1.3 .Chính sách biên mậu của hai nƣớc ViệtNam và Trung Quốc
2.4. Nhận xét về thƣơng mại qua biên giới giữa Lạng Sơn và Trung Quốc
2.4.1. Điểm mạnh
Về vị trí địa lý, Lạng Sơn nằm ở Đông Bắc nước Việt Nam, có biên giới phía Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới trên bộ dài 253km, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên
giới; ở các cửa khẩu như Hữu Nghị, cửa khẩu ga đường sắt Đồng Đăng, Chi Ma, các cặp chợ như cặp chợ Tân Thanh, Cốc Nam đã được tỉnh đầu tư lớn khang trang hiện đại rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá và xuất nhập cảnh của khách du lịch… trong đó Tân Thanh là cửa khẩu lớn buôn bán hàng tiểu ngạch với khối lượng lớn. So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyênViệt đi qua và sang Trung Quốc. Thành phố Lạng Sơn chỉ cách Hà Nội 150 km. Ngoài ra còn có các đường quốc lộ: 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên, 4A từ Lạng Sơn đi Cao Bằng, 4B từ Lạng Sơn đi Móng Cái thông ra biển. Hai cửa khẩu quốc gia và hai cửa khẩu quốc tế từ lâu đời đi sang Trung Quốc, nối bằng đường bộ và đường sắt với các nước châu Á khác và sang châu Âu. Các xã giáp biên giới còn có hàng trăm đường mòn mà từ lâu đời nhân dân hai bên biên giới Việt – Trung qua lại, giao lưu tình cảm, trao đổi kinh tế với nhau.
Về địa chính trị, Lạng Sơn là cầu nối không chỉ riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà nó còn là cầu nối giữa Việt Nam với các nước khác, là cầu nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Trung Quốc có quan hệ buôn bán với tất cả các nước trong khối ASEAN. Quốc vụ viện Trung Quốc đã chọn Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc làm trụ sở để thực hiện hoạt động trao đổi buôn bán với các nước ASEAN và Quảng Tây trở thành khu tự trị tự do. Hai hành lang: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và một vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (kéo dài từ các tỉnh ven biển phía Đông, Nam và Tây – Nam Trung Quốc đến Hà Nội) đang được hình thành. Lạng Sơn chính thức trở thành cầu nối giữa Trung Quốc với các nước ASEAN do vậy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn sẽ càng trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn nhiều.
Về cơ sở hạ tầng, so với các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc thì Lạng Sơn là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá, chợ (Lạng Sơn đã xây dựng được một số chợ lớn như Đông Kinh, Lạng Sơn…),
trung tâm thương mại tương đối thuận tiện để trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa hai nước với nhau.
Về quan hệ đối ngoại, nhân dân ở hai tỉnh giáp biên giới có quan hệ thân tình. Từ lâu đời nhân dân vùng giáp biên thuộc hai bên biên giới đã có mối quan hệ láng giềng, thân tộc, họ hàng. Hai bên vẫn thường qua lại thăm nhau, giúp đỡ lẫn nhau và mua bán trao đổi hàng hóa. Vì vậy nó chính là nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Về thể chế, Lạng Sơn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, đang cho phép thành lập khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra khu kinh tế Việt Trung đã thống nhất giữa hai địa phương Lạng Sơn và Quảng Tây, mỗi bên bỏ ra 8 km2
tức tổng diện tích là 16 km2 để xây dựng khu thương mại tự do và hiện khu thương mại tự do này đang được xúc tiến xây dựng.
2.4.2. Điểm yếu
Thứ nhất, nhận thức, quan điểm chưa thống nhất giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau trong định hướng, chính sách và đường lối xây dựng và phát triển thể hiện qua sự chậm trễ trong việc cải tạo và mở rộng quốc lộ Lạng Sơn – Hà Nội.
Thứ hai, nguồn tài chính còn hạn hẹp: Mức thu ngân sách hàng năm của tỉnh Lạng Sơn còn quá khiêm tốn so với mức cần chi ra. Vì vậy tỉnh Lạng Sơn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cụ thể như việc Lạng Sơn muốn mở rộng tuyến đường quốc lộ 1A nằm trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn chưa có ngân sách để mở rộng.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng mặc dù so với các tỉnh miền núi giáp biên giới thì Lạng Sơn là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng khá tốt, tuy nhiên để mà tương xứng với nhu cầu hiện tại thì nó còn quá nhỏ, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Có một thực tế là có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Lạng Sơn làm việc nhưng chỉ đều làm việc thôi còn các sinh hoạt khác như ngủ nghỉ thì họ
lại quay về Hà Nội để nghỉ vì hệ thống khách sạn ở Lạng Sơn không đáp ứng được nhu cầu của họ.
Thứ tư, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, có nhiều đồng bào dân tộc, trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn dẫn đến hiện tượng có nhiều người dân tiếp tay cho chủ buôn lậu gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
2.4.3. Cơ hội
+ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của WTO vì vậy cả hai nước sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan và một số chính sách khác theo nguyên tắc của WTO.
+ Xu hướng tăng cường hợp tác đã được các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí về mặt ý tưởng với theo phương châm 16 chữ đó là “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
+ Nền kinh tế của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều theo cơ chế kinh tế thị trường vì vậy các doanh nghiệp được tự do buôn bán và làm ăn trong khuôn khổ pháp luật của hai nước, các doanh nghiệp có thể tự do trao đổi và học hỏi công nghệ của nhau, tự đổi mới phương thức kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm để họ vươn lên, các doanh nghiệp được tự chủ không bị ràng buộc bởi khoảng cách địa lý hay bởi sự khác nhau về quốc gia.
+ Trung Quốc là một nước lớn, thị trường cũng rộng lớn, trình độ phát triển kinh tế cao vì vậy cơ hội học hỏi về công nghệ, trình độ quản lý rất nhiều. Đặc biệt là cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đang là một tiềm năng to lớn đối với Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng.
+ Lạng Sơn có quan hệ làm ăn buôn bán với Trung Quốc từ rất lâu, thậm chí trước khi chúng ta mở cửa và khi chúng ta chưa chính thức cho phép hai nước tự do buôn bán trao đổi hàng hóa với nhau. Chính vì vậy kinh nghiệm của
các nhà quản lý, các nhà kinh tế sẽ giúp cho hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa giảm bớt rủi ro.
+ Việt Nam là nước đang phát triển nên việc mở rộng thị trường của mình sang các nước khác là việc cần thiết và hiện nay chúng ta đang có xu hướng gia tăng thương mại tự do để phát triển thị trường trong nước, điều này tạo cơ hội hơn nữa cho Lạng Sơn trao đổi buôn bán hàng hóa với Trung Quốc.