2.4.4 .Thách thức
3.1. Quan hệ thƣơng mại qua biên giới giữa ViệtNam và Trung Quốc
3.1.2. Những vấn đề tồn tại
Từ đầu năm 2001 đến nay, hai nước Trung, Việt đều lần lượt tiến hành điều chỉnh mậu dịch biên giới, tăng cường chống buôn lậu, đẩy mạnh công tác quản lý nhập khẩu qua biên giới, quy phạm hóa trình tự và thủ tục giao dịch biên mậu. Thông qua tăng cường quản lý, trật tự mậu dịch biên giới đã có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, việc chỉnh đốn mậu dịch biên giới cũng đem lại những ảnh hưởng tiêu
cực, biên mậu song phương lại xuất hiện cục diện “dậm chân tại chỗ”. Để xoay chuyển xu thế suy thoái của mậu dịch biên giới năm 2003, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực, bao gồm: từ ngày 01/9/2003, Bộ Thương mại một lần nữa tiến hành cắt giảm những rào cản trong kinh doanh ngoại thương, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia mậu dịch đối ngoại, các doanh nghiệp tư nhân, cá thể đua nhau đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh biên mậu; các ban ngành quản lý cửa khẩu như hải quan tăng cường ý thức phục vụ, áp dụng các biện pháp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của mậu dịch biên giới. Chẳng hạn, hải quan Nam Ninh đưa ra “tám biện pháp lớn hỗ trợ phát triển kinh tế Quảng Tây”; chính quyền Quảng Tây và Vân Nam tiếp tục thực hiện chính sách trả tiền lợi tức đối với xuất khẩu tiểu ngạch biên giới, thu hút một số hàng hóa trao đổi qua chợ chuyển sang xuất khẩu theo phương thức tiểu ngạch biên giới v.v…Đồng thời Chính phủ Việt Nam cũng cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp có sản phẩm ưu thế xuất khẩu sang khu vực miền Trung và miền Tây Trung Quốc bằng hình thức biên mậu. Sự tác động của chính sách đã tạo nên những thành quả rõ rệt: năm 2003, mậu dịch tiểu ngạch qua biên giới giữa Quế Lâm và Việt Nam tăng lên 535 triệu USD, tốc độ tăng đạt 55,2%. Trong đó, xuất khẩu đạt 314 triệu USD, tăng 52,7% so với năm trước, nhập khẩu đạt 221 triệu USD, tăng 59%. Điều đó chứng tỏ vai trò và hiệu quả rõ rệt của chính sách đối với mậu dịch biên giới hai nước.
Để phù hợp với tiến trình thực hiện khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, từ tháng 1/2004, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã bắt đầu thực hiện Chương trình “Thu hoạch sớm”, giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, việc này cũng có tác động rất lớn đến mậu dịch nông sản phẩm nói riêng, mậu dịch biên giới giữa hai nước nói chung. Biểu hiện chủ yếu là: Thứ nhất, nông sản phẩm của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc được hưởng chính sách giảm toàn bộ thuế nhập khẩu, từ đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Trung Quốc; Thứ hai, để phù hợp với Chương trình “thu hoạch sớm”, năm 2005 tỉnh Quảng Tây đã xóa bỏ chính sách ưu đãi giảm một phần hai thuế nhập khẩu biên giới, khiến cho việc trao
đổi sản phẩm nông nghiệp được thực hiện bằng phương thức mậu dịch biên giới nảy sinh hiệu ứng chuyển dịch: một là, mậu dịch biên giới hai nước bị phân luồng bởi mậu dịch chính ngạch; hai là, sản phẩm của các nước như Thái Lan, Lào v.v…không qua biên giới Quảng Tây vào Trung Quốc mà trực tiếp trao đổi với Trung Quốc bằng con đường chính ngạch, từ đó khiến cho phương thức mậu dịch chuyển khẩu vốn có bị mất đi; ba là, ưu thế cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam do chính sách ưu đãi mậu dịch biên giới đem lại sẽ bị ưu thế về chất lượng của sản phẩm Thái Lan thay thế, khiến cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút.
Khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Trung Quốc đưa ra một số hạn ngạch cho một số ngành. Tuy nhiên họ không thông báo bằng văn bản mà chỉ thông báo truyền miệng, đến khi họ nhập đủ thì họ cũng thông báo bằng miệng, việc này dẫn đến tình trạng nhà xuất khẩu của Việt Nam luôn rơi vào trong tình trạng bị động. Có khi nhiều doanh nghiệp ồ ạt cùng đem hàng đến nhưng phía Trung Quốc chỉ nhập đủ số lượng của họ, số còn lại họ kiên quyết không nhập thêm làm cho nhiều doanh nghiệp phải mang hàng về hoặc hủy hàng đi. Việc này gây ra rất nhiều thiệt hại cho phía doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, phía Trung Quốc còn tăng cường quản lý đối với hoạt động nhập khẩu biên mậu, các ban ngành như thương kiểm, hải quan tăng cường thêm các biện pháp giám sát; các bộ ngành của Việt Nam áp dụng nghiêm ngặt hơn các biện pháp tăng cường quản lý hiện tượng xuất khẩu giả, lừa thuế nông sản phẩm, như yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải kết toán tại ngân hàng, dẫn đến tình trạng giá thành xuất khẩu tăng, khối lượng xuất khẩu giảm.
Hiện tượng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại trong quan hệ biên mậu Việt Trung diễn ra rất phức tạp và nghiêm trọng. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến cả ở tuyến biên giới trên bộ và trên biển. Hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn của nhau, buôn bán không sòng phẳng dẫn đến tranh chấp thương mại vẫn tồn tại. Khi tranh chấp xảy ra, cơ chế giải quyết giữa hai bên thiếu tính đồng
bộ nên nhiều vụ việc chậm kết thúc và không thỏa đáng. Đây được coi là thách thức lớn và khó giải quyết kể từ khi mở cửa biên giới Việt Trung tới nay…