2.1.2 .Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã ở Lâm
3.2.1. Hoàn thiện trong quản lý khai thác nguồn thu ngân sách xã
3.2.2.1 - Khai thác đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu cho ngân sách xã
Một quan điểm cần quán triệt cho chính quyền cấp xã là không chỉ biết khai thác thu từ “cái đã có sẵn” mà phải biết tạo ra “cái mới” có thể đem lại nguồn thu cho địa phương. Cụ thể như đầu tư một số cơ sở hạ tầng có thể đem lại nguồn thu cho xã như xây dựng các kiosque, quày sạp để cho thuê, đầu tư nạo vét ao hồ để cho đấu thầu chăn nuôi thủy sản, làm các bến bãi để vừa giữ
gìn trật tự an toàn giao thông vừa thu được lệ phí trông giữ xe...
3.2.2.2 – Hoàn thiện phương thức quản lý thu
Tổ chức thu trên cơ sở phân loại nguồn thu để triển khai thu cho phù hợp và hiệu quả.Phát huy nội lực, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc tăng cường quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách qua việc phân cấp thu hoặc ủy nhiệm cho cấp xã thu.
+ Đối với đội Thuế: Tiến hành trực tiếp thu các khoản thuế phí mà
phương pháp xác định, quản lý thuế tương đối phức tạp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp, hoặc quy trình thu nộp liên quan đến nhiều cơ quan như lệ phí trước bạ.
+ Đối với UBND xã: Chi cục Thuế thực hiện phương thức ủy nhiệm
cho UBND cấp xã để tổ chức thu đối với các loại thuế, phí sau: Thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ có mức thuế môn bài từ bậc 4-6 (bao gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt...). UBND xã ủy quyền cho các thôn, tổ dân phố thu các khoản thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu huy động nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và thu các quỹ công chuyên dùng. Các khoản thu thuế phí còn lại, các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% như thu từ hoạt động sự nghiệp thuộc xã quản lý, thu phạt vi phạm hành chính, thu hoa lợi công sản và thu khác ngân sách sẽ do bộ phận tài chính kế toán xã tiến hành thu.
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý điều hành chi ngân sách xã
Do các nguồn thu không rải đều trong suốt niên độ ngân sách, mỗi nguồn thu có tính chất và đặc điểm thu khác nhau. Cụ thể như nguồn thu thuế môn bài, thu tiền hợp đồng đấu thầu hoa lợi công sản thường tập trung vào quý 1, nguồn thu thuế nhà đất thường được thu tập trung trong quý 2, nguồn thu lệ phí công chứng phát sinh nhiều trong thời điểm tuyển sinh đại học, nguồn thu nhân dân đóng góp lại tập trung thời điểm các hộ có thu nhập khi thu hoạch sản phẩm cây công nghiệp vào quý 4, có nguồn thu lại tương đối ổn định trong cả năm như thu lệ phí chợ, ...do vậy UBND xã cần phải dự kiến được tiến độ và thời điểm thu của từng nguồn thu để xác định số thu ngân sách trong kỳ từ đó bố trí thực hiện dự toán chi cho phù hợp. Ở những thời điểm nguồn thu hạn hẹp thì UBND xã phải tăng cường rút trợ cấp, ưu tiên nhiệm vụ chi cho con người và các hoạt động thiết yếu, tạm ngưng chi khác, chi mua sắm; Khi nguồn thu dồi dào thì tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, xây dựng, tu bổ kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị ...
3.2.2.2 - Xác định thứ tự ưu tiên chi cho các lĩnh vực.
Đảm bảo cho các nhu cầu chi thường xuyên trên địa bàn là nhiệm vụ lớn nhất của ngân sách cấp xã. Trong điều kiện bình thường thì việc đảm bảo cho hoạt động của bộ máy chính quyền, Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp phải được ưu tiên hàng đầu, tiếp đến là chi cho công tác an ninh quốc phòng và an sinh xã hội, sau đó là các nhiệm vụ chi mang tính chất phong trào, hỗ trợ như chi sự nghiệp văn hóa, thể thao, sự nghiệp giáo dục.
Tuy nhiên ở những xã trọng điểm về an ninh, chính trị, những vùng phức tạp về dân tộc, tôn giáo thì chi cho công tác an ninh quốc phòng và an sinh xã hội lại được đưa lên ưu tiên hàng đầu. Việc xác định thứ tự ưu tiên là cơ sở để chính quyền cấp xã điều hành chi ngân sách cho phù hợp trong từng thời kỳ.