1.3 .Chính sách biên mậu của hai nƣớc ViệtNam và Trung Quốc
2.3. Thực trạng quan hệ thƣơng mại qua biên giới ViệtNam và Trung
2.3.3. Tình hình buôn lậu ở tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới có hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ, có hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia, nhiều cặp chợ đường biên và các điểm giao lưu hàng hóa khác. Với vị trí tương đối thuận tiện, Lạng Sơn đã nhanh chóng trở thành một trong những khu vực kinh tế năng động, thương mại và du lịch phát triển nhất là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, là đầu mối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh trong nước với Trung Quốc, thu hút và ngày càng mở rộng các hoạt động liên doanh liên kết trong và ngoài nước.
Bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, việc mở cửa giao lưu hàng hóa qua biên giới cũng nảy sinh những phức tạp mới trong quản lý. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, dây dưa trốn thuế… có chiều hướng gia tăng cả về số lượng mặt hàng và giá trị các mặt hàng, hàng buôn lậu chủ yếu là các mặt hàng Nhà nước cấm nhập, xuất và các mặt hàng có thuế suất cao như nhập lậu hàng điện tử, đồ điện gia dụng, vải, xe đạp…. xuất khẩu gỗ, kim loại mầu, động vật hoang dã.…gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất. Ngoài ra bọn tội phạm hai bên biên giới còn cấu kết hoạt động buôn bán ma túy, vật liệu nổ, vũ khí, tiền giả… gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Lạng Sơn được coi là địa bàn trọng điểm buôn lậu diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới phía Bắc. Thủ đoạn hoạt động chính của bọn buôn lậu là các chủ hàng sang Trung Quốc mua hàng tập kết sát biên giới, sau đó xé lẻ, thuê đội ngũ
“cửu vạn” mang vác hàng qua biên giới bằng các đường mòn, đường tranh hai bên cánh gà cửa khẩu và các đường mòn dân sinh nhằm tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chống buôn lậu như trong ảnh dưới đây:
Cửu vạn gùi hàng lậu từ Lũng Vài về Lạng Sơn - Ảnh: T.P
Bộ đội biên phòng vừa đi khỏi. hàng đã dồn dập đổ xuống
Khu vực buôn lậu chủ yếu diễn ra ở thị trấn Đồng Đăng. Mốc 16, 17 Tân Thanh, Chi Ma…thuộc các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Lộc Bình và vùng lân cận. Hàng hóa nhập lậu được tập kết tại các làng bản thị trấn biên giới nhanh chóng được các phương tiện vận chuyển, cơ giới vận chuyển về thị xã Lạng Sơn
và các tỉnh phía sau theo cả tuyến đường sắt và đường bộ. Các chủ hàng dùng bộ đàm, điện thoại di động để thông tin, trinh sát theo dõi hoạt động của các lực lượng chống buôn lậu, dùng một số phần tử nghiện hút, “đầu gấu” bao hàng, chỉ huy các tốp cửu vạn, xe máy, ô tô vận chuyển hàng lậu nhằm tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chống buôn lậu. Khi bị ngăn chặn, bắt giữ thì lực lượng vận chuyển thuê sẵn sàng tranh cướp lại hàng, cản trở người thi hành công vụ. Tháng 6/1998 khi trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt được tái lập thì tình hình vận chuyển hàng lậu, đặc biệt là vận chuyển bằng xe máy phân khối lớn có chững lại, cửu vạn không dám vận chuyển hàng lén lút qua các đường tránh phía sau trạm để tiếp tục đi sâu vào nội địa.
Hình ảnh hàng lậu chở bằng xe máy
Hàng lậu được chuyển về xuôi
Trước diễn biến của tình hình buôn lậu ngày càng phức tạp như vậy, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, trong những năm qua. Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra là phải tập trung đấu tranh kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi nạn buôn lậu, gian lận thương mại, tạo môi trường lành mạnh trong lưu thông hàng hóa, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao đồi sống nhân dân.
Kết quả công tác chống buôn lậu:
Trong năm 2000 và tám tháng đầu năm 2001, các lực lượng chống buôn lậu trong tỉnh đã phát hiện, bắt giữ và xử lý hành chính, kinh tế 2.625 vụ buôn lậu, trốn thuế, xử phạt hành chính và phát mại hàng hóa tịch thu về cho ngân sách 34,5 tỷ đồng. Riêng lực lượng công an tỉnh đã phát hiện và bắt giữ 825 vụ buôn hàng Trung Quốc nhập lậu, tạm giữ 38 xe ô tô, 141 xe mô tô, 26 xe công nông để xử lý, phạt hành chính và phát mại hàng hóa tịch thu được 12,7 tỷ đồng nộp cho ngân sách. Đã phát hiện 215 vụ buôn bán hàng cấm, thu giữ 3kg bạch phiến, 31,07 kg thuốc phiện, 10,19 kg hêrôin, 158 khẩu súng các loại, 230 triệu
đồng tiên Việt Nam và 15 vạn đồng nhân dân tệ giả, đã đề nghị truy tố 189 vụ với 301 bị can. Năm 2008, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý khoảng 6.000 vụ buôn lậu và gian lận thương mại, đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với tổng số tiền giá trị khoảng 50 tỷ đồng, bắt giữa 900 vụ vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu, thu 270 tấn gà và nhiều sản phẩm từ gia súc, gia cầm, thu giữ một số phương tiện vận chuyển hàng nhập lậu… Đã xử lý 1.289 vụ buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, tịch thu 641m3
gỗ các loại, 6.713 chiếc thớt qui đơn, 219 kg động vật hoang dã, quý hiếm, thu nộp ngân sách 3.424 triệu đồng.
Những yếu kém tồn tại trong công tác chống buôn lậu của tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động chống buôn lậu. Lạng Sơn vẫn còn có nhiều hạn chế trong công tác chống buôn lậu, vì tình trạng buôn lậu diễn ra ngày một tinh vi và xảo quyệt. Tuy có chủ trương kế hoạch, song tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành chưa liên tục, chưa đồng bộ. Chưa phát động được phong trào rộng khắp trong quần chúng nhân dân để họ tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi buôn lậu. Một số vụ việc đã được phát hiện nhưng chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh nên đã hạn chế tác dụng răn đe và giáo dục. Trình độ năng lực của một số cán bộ trong các lực lượng chức năng liên quan đến công tác chống buôn lậu còn hạn chế. Các biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biên chất của một số cán bộ có chức, có quyền nhất là trong các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại các Đội và các trạm đã làm ảnh hưởng lòng tin của cán bộ và nhân dân vào cuộc đấu tranh này.