Định hƣớng và mục tiêu quản lý đối với KTTN ở tỉnh Nghệ An đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Trang 67 - 69)

2.2.5 .Một số kết quả chủ yếu về phát triển DNTN ở Nghệ An 2007-2013

3.2. Định hƣớng và mục tiêu quản lý đối với KTTN ở tỉnh Nghệ An đến năm

An đến năm 2020.

3.2.1. Định hướng:

Với quan điểm KTTN đƣợc tự do kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đồng thời để khai thác tốt hơn tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát huy hiệu quả hơn mọi nguồn lực còn tiềm ẩn của nền kinh tế địa phƣơng trong thời gian tới, tiếp tục khuyến khích KTTN phát triển trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn theo hƣớng sau:

Thứ nhất, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tƣ nhân trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo sự tăng trƣởng cao để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong GDP, giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu ngân sách và kích thích các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển. Tập trung chỉ đạo nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh, nhƣ: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, đồ uống; Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, thuỷ điện, nhiệt điện, điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học; dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển KTTN trong các ngành dịch vụ, tạo giá trị cao, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách và tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ. Phấn đấu để Nghệ An trở thành trung tâm dịch vụ thƣơng mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục đào tạo và y tế của khu vực Bắc Trung bộ. Đầu tƣ xây dựng, nâng cấp mạng lƣới chợ bao gồm chợ huyện, chợ vùng, chợ nông thôn. Phát triển hệ thống mạng lƣới hạ tầng thƣơng mại, nhất là hệ thống chợ, siêu thị.

Xây dựng các trung tâm thƣơng mại Vinh - Cửa Lò tầm quốc gia theo đề án xây dựng Thành phố Vinh thành Trung tâm kinh tế - văn hoá vùng bắc Trung bộ. Nâng cao chất lƣợng các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh và phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hoá lịch sử, sinh thái, nghỉ dƣỡng, du lịch biển...

Khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: Tƣ vấn, lao động, đào tạo nghề, xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, vận tải, thông tin truyền thông, công nghệ thông tin,...

Thứ ba, tập trung nguồn lực phát triển các doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong các ngành, nghề: dịch vụ nông nghiệp; trồng rừng, chế biến lâm sản; nuôi, trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, nhất là trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu; chăn nuôi, nhất là đại gia súc....Tập trung vào các sản phẩm trọng điểm: lạc, mía, chè, cam, cà phê, dứa, cao su, trâu, bò, lợn.... Hỗ trợ KTTN đầu tƣ phát triển kinh tế biển đây là là một trong ba mục tiêu phát triển kinh tế theo vùng của tỉnh. Tỉnh có đề án phát triển kinh tế vùng biển toàn diện trên các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt xa bờ, chế biến hải sản, phát triển du lịch, dịch vụ biển…khai thác tối đa các tiềm năng về tài nguyên, nguồn lợi, đất đai, lao động, nguồn vốn và thị trƣờng để thúc đẩy kinh tế biển phát triển nhanh, mạnh, đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định, bền vững

Thứ tư, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tƣ nhân tại các vùng trọng điểm khác của tỉnh nhằm tạo các cực tăng trƣởng cho nền kinh tế địa

phƣơng, nhƣ: Vùng Hoàng Mai - Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ (phát triển các ngành công nghiệp động lực nhƣ xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp cơ khí, hoá chất, cảng biển...); Vùng Tân Kỳ - Đô Lƣơng - Nghĩa Đàn - Thái Hoà - Quỳ Hợp gắn với Miền Tây Nghệ An (phát triển công nghiệp chế biến nông sản, sữa, đƣờng, chăn nuôi đại gia súc, Thủy điện, xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản....); Vùng cửa biển các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, Thị xã Cửa Lò (phát nuôi trồng thủy sản); Vùng Pù Mát (Con Cuông), hang Bua (Quỳ Châu); Đền chín gian (Quế phong) (phát triển Du lịch sinh thái và văn hóa)...

3.2.2. Mục tiêu :

- Phấn đấu đến năm 2020, tổ chức và hƣớng dẫn đăng ký kinh doanh cho 6.000 doanh nghiệp thuộc thành phần KTTBTN hoạt động; vốn đăng ký 5,2 - 6,5 tỷ/ bình quân 1 doanh nghiệp.

- Tạo thêm khoảng 22.000 - 25.000 việc làm hàng năm trong giai đoạn 2011- 2020

- Đóng góp 30 - 40 % tổng nguồn thu nội địa của tỉnh;

- Tỷ lệ lao động làm việc trong các DN đƣợc đào tạo đạt 50 - 60%. - Đào tạo, tập huấn kiến thức nghiệp vụ và các quy định của pháp luật có liên quan cho 80 - 90 % doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)