Quan điểm hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn Nhà nƣớc để

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 96 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.Quan điểm hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn Nhà nƣớc để

nƣớc để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

4.2.1. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NVNN cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội.

Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội sẽ dẫn đến sự kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Do đó lợi ích kinh tế biểu hiện cụ thể về sự thay đổi khối lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu sản phẩm, về nâng cao cán cân thƣơng mại ở mức lợi nhuận thu đƣợc, hạ thấp chi phí sản xuất...

Lợi ích xã hội của vốn đầu tƣ ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên còn thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu văn hoá xã hội, môi trƣờng... theo đó lợi ích xã hội của vốn đầu tƣ, ngoài lợi ích kinh tế kể trên bao gồm những thay đổi về điều kiện sống và lao động, về môi trƣờng sống, về sử dụng thời gian tự do, về hƣởng thụ văn hoá, chăm sóc y tế, khả năng an ninh quốc phòng.

4.2.2. Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NVNN đồng thời với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Hệ thống kinh tế đƣợc xem xét là hệ thống có tầng bậc. Theo các quan điểm khác nhau “nó được ch a thành 8 tần , 5 tần hoặc 3 tần ” lý thuyết mục tiêu vạch rõ rằng: “trên mỗ tần b c bất kỳ đan xét đ n phả uôn uôn tồn tạ các mục t êu của tần b c khác, nhữn mục t êu của chính tần b c đan xét phả được co trọn nhất”.

Nếu nền kinh tế đƣợc chia thành 3 phần theo quan điểm chính thống hiện nay ở nƣớc ta thì tầng cao nhất là “ toàn bộ nền kinh tế quốc dân”. Tầng này ngoài việc đƣợc coi trọng nhất mục tiêu của mình còn phải quan tâm đến mục tiêu của 2 tầng còn lại là “tầng kinh tế tập thể và tầng kinh tế cá nhân hộ gia đình”., tƣơng tự nhƣ vậy từng tầng còn lại cũng có thể tƣ duy theo hƣớng đó.

Với vai trò yếu tố con ngƣời vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hệ thống quản lý, mục tiêu cá nhân ngƣời lao động đƣợc coi là động lực trực tiếp tác động đến hiệu quả của hoạt động kinh tế. Chính vì lẽ đó Đảng ta nhấn mạnh “kết hợp chặt chẽ 3 mặt lợi ích: Lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân ngƣời lao động” trong đó, lợi ích cá nhân”.

Đầu tƣ ngoài ngân sách gồm có: Đầu tƣ của doanh nghiệp nƣớc ngoài, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần không có vốn ngân sách, đầu tƣ của các hộ gia đình và các thành phần kinh tế tƣ nhân khác. Về lâu dài chúng ta

phải khuyến khích đầu tƣ ngoài ngân sách, đầu tƣ ngân sách chỉ là đầu tƣ mang tính chất “châm ngòi” để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ ngoài Nhà nƣớc.

4.2.3. Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NVNN phải tiến hành chống lãng phí và thất thoát vốn.

Quá trình đầu tƣ hoàn chỉnh của một dự án bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và kết thúc dự án đầu tƣ. Mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Đầu tƣ của tƣ nhân và vốn nƣớc ngoài không bị lãng phí, thất thoát là vì đó là vốn của họ. Đầu tƣ từ vốn Nhà nƣớc thƣờng lãng phí và thất thoát lớn, gồm có nhiều hình thức thất thoát nhƣ: Thất thoát về của cải vật chất, thất thoát dƣới dạng lãng phí sức lao động, thất thoát dƣới dạng tiền vốn.

Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án là những giai đoạn chi phí về vốn đầu tƣ rất lớn, nhƣng chƣa tạo ra sản phẩm, chƣa thu hút đƣợc lợi ích từ dự án. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ của hai giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng của các sản phẩm khảo sát, thiết kế, lập dự án, nâng cao chất lƣợng sản phẩm đầu tƣ xây dựng, đặc biệt là thời gian thi công xây dựng giảm thiểu hoặc khắc phục những lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ.

Trong giai đoạn đƣa công trình dự án vào khai thác sử dụng tức là mục tiêu cuối cùng của dự án đƣợc thực hiện, các lợi ích kinh tế - xã hội từ dự án thu nhận đƣợc nhƣng chi phí bỏ ra chủ yếu là chi phí vận hành. Các biện pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần tập trung vào việc thực hiện tốt: Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật, công nghệ, quản lý lao động, tài chính, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị... Theo đó chất lƣợng sản phẩm, hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao động đƣợc nâng cao, vốn sản xuất đƣợc tiết kiệm, sản phẩm đƣợc tiêu thụ nhanh với giá cả hợp lý. Đó là những

yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất trong giai đoạn khai thác dự án, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ.

Vì vậy việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tƣ cần đƣợc xem xét toàn diện của cả 3 giai đoạn trong quá trình đầu tƣ hoàn chỉnh. Thực tế nhiều dự án đầu tƣ trong thời gian qua đã chỉ quan tâm phiến diện đến giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ và thực hiện dự án, chƣa quan tâm đúng mức đến giai đoạn khai thác dự án làm cho sản phẩm ra kém chất lƣợng, ứ đọng vì không có thị trƣờng tiêu thụ nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ rất thấp.

4.2.4. Quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NVNN đặc biệt coi trọng chủ thể quản lý và yếu tố con người khi đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư.

Quản lý đầu tƣ là là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà nhà nƣớc tác động vào quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn từ Nhà nƣớc để đạt các mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra trong từng giai đoạn, nhƣ vậy chủ thể quản lý Nhà nƣớc là các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, chủ thể quản lý dự án là CĐT nên việc phân công, phân cấp giao nhiệm sẽ phát huy ƣu điểm, nhƣợc điểm của từng cơ quan, đơn vị, do vậy quy định của Nhà nƣớc cần đánh giá, nhận xét điểm mạnh, điểm yếu để thực hiện quản lý đầu tƣ có hiệu quả.

Xét về hệ thống, con ngƣời vừa là chủ thể, vừa là khách thể, nhƣng lại là khách thể có nhận thức, nên phản ứng của con ngƣời sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lớn không lƣờng trƣớc đƣợc, điều này đòi hỏi các chính sách nhất nhất về kinh tế là quan tâm đúng mức đến ngƣời lao động, đồng thời cũng phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của con ngƣời.

Xét về hệ thống sản xuất, thì con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là phƣơng tiện của hệ thống này. Mối quan hệ giữa mục tiêu và phƣơng tiện chỉ ra rằng

việc nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Đến lƣợt nó, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao sẽ trở thành yếu tố sản xuất quyết định hiệu quả và sự phát triển sản xuất.

Đặc biệt trong giai đoạn từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế tri thức thì vai trò đầu tƣ vào con ngƣời thông qua đầu tƣ giáo dục và đào tạo, để nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài cần phải chú ý coi trọng và ƣu tiên đặc biệt. Con ngƣời nắm vững các kiến thức về đầu tƣ XDCB, có lòng yêu đất nƣớc, yêu nghề sẽ có sáng tạo để vƣơn lên đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 96 - 100)