Tình hình kinh tếxã hội tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 43 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tếxã hội tỉnh Thái Bình trong năm vừa

3.1.2. Tình hình kinh tếxã hội tỉnh Thái Bình

Thái Bình những năm trƣớc đây đƣợc biết đến nhƣ địa phƣơng chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, cơ sở kỹ thuật của tỉnh tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ cải thiện, nhƣng thiếu đồng bộ, chƣa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hoá và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chƣa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. Nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế, chất lƣợng hàng nông sản chƣa cao, thị trƣờng tiêu thụ, giá cả nông sản phẩm còn nhiều biến động,

nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển. Chất lƣợng các hoạt động dịch vụ còn thấp dẫn đến hiệu quả toàn ngành chƣa cao. Các loại hình dịch vụ khác nhƣ tài chính, ngân hàng, tƣ vấn, bảo hiểm... chƣa phát triển mạnh. Lao động thiếu việc làm còn lớn, chất lƣợng nguồn lao động kỹ thuật cao và tỷ lệ lao động đào tạo còn thấp. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển đổi chậm. Thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn khoảng 88%; dƣ thừa lao động hàng năm ở khu vực này khoảng 15-16 vạn ngƣời, trong khi đó hàng năm vẫn có khoảng 1-1,2 vạn ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động; tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị vẫn còn 2,5%. Thiếu các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ đủ mạnh về tiềm lực tài chính, thị phần, uy tín, thƣơng hiệu... làm hạn chế phần nào đến việc mở rộng thị trƣờng, nâng cao hiệu quả sản xuất, làm đầu mối thu hút nguồn vốn đầu tƣ mới, thúc đẩy sự phát triển các công nghiệp phụ trợ. Khả năng thu hút nguồn vốn kể cả trong nƣớc và nƣớc ngoài gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó với sự quyết tâm của cả bộ máy chính trị Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh đến các cấp chính quyền cơ sở đã lãnh đạo, động viên sức mạnh toàn dân, chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh, nhằm huy động tối đa nguồn lực, triển khai nhiều biện pháp thực hiện phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ thế đã tạo ra thế và lực mới cho tỉnh, vƣợt qua thử thách, từng bƣớc vƣơn lên và đạt những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, tạo tiền đề cơ bản cho phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình.

a. Về cơ cấu k nh t tỉnh Thá Bình

34,94%

31,42% 33,64%

Cơ cấu kinh tế năm 2014

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp

Thương mại-Dịch vụ

Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình

(N uồn: Báo cáo tình hình TXH tỉnh Thá Bình 2014)

Tốc độ tăng trƣởng GRDP (giá cố định 1994) bình quân 5 năm (2011- 2015) ƣớc đạt 7,37%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng cao so với năm 2010, GRDP năm 2015 đạt 13.533 tỷ đồng cao gấp 1,4 lần năm 2010. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành Nông lâm, thủy sản trong GRDP (giá hiện hành) giảm từ 41,3% năm 2010 xuống 33,9% năm 2015; tỷ trọng các ngành phi nông lâm, thủy sản tăng từ 58,7% lên 66,1%. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 62,4% xuống 49,5% (giảm 12,9%), lĩnh vực phi nông lâm, thủy sản tăng từ 37,6% lên 50,5%. GRDP bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) tăng nhanh, năm 2015 ƣớc đạt 29,3 triệu đồng/ngƣời, tăng 1,8 lần so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 29,5 triệu đồng/ngƣời, gấp 2 lần năm 2010.

* Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có bƣớc phát triển mới chuyển dần sang sản xuất hàng hóa theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững; xây dựng

2015 (giá cố định 1994) ƣớc đạt 7.013,6 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm đạt 3,4%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 2,6%/năm; thủy sản tăng 8,5%/năm. Đã xây dựng và hình thành các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; áp dụng mạnh mẽ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp, làm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nhân dân. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong giá trị nông nghiệp; tăng dần tỷ trọng thủy sản trong giá trị toàn ngành nông lâm thủy sản. Đến năm 2015, tỷ trọng trồng trọt giảm 5,6% so với năm 2010, chiếm 56,1%; tỷ trọng chăn nuôi tăng 5,4% chiếm 40,4% trong giá trị ngành nông nghiệp; thủy sản tăng 3,4% lên 16% trong tổng giá trị toàn ngành nông, lâm, thủy sản.

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc quan tâm đầu tƣ đã mang lại kết quả cao, thiết thực và toàn diện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, khang trang, sạch đẹp. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 09/2011, Quyết định 02/2013, đặc biệt là Quyết định 19/2013/QĐ-UBND ngày 7/11/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung cơ chế hỗ trợ xi măng đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới đã tạo phong trào sâu rộng trong dân, huy động đƣợc gấp 2-3 lần nguồn vốn hỗ trợ của nhà nƣớc. Đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 85 xã đạt 19/19 tiêu chí đƣợc UBND tỉnh trao bằng công nhận chuẩn nông thôn mới. Dự kiến hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 130 xã đạt chuẩn chuẩn nông thôn mới, đạt 49% tổng số xã, vƣợt xa mục tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra (đến năm 2015 có 20% xã).

Công tác quản lý đất đai, công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc chú trọng tăng cƣờng. Đến nay đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của 8/8 huyện, thành phố; thực hiện

chuyển đổi 3.076,88 ha diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Sản xuất côn n h ệp.

Sản xuất công nghiệp đƣợc duy trì và phát triển đúng hƣớng; công tác quản lý xây dựng đƣợc tăng cƣờng. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 9,9%, quy mô năm 2015 đạt 16.275,3 tỷ đồng gấp 1,6 lần năm 2010; đã có thêm một số sản phẩm mới góp phần tăng giá trị ngành công nghiệp toàn tỉnh nhƣ: sản phẩm thiết bị điện và dây dẫn trong ô tô ; sản phẩm bê tông thành mỏng; sản phẩm nƣớc giải khát, rƣợu cao cấp; gạch không nung... Từ năm 2011 đến hết năm 2014 có thêm 118 dự án sản xuất công nghiệp đầu tƣ vào tỉnh với tổng vốn đăng ký 15,3 nghìn tỷ đồng; Đến nay có 528 dự án công nghiệp đầu tƣ vào tỉnh với tổng vốn đăng ký trên 94 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5% về số lƣợng dự án và 66% về tổng vốn đầu tƣ so với đầu nhiệm kỳ, trong đó có thêm một số dự án lớn vào sản xuất nhƣ Nhà máy sản xuất Amon Nitrat (5.800 tỷ đồng); dự án hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng (1.321 tỷ đồng)... đã góp phần tăng giá trị ngành công nghiệp toàn tỉnh. Giá trị sản xuất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp qua các năm dần chiếm tỷ trọng cao, đóng góp lớn cho sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh. Các hoạt động khuyến công, khuyến nông đã mang lại hiệu quả khá, hỗ trợ tích cực việc duy trì, mở rộng sản xuất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 245 làng nghề, tăng thêm 26 làng nghề so với năm 2010; đã du nhập thêm một số nghề mới: dệt chiếu ni lông, móc sợi, làm lông mi giả...góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn. Giá trị sản xuất trong các làng nghề đóng góp khoảng 21-22% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tạo việc làm cho gần 150 nghìn lao động.

Công tác quản lý xây dựng đƣợc tăng cƣờng, kỷ cƣơng trật tự xây dựng đƣợc chấn chỉnh. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng đƣợc triển khai thực hiện quyết liệt, bảo đảm về chất lƣợng và thời gian, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 11,7%, tăng 4,2% so với năm 2010. Các chính sách về hỗ trợ nhà ở cho ngƣời nghèo, ngƣời có công với cách mạng, sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp; đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn, cấp thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng đƣợc thực hiện.

* Thươn mạ , d ch vụ.

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ phát triển ổn định, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức tăng trƣởng cao, trong đó xuất khẩu vƣợt mốc 1 tỷ USD, tăng bình quân 20,9%/năm. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại đƣợc tăng cƣờng, góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Công tác quản lý thị trƣờng đƣợc đổi mới, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thị trƣờng. Các hoạt động dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông... phát triển tốt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ thƣơng mại, du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng và nâng cấp.

Hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng lộ trình, có những chuyển biến tích cực, huy động tối đa nguồn lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

b. Thu ngân sách.

Về thu ngân sách đạt khá; huy động đƣợc nhiều nguồn lực đầu tƣ cho phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Công tác quản lý tài chính ngân sách đƣợc thực hiện nề nếp, hiệu quả. Thu ngân sách tăng khá,

tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm 2011-2015 dự kiến đạt 16.716 tỷ đồng, tăng khoảng 7%/năm, trong đó thu nội địa đạt 14.541 tỷ đồng, tăng 7,5%/năm. Đã tập trung huy động đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng các công trình quan trọng, thiết yếu liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Các dự án, công trình đã đƣợc quan tâm triển khai thực hiện từ việc xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ đến hỗ trợ xây dựng, phát huy hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)