Định hƣớng và triển vọng thƣơng mại qua biên giới giữa ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 95 - 100)

2.4.4 .Thách thức

3.2. Định hƣớng và triển vọng thƣơng mại qua biên giới giữa ViệtNam

Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn

3.2.1. Định hƣớng về thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trong giai đoạn hiện nay cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành “đổi mới”, “cải cách” chính sách biên mậu của mình và đều đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. Hai nước đều quan tâm đến cải cách cơ chế quản lý kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế đối ngoại, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.

Trong bối cảnh đó, các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới phía Bắc sẽ được quan tâm phát triển tốt hơn cả trên phương diện kỹ thuật nghiệp vụ và tổ chức quản lý đối với các hoạt động này. Tuy nhiên, triển vọng phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới phía Bắc trong những năm tiếp theo, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng cơ bản sau:

- Mở rộng phát triển buôn bán qua biên giới Việt – Trung một cách toàn diện cả về thương mại, dịch vụ, du lịch, kể cả xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh…

- Việc buôn bán qua biên giới phải tuân theo các thông lệ, tập quán quốc tế, thông qua các Hiệp định hợp tác, buôn bán được ký kết giữa hai nước. Hai bên phải cùng tôn trọng, thực hiện tốt các Hiệp định đã ký.

- Tăng cường xuất, nhập khẩu theo phương thức buôn bán chính ngạch là chủ yếu, giảm mạnh phương thức buôn bán tiểu ngạch như những năm vừa qua.

- Ngân hàng hóa các giao dịch, buôn bán văn minh lịch sự, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Giảm đến mức cao nhất, tiến tới xóa bỏ các phương thức giao dịch, thanh toán tự do, trực tiếp giữa các doanh nghiệp theo kiểu buôn bán tiểu ngạch hiện nay.

- Phải tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, lâu dài và nguồn hàng phải đáp ứng nhu cầu thị trường của phía Trung Quốc. Tăng cường công tác tìm hiểu thị trường Trung Quốc, đi sâu vào thị trường nội địa, tìm cách đưa dần các công ty Trung ương của cả hai phía tham gia vào quá trình buôn bán. Đồng thời, thị trường xuất, nhập khẩu phải được giữ vững, củng cố và không ngừng phát triển.

- Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng bảo đảm lợi thế so sánh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi bên. Đối với chúng ta cần thiết phải tăng tỷ trọng hàng hóa trao đổi qua chế biến, giảm xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô, phải tìm ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống. Chú trọng nhập khẩu những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa nước ta nói chung, của các tỉnh vùng núi phía Bắc nói riêng, nhập khẩu phải phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển buôn bán qua biên giới nhưng phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn hàng xuất, nhập khẩu. Có các biện pháp hữu hiệu để chống triệt để buôn lậu, trốn thuế, tranh mua, tranh bán, mất trật tự an toàn xã hội.

3.2.2. Triển vọng về thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

Quan hệ láng giềng, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã được xây dựng trên nền tảng quan hệ truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước cùng với việc hoàn toàn bình thường hóa quan hệ và hợp tác toàn diện là tiền đề quan trọng để hai nước tiệp tục phát triển ổn định, lành mạnh trên tầm cao mới.

3.2.2.1. Triển vọng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đến năm 2015

Qua nghiên cứu và phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới và những thay đổi chính sách thương mại và chính sách thuế của hai nước trong thời gian qua có thể thấy, không gian để phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước là rất lớn. Bên cạnh hệ thống pháp luật và chính sách thương mại rõ ràng, minh bạch, tạo cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời nó cũng mở ra cho hai nước một thị trường rộng lớn với nhiều lĩnh vực phát triển như: vận tải, giao thông, dịch vụ, du lịch, viễn thông…Đặc biệt, thông qua hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2006, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết với nhau 10 văn bản, nghị định liên quan đến phát triển kinh tế của hai nước, qua đó lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đã đặt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 15tỷ USD vào năm 2010.

Trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao và ổn định như hiện nay, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn tiếp túc giữ vị trí là thị trường trọng điểm và rất quan trọng đối với Việt Nam. Đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến đạt 2.700 tỷ USD, năm 2015 sẽ đạt khoảng 3.700 tỷ USD, và lên đến 5.000 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu đến thời điểm năm 2010 có thể đạt 1.000 tỷ USD và có thể lên tới 2.000 tỷ USD vào năm 2020. Qua đó, có thể thấy dung lượng thị trường Trung Quốc rất lớn và là điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn tới.

Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14 tỷ USD; đến năm 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 35 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, nhập khẩu đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 2007 đến 2015 là 14,45%/ năm; xuất khẩu đạt 18,65%; nhập khẩu đạt 12,25%/năm. [31, tr.60].

3.2.2.2. Triển vọng mặt hàng XNK giữa hai nước trong những năm tới

a) Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo dự báo của Ủy ban cải cách nhà nước Trung Quốc, nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến năm 2010 vẫn còn rất lớn và hiện tại vẫn là: dầu thô, than đá, thủy hải sản, rau quả, đồ gỗ, các loại quặng, hạt điều và nhiều nông sản khác. Đặc biệt là nhu cầu đối với nhóm hàng năng lượng như dầu thô, than đá, cao su trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc luôn giữ ở tốc độ tăng trưởng cao và trong tương lai từ năm 2010 sẽ là sản phẩm Bô xít Alumi, quặng sắt tinh luyện, sản phẩm cao su, hàng điện tử và nhiều loại mặt hàng khác. Dự báo nhóm mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đến năm 2015 như sau:

+ Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Từ nay đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của dầu thô và than đá sẽ giảm so chính sách chung của chúng ta về hạn chế xuất khẩu nhiên liệu, tuy nhiên trong giai đoạn này xuất hiện các mặt hàng mới như Bôxit Alumin, quặng sắt tinh luyện, sản phẩm cao su, hàng điện tử và nhiều loại mặt hàng khác.

+ Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: Nhóm này có xu hướng tăng nhưng tốc độ chậm, bởi vì trong thời gian tới, thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu rất lớn nhóm hàng này, nhưng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm này là rất cao. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ tăng từ 9% năm 2006 lên đến 18,5% năm 2010 và 23,5% năm 2015 [31, tr.61].

+ Nhóm những mặt hàng mới: Thời gian qua nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ngành công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Úc, Pháp, Đức… đã đầu tư vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm cho chất lượng cao mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất cao, đó là các loại sản phẩm cao su, sản phẩm nhựa, công nghệ viễn

thông, phần mềm tin học, máy vi tính, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, giấy cao cấp, kính và gương kính cao cấp, sợi hóa học, tân dược. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 420 – 450 triệu USD năm 2010 và 800 - 900 triệu USD năm 2015.

b) Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

Trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015, nền kinh tế sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Để tiếp tục thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước là rất lớn. Do nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, khả năng nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu là rất khó khăn. Vì vậy, trong những năm tới, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, dự kiến tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân là 12,25% trong giai đoạn từ 2007 đến năm 2015, do hàng Trung Quốc có tính cạnh tranh tương đối cao vì giá rẻ, giao hàng nhanh, thuận tiện đáp ứng ngay được yêu cầu về sản xuất. Do vậy, có thể đưa ra dự báo về nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn 2007 - 2015 như sau:

+ Nhóm hàng nguyên nhiên liệu: Là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất - tiêu dùng, với nền kinh tế chưa phát triển của nước ta, đồng thời là các sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vì vậy giai đoạn 2007 - 2015, nhóm hàng này tiếp tục tăng nhưng chậm và chiếm khoảng 42% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc.

+ Nhóm hàng công nghiệp: Trong giai đoạn 2007 – 2015 Việt Nam tiếp tục nhập khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp từ Trung Quốc và tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng từ 20% đến 25%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: hóa chất, phân bón các loại, sắt thép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng các loại, ôtô…

+ Nhóm hàng tiêu dùng: nhóm hàng này cũng có khả năng tăng nhập khẩu trong giai đoạn tới và chiếm tỷ trọng từ 25% lên đến 30%.

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015, việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh. Do đó, Việt Nam cần phải có định hướng và chiến lược về hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc để đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu, lành mạnh hóa thị trường nhập khẩu bằng việc xây dựng các quy chuẩn cụ thể các loại hàng hóa, công nghệ máy móc cụ thể khi nhập khẩu vào Việt Nam và giao cho các cơ quan đơn vị có chức năng xây dựng quản lý các quy chuẩn này, tiến hành quản lý chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được xây dựng.

3.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thực tế ở Lạng Sơn (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)