Chính sách của nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế tƣ nhân ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Trang 37 - 41)

Nam

1.3.1. Trước năm 1986

Ở Việt Nam, vai trò và vị trí của kinh tế tƣ nhân đã đƣợc Hồ Chủ tịch khẳng định ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Ngƣời cho rằng trong chế độ dân chủ mới, có năm loại hình kinh tế khác nhau, trong đó kinh tế tư bản của tư nhân xếp ở vị trí thứ tư trên cả kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế tư bản của tư nhân tuy có bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế.

Sau ngày hoàn bình lập lại 30/04/1975, Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế XHCN trên cả hai miền Nam – Bắc, theo đó, các nhà kinh doanh, các công ty và DN có quy mô nhỏ và vừa chỉ chiếm một vai trò hạn chế dưới tác động của kinh tế kế hoạch tập trung. Các hình thức sở hữu tƣ nhân dƣới dạng DN bị hạn chế tồn tại ở Việt Nam. Nhà nƣớc Việt Nam đã tiến hành quốc hữu hoá 32.000 cơ sở sản xuất kinh doanh của cả ngƣời Việt Nam lẫn ngƣời nƣớc ngoài. Trong thời gian từ năm 1979 – 1986, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, các loại hình DN có nguồn gốc sở hữu ngoài nhà nƣớc và ngoài tập thể không đƣợc phép tồn tại, chỉ có DN quốc doanh, cơ sở sản xuất thuộc sở hữu tập thể và hợp tác xã mới đƣợc khuyến khích tồn tại. Chính do ảnh hƣởng của cơ chế quản lí tập trung, quan liêu bao cấp ở thời kỳ này mà mệnh lệnh hành chính vẫn còn nặng nề, quản lí chủ yều bằng Chỉ thị, Nghị quyết, pháp luật bị coi nhẹ.

1.3.2. Từ năm 1986 đến nay

Việt Nam đã coi trọng vai trò và có những chính sách định hƣớng đúng cho kinh tế tƣ nhân phát triển, khẳng định khu vực này là một trong những động lực của nền kinh tế, việc đó thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng: Nghị quyết Trung ƣơng 6 khoá VI (29/3/1989) tiếp tục khẳng định đƣờng lối đổi mới và bổ xung cụ thể hóa một bƣớc quan trọng: khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ, kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh. Nhƣng, để bảo đảm sự kiểm soát và điều tiết của nhà nƣớc, Đảng ta chủ trƣơng hƣớng kinh tế tƣ nhân vào kinh tế hợp tác xã với quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh không hạn chế, địa bàn hoạt động trong những ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, dịch vụ mà luật pháp không cấm.

Hiến pháp (1992, 2001), thể hiện bƣớc ngoặt lớn trong việc cụ thể hoá đƣờng lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với sự tồn tại lâu dài, hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tƣ nhân. Bên cạnh công nhận kinh tế tƣ nhân, Điều 57 Hiến pháp 1992 còn xác định quyền tự do kinh doanh cho công dân với tƣ cách là một trong những quyền năng kinh tế cơ bản nhất của con ngƣời. Nền tảng pháp lí đó là hết sức vững chắc để từ đây kinh tế tƣ nhân mới có cơ họi thể hiện mình trong nền kinh tế

Về chủ trƣơng, chính sách đối với kinh tế tƣ nhân, Điều 15 Hiến pháp 1992 đã xác định nhà nƣớc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lí của nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) khẳng định: "Tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi cá nhân trong và ngoài nƣớc khai thác tiềm năng, ra sức phấn đấu đầu tƣ phát

triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trƣớc pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 thay thế cho Luật công ty và Luật doanh nghiệp KTTN mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Luật doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo môi trƣờng kinh doanh thực sự thuận lợi và khuyến khích thúc đẩy các nguồn nội lực, cụ thể hoá và phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh theo pháp luật.

Đại hội IX còn quan tâm tạo điều kiện cho "kinh tế tƣ bản tƣ nhân phát triển trên những định hƣớng ƣu tiên của Nhà nƣớc, kể cả đầu tƣ ra nƣớc ngoài". Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) đã xác định: "Kinh tế tƣ nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tƣ nhân là vấn đề chiến lƣợc lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hƣớng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội của đất nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế".

Đại hội X đề ra mục tiêu trong 5 năm (2006-2010) nhấn mạnh: thành phần kinh tế tƣ nhân (cá thể, tiểu chủ, tƣ bản tƣ nhân) hoạt động theo pháp luật, là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trƣớc pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đối tƣợng tham gia vào khu vực kinh tế tƣ nhân cũng đƣợc mở rộng hơn: "Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin". Một trong những nhân tố cốt lõi, là do Việt Nam có chính sách ngày càng cởi mở và đúng đắn hơn đối với khu vực kinh tế tƣ nhân.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã có những khái quát mới về lý luận: “Phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.” Lần đầu tiên trong Văn kiện, Đảng ta nêu đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Đây là một bƣớc phát triển mới trong nhận thức lý luận của Đảng về nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. .

Từ những quan điểm trên, các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc đối với phát triển KTTN trong những năm qua đã có sự chuyển hƣớng rõ rệt. Đặc biệt với sự ra đời của Luật doanh nghiệp (1999) và các văn bản pháp luật liên quan đã tạo cơ sở hành lang pháp lý quan trọng, tạo ra một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp, tạo động lực mạnh mẽ cho các thành phần kinh tế phát triển, trong đó có các thành phần thuộc KTTN.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƢ NHÂN Ở TỈNH NGHỆ AN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)