Về chế độ kế toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn thu chi ngân sách nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 105)

2.1.2 .Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng

3.3.3. Về chế độ kế toán ngân sách xã

Chế độ kế toán ngân sách xã trong những năm qua đã được Bộ Tài chính nhiều lần bổ sung, điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu về hệ thống biểu mẫu kế toán ngân sách xã. Hệ thống sổ sách chủ yếu vẫn được thiết kế trên nền tảng nhập liệu bằng tay như trước đây, do đó có những biểu mẫu được thiết kế không phù hợp, nhiều cột mục không cần thiết làm cho sổ sách kế toán khi thực hiện rất dài dòng (một nghiệp vụ có thể có số cột kéo dài qua nhiều trang gây khó khăn khi nhập liệu, khó theo dõi đối chiếu, khi in sổ bị lãng phí) như sổ chi tiết thu ngân sách, sổ chi tiết chi ngân sách, sổ Cái...

Thực tế công tác hạch toán kế toán hiện nay đã được tin học hóa, các biểu mẫu được lập tự động bằng phần mềm chuyên dụng, đồng thời hàng tháng Kho bạc nhà nước đã in báo cáo thu chi ngân sách chi tiết đến từng mục, tiểu mục, chi tiết theo số phát sinh trong kỳ và số lũy kế. Vì vậy nên điều chỉnh hệ thống sổ sách cho phù hợp với tin học hóa, cải tiến và giảm bớt những biểu mẫu bắt buộc, đồng thời bổ sung thêm những biểu mẫu tùy chọn để kế toán xã tham khảo, chọn lựa cho phù hợp với tình hình hoạt động ngân sách và tài chính xã.

Trong thời gian qua, trên phạm vi cả nước chương trình kế toán ngân sách xã đã được thực thiện bằng phần mềm chuyên dụng KTXa do Cục Thống kê Tin học – Bộ Tài chính thiết kế. Tuy nhiên do KTXa là chương trình miễn phí nên việc nắm bắt những nhu cầu của người sử dụng, việc điều chỉnh bổ

lý tình huống cho người sử dụng gần như không có. Do vậy qua một thời gian thực hiện thì nhiều địa phương không còn sử dụng chương trình này nữa vì không đạt hiệu quả, hay bị hỏng hóc gây nhiều trở ngại cho kế toán xã trong quá trình sử dụng, không tương thích và không tích hợp được vào hệ thống dữ liệu của cơ quan kho bạc và cơ quan tài chính.

Để khắc phục vấn đề này, cần thực hiện việc đưa cơ chế thị trường vào hoạt động tin học hóa chương trình kế toán xã. Cục Thống kê Tin học cần phải xem chương trình phần mềm kế toán xã KTXa là một sản phẩm hàng hóa để sản xuất ra sản phẩm chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm này phải được đánh giá, so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, trong trường hợp nếu không đáp ứng được yêu cầu thì nhà nước có thể cho tổ chức đấu thầu nhằm tìm ra sản phẩm tốt nhất để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc và tích hợp vào hệ thống thông tin của ngành tài chính. Nhờ đó công tác kế toán ngân sách xã sẽ đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo cung cấp thông tin về tài chính ngân sách chính xác, kịp thời hơn phục vụ cho quản lý điều hành ngân sách xã đạt kết quả.

KẾT LUẬN

Xã là cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống pháp quyền của nước ta, xã trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật và nhà nước, là cấp chính quyền có quan hệ trực tiếp với dân, giải quyết các vấn đề của dân. Ngân sách xã là ngân sách của chính quyền cấp cơ sở, có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động quản lý của chính quyền cấp cơ sở, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Quản lý ngân sách nói chung và quản lý ngân sách cấp xã nói riêng luôn là đề tài được quan tâm và mang tính thời sự cao. Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, quản lý ngân sách xã trong cả nước cũng đã và đang được đổi mới căn bản. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả sử dụng ngân sách xã.

Quản lý ngân sách cấp xã phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức khai thác các nguồn lực để tập trung cho thu ngân sách, trên cơ sở đó bố trí chi tiêu hợp lý, kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với quá trình quản lý điều hành ngân sách của chính quyền nhà nước cấp xã. Ngân sách cấp xã phải đảm bảo cho chính quyền nhà nước cấp xã hoạt động có hiệu lực, đảm bảo cho sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế chung của cả nước với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, giữa chính sách an sinh xã hội chung với sự tiến bộ xã hội ở nông thôn, để ngân sách cấp xã thực sự là công cụ tài chính điều tiết vĩ mô hoạt động kinh tế - xã hội ngay từ cơ sở.

Thông qua quá trình khảo sát ý kiến của một số cán bộ chính quyền cấp xã và cán bộ trong ngành tài chính, nghiên cứu các số liệu, dữ liệu và tình hình thực tiễn hoạt động quản lý thu chi ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Căn cứ các quy định của Luật NSNN, Luật Kế toán và các chế độ quản

tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tìm ra nguyên nhân và tập trung nghiên cứu các nguyên nhân làm cơ sở để đề ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.

Các nguyên nhân và giải pháp được lấy ý kiến khảo sát của đa số cán bộ làm công tác quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh và nhận được sự thống nhất cao từ các cán bộ làm công tác quản lý tài chính - ngân sách được điều tra. Trong số các giải pháp đề ra, một số giải pháp được kế thừa và sửa đổi, bổ sung để vận dụng phù hợp với thực trạng của tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Luận văn đã đưa ra một số giải pháp mới là:

- Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên cơ sở tăng cường phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn theo hướng tự cân đối. Cụ thể bằng các biện pháp đẩy mạnh phân cấp một số nguồn thu cho ngân sách cấp phường, thị trấn; điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các khoản thu đối với ngân sách xã, thị trấn để khắc phục tình trạng mất cân đối trong phân bổ nguồn lực giữa các xã; hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chí phân bổ chi ngân sách vừa đảm bảo tính thống nhất vừa linh hoạt phù hợp với thực tiễn, không tạo ra khoảng cách quá chênh lệch giữa các vùng. Với những nội dung và giải pháp đề xuất của luận văn, trước mắt các cơ quan chức năng có thể xem xét tham khảo để đề nghị UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh căn cứ thẩm quyền và phạm vi quy định theo Luật ngân sách điều chỉnh một số nội dung về cơ chế phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, đồng thời nghiên cứu tham gia góp ý sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước và kiến nghị với trung ương điều chỉnh một số nội dung trong quy định phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách địa phương (trong đó có ngân sách xã )

-Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quản nguồn lực ngân sách, luận văn đề xuất giải pháp giúp cho UBND xã thực hiện việc nắm bắt kịp thời và phân tích các thông tin tài chính ngân sách để điều hành chi ngân sách trên cơ sở tiến độ thu ngân sách, vấn đề này phải xác định và dự kiến ngay từ khi lập dự toán và tiếp tục thực hiện trong suốt quá trình chấp hành dự toán. Qua đó khắc phục thực trạng mất cân đối ngân sách dẫn đến không đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu chi làm ảnh hưởng đến hoạt động của UBND xã và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

-Để giải quyết một vấn đề tồn tại về nhân tố con người phổ biến ở hầu hết các địa phương hiện nay là trình độ năng lực của cán bộ xã có hạn, đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính tài chính không ổn định, luận văn đã đề xuất một số biện pháp thiết thực nhằm bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ hiểu biết về lĩnh vực tài chính ngân sách cho những người đóng vai trò quyết định trong quản lý điều hành ngân sách, phê chuẩn ngân sách, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và ổn định đội ngũ những người làm công tác tài chính ngân sách ở xã. Đồng thời cũng đề xuất việc điều chỉnh chính sách chế độ đối với cán bộ xã, thay đổi cách nhìn nhận về chức danh và vai trò của cán bộ không chuyên trách tại xã để giúp đội ngũ cán bộ này an tâm công tác và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Đề ra giải pháp giúp các cơ quan quản lý cấp trên, các Ban, đơn vị thuộc xã được giao nhiệm vụ kiểm tra có thể nâng cao năng lực và hiệu quả trong công tác kiểm tra việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách cấp xã, đồng thời giúp cho UBND xã biết tiến hành việc tự kiểm tra trong quá trình quản lý điều hành ngân sách xã, thực thi các chính sách chế độ của nhà nước. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra sẽ là động lực thúc đẩy UBND xã quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách.

nhiều khó khăn, thách thức, điều này sẽ ảnh hưởng và tác động đến tiến trình ổn định và phát triển của ngân sách địa phương nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng. Để công tác quản lý ngân sách xã từng bước hoàn thiện, bên cạnh các giải pháp kiến nghị với Trung ương về cơ chế chính sách, việc kết hợp thực hiện đồng bộ, hữu hiệu các giải pháp nhằm củng cố, tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp xã trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện cho ngân sách cấp xã tỉnh Lâm Đồng đổi mới và có sự chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính công hiệu quả, bền vững, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương góp phần vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, NXB chính trị quốc gia, Hà nội

2. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện,

Nxb Tài chính, Hà Nội

3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003

Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

4. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày

12/12/2005 Ban hành chế độ kế toán ngân sách và tài chính cấp xã

5. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008

của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành hệ thống mục lục NSNN

6. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008

Hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012

Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn.

8. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất

bản Tài chính, Hà Nội

9. Chính Phủ (2010), Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về

ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011

10. Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (2011), Niên giám thống kê tỉnh lâm

Đồng 2010, Nhà xuất bản Thống kê

11. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ - Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia TPHCM

11. Bùi Thị Mai Hoài (2007), Cân đối NSNN Việt Nam trong nền kinh tế

thị trường, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Bùi Thị Mai Hoài, Sử Đình Thành (2009), Tài chính công và phân tích

chính sách thuế, Nxb Lao động Xã hội.

13. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Một số vấn đề về phân cấp quản lý

ngân sách nhà nước -Tạp chí Luật Tài chính – Số 7/ 2012

14. HĐND Tỉnh Lâm Đồng (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội

Lâm Đồng 2007-2010.

15. HĐND Tỉnh Lâm Đồng (2006), Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND ngày

08/12/2006 về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2007

16. HĐND Tỉnh Lâm Đồng (2006), Nghị quyết 57/2006/NQ-HĐND ngày

08/12/2006 về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách địa phương tỉnh Lâm Đồng

17. HĐND Tỉnh Lâm Đồng (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội

Lâm Đồng 2011-2015.

18. HĐND Tỉnh Lâm Đồng (2010), Nghị quyết 153/2010/NQ-HĐND ngày

08/12/2010 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011

19. HĐND Tỉnh Lâm Đồng (2010), Nghị quyết 156/2010/NQ-HĐND ngày

08/12/2010 về định mức phân bổ ngân sách tỉnh Lâm Đồng năm 2011

20. HĐND Tỉnh Lâm Đồng (2010), Nghị quyết 157/2010/NQ-HĐND ngày

08/12/2010 về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015

21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện quản lý kinh tế

(2007), Giáo trình Quản lý kinh tế, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội . 22. Vũ Thị Nhài (2007), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Nxb Tài

chính.

24. Sử Đình Thành (2006), Lý thuyết tài chính công - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM

25. Sử Đình Thành (2004), Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết

quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam- Nhà xuất bản Tài

chính.

26. UBND Tỉnh Lâm Đồng (2011), Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày

12/5/2011 về Ban hành Đề án “Đổi mới công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015”.

27. UBND Tỉnh Lâm Đồng (2011), Quyết định số 1429/QĐ-UBND ngày

01/7/2011 về việc phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

28. Phạm Thị Thanh Vân (2008), “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế

phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn thu chi ngân sách nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)