1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân
1.2.1 Các khái niệm :
+ Quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sửa dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nƣớc đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt, quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tƣ pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
+ Quản lý nhà nước về kinh tế::
Quản lý Nhà nƣớc về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nƣớc lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nƣớc, các cơ hội có thể có, để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế đất nƣớc đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lƣu quốc tế.
Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nƣớc về kinh tế dƣợc thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của Nhà nƣớc.
Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nƣớc về kinh tế đƣợc hiểu nhƣ hoạt động quản lý có tính chất Nhà nƣớc nhằm điều hành nền kinh tế, đƣợc thực hiện bởi cơ quan hành pháp
+ Quản lý nhà nước đối với KTTN:
Quản lý nhà nƣớc đối với KTTN là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền nhà nƣớc lên khu vực kinh tế tƣ nhân, nhằm đƣa KTTN phát triển vì mục tiêu chung của nền kinh tế. Theo đó, quản lý nhà nƣớc về khu vực KTTN là quản lý cả bộ phận kinh tế TBTN và kinh tế cá thể, tiểu chủ.
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN
KTTN có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy Nhà nƣớc phải tăng cƣờng quản lý đối với khu vực này. Điều đó xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất, phải quản lý KTTN là để hạn chế những khuyết tật vốn có của nó. Vì theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tối đa, KTTN dễ vi phạm pháp luật. Ở các nƣớc đang phát triển trong đó có nƣớc ta, do luật pháp chƣa hoàn thiện, nên khu vực KTTN sẵn sàng bộc lộ những tiêu cực nhƣ buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thƣơng mại, trốn tránh đăng ký kinh doanh, trốn thuế… Ở các nƣớc này, môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh chƣa đƣợc đảm bảo. Thông qua cạnh tranh, các chủ tƣ nhân thƣờng tìm các thủ đoạn không kinh tế để triệt tiêu nhau. Các biện pháp mà họ thƣờng dùng là bán phá giá, đầu cơ, tích trữ… Đây là những khả năng tiềm tàng gây ra sự mất ổn định kinh tế, rối loạn thị trƣờng, dễ dẫn đến các cơn sốt giá cả, thổi bùng lạm phát.
Cũng vì chạy theo lợi nhuận mà KTTN thƣờng cạnh tranh không lành mạnh. Do quá chú trọng đến lợi ích cá nhân, lợi ích trƣớc mắt nên hoạt động của các chủ tƣ nhân thƣờng thiếu tổ chức phối hợp, tự gây khó khăn cho nhau trên thị trƣờng, làm suy yếu sức mạnh cạnh tranh của nhau, hạn chế khả năng chen chân và đứng vững trên thị trƣờng thế giới.
can thiệp thích hợp và những chính sách cụ thể để có thể làm cho khu vực KTTN phát huy hết vai trò tích cực của nó, đƣa kinh tế tƣ nhân phát triển đúng quỹ đạo, đúng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, quản lý KTTN là để hƣớng dẫn khu vực này dần dần đi theo quỹ đạo phát triển của Nhà nƣớc. Kinh tế tƣ nhân chỉ có thể phát triển đúng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, khi Đảng và Nhà nƣớc xây dựng đƣợc và ngày càng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo đầy đủ hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân phát triển, nâng cao và tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc kết hợp với việc phát huy tốt hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội khác trong hệ thống chính trị đối với sự phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa của kinh tế tƣ nhân. Không ngừng đổi mới mạnh mẽ kinh tế Nhà nƣớc để phát huy vai trò chủ đạo và định hƣớng của nó trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, quản lý KTTN là nhằm tái lập sự cân đối của nền kinh tế. Do bản chất tƣ hữu, chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa, nên các chủ doanh nghiệp tƣ nhân thƣờng tự phát đổ xô vào các ngành, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao (nhƣ thƣơng mại, dịch vụ…), dẫn đến tình trạng có các ngành, lĩnh vực rất cần cho đời sống nhƣng tỷ suất lợi nhuận thấp, nếu không đƣợc ngân sách nhà nƣớc tài trợ thì sẽ ít đƣợc tƣ nhân đầu tƣ.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân
Để quản lý khu vực KTTN, cụ thể lầ quản lý các DNTN có hiệu quả, Nhà nƣớc cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
1. Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp.
2. Tổ chức đăng ký kinh doanh; hƣớng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho ngƣời quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
4. Thực hiện chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp theo định hƣớng và mục tiêu của chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
5. Kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp; giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo khác. Nhà nƣớc, chủ thể quản lý chỉ quản lý doanh nghiệp với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh theo pháp luật. Vì vậy quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân phải đảm bảo nguyên tắc:
- Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, với phát luật trong nƣớc và thông lệ quốc tế.
- Thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp bằng phát luật, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác điều tra, giám sát của Nhà nƣớc.
- Trách nhiệm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp phải đƣợc phân định rõ ràng gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nƣớc cụ thể. Các cơ quan nhà nƣớc quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa nghề thì chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nƣớc, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tƣơng ứng.
- Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp cần gắn với hoạt động giám sát doanh nghiệp của các chủ thể khác, khuyến khích, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm tra giám sát chủ nợ, bạn
hàng của các hiệp hội, xã hội và cộng đồng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng: Nhà nƣớc vừa đóng vai trò chủ thể quản lý nền kinh tế thị trƣờng, trong đó có khu vực kinh tế tƣ nhân, đồng thời Nhà nƣớc cũng là đối tác của kinh tế tƣ nhân. Với tƣ cách là chủ thể quản lý đối với kinh tế tƣ nhân, Nhà nƣớc ban hành luật pháp; ban hành và thực hiện cơ chế quản lý phù hợp với cơ chế thị trƣờng và luật pháp quốc tế, hỗ trợ (không phải là bảo hộ) các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ nông dân; kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Trong mối quan hệ này, Nhà nƣớc là chủ thể quản lý nhƣng phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phục vụ nhân dân, những tổ chức và cá nhân đại diện cho chủ thể quản lý không đƣợc gây phiền hà cho doanh nhân để hƣởng lợi bất chính.
Với tƣ cách là đối tác của kinh tế tƣ nhân, nhà nƣớc đóng hai vai trò, vừa là khách hàng, hộ tiêu dùng lớn của kinh tế tƣ nhân (trƣớc đây chỉ có doanh nghiệp nhà nƣớc), vừa là đối tác liên doanh, hợp tác thông qua các doanh nghiệp nhà nƣớc. Trong mối quan hệ đối tác, kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, quan hệ giữa các cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc là quan hệ bình đẳng trƣớc pháp luật, quan hệ hợp tác và cạnh tranh cùng có lợi.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý KTTN
1.2.4.1. Luật pháp và thể chế
Đây là hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong các nền kinh tế hiện đại, quản lý kinh tế trƣớc hết đƣợc thực hiện bằng pháp luật và quyền lực. Pháp luật là loại công cụ tác động mang tính chất bắt buộc. Pháp luật xác định hành lang vận động cho đối tƣợng quản lý, dựa trên cơ sở chức năng quản lý và uy quyền của Nhà nƣớc. Để quản lý nền kinh tế,
Nhà nƣớc cần sử dụng hệ thống các công cụ chủ yếu nhƣ đƣờng lối, chiến lƣợc phát triển, hệ thống pháp luật, các hệ thống chính sách…để tác động vào quan hệ lợi ích của các chủ thể kinh tế, khuyến khích họ theo đuổi lợi ích riêng và hoạt động cho sự phát triển chung của đất nƣớc.
Vì vậy nếu hệ thống pháp luật và thể chế chính sách đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo hành lang pháp lý và môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các Doanh nghiệp hoạt động và phát triển góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, đồng thời nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc đối với các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tƣ nhân.
Ngƣợc lại nếu hệ thống pháp luật và thể chế chính sách không đầy đủ và thiếu đồng bộ sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng để làm lợi cho bản thân và làm phƣơng hại đến lợi ích xã hội, gây ra sự mất ổn định kinh tế, rối loạn thị trƣờng … làm ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc và sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức và hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước.
Là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hệ thống quản lý Nhà nƣớc. Bộ máy quản lý nhà nƣớc là hệ thống các cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đƣợc tổ chức và hoạt động theo những quy tắc chung, thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Vì vậy nếu tổ chức bộ máy nhà nƣớc cồng kềnh thì sẽ phát sinh ra nhiều thủ tục hành chính rƣờn rà, không đồng bộ và trùng lặp, chồng chéo trong quản lý ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển.
Vì vậy cần xây dựng bộ máy quản lý nhà nƣớc gọn nhẹ, khoa học và hiệu lực sẽ giảm đƣợc tính mệnh lệnh, quan liêu và trùng lặp, chồng chéo trong công tác quản lý . Tổ chức bộ máy quản lý khoa học, sát đúng mục tiêu,
yêu cầu của thực tiễn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo đúng định hƣớng và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nƣớc.
Cán bộ, công chức Nhà nƣớc là ngƣời đại diện cho Nhà nƣớc, là ngƣời thực thi công vụ, trực tiếp định hƣớng, dẫn dắc nhân dân và doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và là cầu nối giữa Nhà nƣớc với nhân dân và các doanh nghiệp và ngƣợc lại. Cán bộ, công chức là ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định các đƣờng lối, chính sách, các thể chế và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vì thế hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức quyết định hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nƣớc.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc đối với các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tƣ nhân nói riêng, đòi hỏi Nhà nƣớc phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật trong hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý của nhà nƣớc; Cụ thể hóa thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc hỗ trợ và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học và đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu là các nhân tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nƣớc.
1.2.4.3. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển theo quy hoạch.
Tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trƣờng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nhƣ vậy, có thể thấy, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt đƣợc trong một thời kỳ dài. Việc quản
lý nhà nƣớc đối với KTTN tuân theo các quan điểm, đƣờng lối trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của đất nƣớc. Chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội đề ra định hƣớng để từ đó xây dựng các các chính sách về phát triển KTTN một cách có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác và sử dụng dữ liệu có hiệu quả phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
1.2.4.4. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi chính sách
Cơ chế phối hợp chính là phƣơng thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao nhằm thực hiện mục tiêu chung.
Quản lý nhà nƣớc đối với KTTN, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh nghiệp là đối tƣợng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể:
Thứ nhất, cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng nhƣ các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế.
Thứ hai, cơ chế phối góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền