung.
3.2.6.1 - Phân chia nguồn thu
Việc phân chia nguồn thu liên quan trực tiếp đến khả năng cân đối của mỗi cấp NS. Nguồn thu được phân cấp nếu gắn với kết quả tăng trưởng kinh tế trên địa bàn sẽ tác động đến sự năng động, tích cực và chủ động của từng địa phương trong công tác nuôi dưỡng, phát triển và động viên khai thác nguồn thu NSNN nói chung và NS xã nói riêng. Để tăng nguồn lực tài chính cho địa phương, khắc phục những hạn chế của cơ chế điều tiết hiện hành cần đẩy mạnh phân cấp cho ngân sách cấp xã.
-Đối với ngân sách phường: Để khuyến khích động viên chính quyền
phường tham gia quản lý khai thác nguồn thu cho ngân sách, HĐND tỉnh cần quy định cho ngân sách phường được điều tiết các khoản thu thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp đối với một số khu vực như khu vực doanh nghiệp địa phương do cấp huyện quản lý, khu vực ngoài quốc doanh. Điều này vừa tạo nguồn cân đối ngân sách phường vừa gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với công tác thu ngân sách, từ đó giảm dần trợ cấp ngân sách tiến đến tự cân đối được ngân sách .
-Đối với ngân sách xã, thị trấn: cần phải xem xét giảm dần các khoản
thu phân chia giữa các cấp NS, tăng cường phân cấp các khoản thu ngân sách xã, thị trấn hưởng 100% các nguồn thu như thuế nhà đất, thuế giá trị gia tăng,
hộ kinh doanh, các doanh nghiệp có mức thuế môn bài bậc 4-6... Khi các khoản thu này trở thành khoản thu 100% của ngân sách xã thì sẽ thúc đẩy các xã quan tâm quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn, đồng thời tích cực trong việc đầu tư phát triển dịch vụ, thương mại, khôi phục và phát triển làng nghề để mở rộng và phát triển nguồn thu. Mặt khác đề nghị với trung ương điều chỉnh cơ chế phân chia nguồn thu, giao cho UBND tỉnh quyết định tỷ lệ phân chia cho các cấp chính quyền địa phương để khắc phục tình trạng thừa nguồn tại một số xã, thị trấn.
3.2.6.2 – Hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức phân bổ ngân sách
Định mức phân bổ ngân sách nếu quá chi tiết sẽ khó thực hiện, nhưng nếu quá tổng hợp thì sẽ mang tính cào bằng, không phù hợp với thực tiễn. Do vậy, ngoài định mức được phân bổ theo biên chế, quỹ lương như; các định mức chi sự nghiệp cần phân thành 2 nhóm:
- Nhóm phân bổ theo loại xã như: chi khác của quản lý hành chính, chi
khác sự nghiệp y tế xã và y tế thôn bản, chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường.
- Nhóm phân bổ theo các tiêu chí cơ bản về kinh tế xã hội như: chi sự
nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn hóa – thể thao, sự nghiệp xã hội, chi an ninh quốc phòng. Đối với nhóm này, tùy thuộc mỗi lĩnh vực để xác định định mức theo tỷ lệ % dựa vào một trong các tiêu chí hoặc kết hợp một số tiêu chí như: diện tích, dân số, số thôn - tổ dân phố, số học sinh, số đối tượng chính sách, tỉ lệ hộ nghèo... để làm cơ sở đồng thời có tính đến những nhiệm vụ mang tính đặc thù về dân tộc, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng cho một số địa phương.
Định mức phân bổ ngân sách phải phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương; về cơ bản được ổn định trong cả giai đoạn, tuy nhiên hàng năm có sự
điều chỉnh chung trên cơ sở tốc độ trượt giá và các cơ chế, chính sách làm thay đổi nguồn thu và nhu cầu chi.
3.2.6.3 - Tăng cường phân cấp quản lý XDCB cho cấp xã.
Để huy động tối đa nguồn lực của nhân dân, các doanh nghiệp và cộng đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, cần đẩy mạnh phân cấp quản lý XDCB đối với cấp xã.
UBND tỉnh phân cấp cho UBND cấp xã làm chủ đầu tư các công trình có kỹ thuật đơn giản và tổng mức đầu tư không quá 3 tỷ đồng. Do các trình tự thủ tục về XDCB hiện nay phức tạp trong khi trình độ cán bộ xã có hạn, vì vậy UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng như Tài chính, Kho bạc nhà nước có cơ chế hướng dẫn quản lý, kiểm soát thanh toán riêng cho cấp xã trên cơ sở tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, đề cao vai trò và việc tự chịu trách nhiệm của chính quyền xã, cải cách giảm bớt các thủ tục hành chính cho đơn giản, dễ nắm bắt và dễ thực thi.
3.2.7. Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước.
Do đặc thù cấp xã vừa là một cấp ngân sách vừa là đơn vị thụ hưởng ngân sách, trình độ năng lực của cán bộ xã có những hạn chế nhất định, vì vậy KBNN cần đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi cho phù hợp với đặc thù của cấp xã bằng nhiều biện pháp như:
- Ban hành quy trình kiểm soát chi ngân sách xã đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch từ khâu nhập dự toán, điều chỉnh bổ sung dự toán, tạm ứng, thực hiện chi đến khâu thanh toán, quyết toán chi ngân sách xã. Trên cơ sở đó tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn cho chủ tịch và kế toán để thực hiện theo quy trình.
cho các xã trong quá trình giao dịch, nhất là đối với những xã đồng bào dân tộc, xã vùng sâu vùng xa cách xa trung tâm huyện. Phân công, phân nhiệm lại giữa các bộ phận trong nội bộ đơn vị KBNN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị đến giao dịch, đảm bảo đơn vị chỉ cần đến một bộ phận để nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận đó.
3.3. Kiến nghị.
Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, lại vừa là đơn vị sử dụng ngân sách. Đóng vai một cấp ngân sách, ngân sách xã được phân cấp quản lý nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi như một cấp ngân sách thực thụ. Đóng vai một đơn vị sử dụng ngân sách, cấp xã cũng có nhiệm vụ trực tiếp chi tiêu các nguồn kinh phí theo tiêu chuẩn, chế độ, định mức theo quy định. Chính yếu tố “ lưỡng tính” này của ngân sách xã đã tạo những trở ngại không nhỏ cho quá trình quản lý ngân sách xã tại nước ta trong thời gian qua. Vì vậy cần có những giải pháp điều chỉnh cụ thể như: