Bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế asean (Trang 28 - 38)

1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đố

1.2.2. Bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động

đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn nhận đầu tư

1.2.2.1. Bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN

Đặc điểm nổi bật của ASEAN là quá trình liên kết diễn ra trong sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và sự khác biệt về chế độ chính trị - xã hội giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, là một khu vực kinh tế năng động, có vị trí chiến lƣợc trên trƣờng quốc tế nên sự hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia thành viên ASEAN với nhau đƣợc kỳ vọng là sẽ giúp xóa mờ các ranh giới và cách biệt giữa các thành viên.

Tháng 10/2003, lãnh đạo các nƣớc ASEAN đã ký tuyên bố Bali thống nhất đề ra mục tiêu hình thành cộng đồng ASEAN với ba cột trụ chính vào năm 2020: Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng văn hóa xã hội (ASCC) và cộng đồng kinh tế (AEC) trên cơ sở giữ vững nguyên tắc của ASEAN.

Ngày 22/11/2015, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur, Malaysia, đã diễn ra lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về "Thành lập Cộng đồng ASEAN" vào ngày 31/12/2015. Đây là sự kiện mang tính lịch sử, công bố chính thức với thế giới về sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015. Có thể nói, đây là thành tựu to lớn của quá trình liên kết và hội nhập ASEAN trong suốt gần nửa thế kỷ qua. AEC đƣợc xem một bƣớc phát triển cao của quá trình liên kết kinh tế, phản ánh trình độ hội nhập toàn diện của các nƣớc khu vực Đông Nam Á.

Mục đích của AEC là thiết lập một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao để hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu; tạo dựng một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên; thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có tay nghề trong khu vực. Các mục tiêu đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:

* Một thị trường và một cơ sở sản xuất thống nhất

Vai trò của AEC là ASEAN thành một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất để đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN. AEC sẽ hỗ trợ hội nhập kinh tế của các khu vực ƣu tiên, đồng thời cho phép tự do chu chuyển nguồn nhân lực có trình độ cao, kỹ năng tốt và chất lƣợng đảm bảo trong khu vực; chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và chu chuyển tự do hơn nữa các dòng vốn và dòng đầu tƣ.

Thêm vào đó, hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bƣớc bị xóa bỏ. Các nhà đầu tƣ ASEAN sẽ đƣợc tự do đầu tƣ vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực. Những thủ tục hải quan và thƣơng mại khi đã đƣợc tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp phần làm giảm chi phí giao dịch.

Một thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ thống nhất sẽ thúc đẩy phát triển mạng lƣới sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN với vai trò là một trung tâm sản xuất toàn cầu đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đồng thời, thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp ƣu tiên tham gia hội nhập nhƣ: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng đƣờng hàng không), ô tô, điện tử, ngƣ nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may và thời trang, du lịch, ngành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác.

* Một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh

Từng nƣớc thành viên của ASEAN có những lợi thế so sánh và cạnh tranh riêng trong thu hút FDI.

Môi trƣờng FDI có vai trò quan trọng đối với thu hút FDI vào các nƣớc ASEAN. Môi trƣờng này tác động đến FDI theo hai chiều hƣớng: thứ nhất, môi trƣờng thuận lợi, hấp dẫn sẽ thu thúc đẩy hoạt động đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; thứ hai, môi trƣờng không thuận lợi và không hấp dẫn thì sẽ cản trở các nhà đầu tƣ hiện tại tăng vốn để đầu tƣ cũng nhƣ việc thu hút thêm các nhà đầu tƣ mới.

Ngoài môi trƣờng đầu tƣ chung liên kết giữa các nƣớc ASEAN, từng nƣớc ASEAN cũng có những điểm khác biệt và chính sách đặc thù. Chính sự đặc thù này đã tạo ra sự hấp dẫn khác nhau đối với thu hút FDI.

AEC hƣớng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vƣợng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ƣu tiên sáu yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách thuế thuế và thƣơng mại điện tử.

ASEAN cũng cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc ban hành các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN và hiệu quả kinh tế khu vực ngày càng cao.

* Phát triển kinh tế công bằng

Mục đích của AEC đối với sự phát triển kinh tế là sự công bằng. AEC ra đời mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, mở ra một thị trƣờng rộng lớn với hơn 600 triệu dân, các doanh nghiệp có cơ hội thu hút đầu tƣ dựa trên lợi thế so sánh của mình; các rào cản thuế quan, phi thuế quan đƣợc tháo gỡ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm… Những động lực này góp phần lấp đầy khoảng cách giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy hội nhập kinh tế của Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cho phép các nƣớc thành viên cùng hƣớng tới một mục tiêu chung, gắn kết hơn với nhau trên cơ sở phân công lao động khu vực, phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia và đảm bảo tất cả các quốc gia này đều có đƣợc lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế.

* Hội nhập kinh tế toàn cầu

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các thị trƣờng liên tục tƣơng tác với nhau, ASEAN cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó, mức độ hội nhập toàn cầu ngày càng cao. Do đó, không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên thế giới để hình thành chính sách cho chính

mình nhƣ chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ƣu nhất. Đây sẽ là động lực chính để ASEAN cạnh tranh thành công với thị trƣờng toàn cầu, đạt đƣợc mục đích sản xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trƣờng quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trƣờng ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng lƣới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp. AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.

Đối với hội nhập kinh tế nói chung và thị trƣờng tài chính nói riêng, việc tích tụ và tập trung các nguồn nhân lực, vật lực để từng bƣớc tạo ra các tiền đề cấu thành nội lực quốc gia trở thành chiến lƣợc hàng đầu để thúc đẩy tiến trình liên kết giữa các quốc gia thành viên. Điều này sẽ giúp các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển trong khu vực có đủ thời gian để hoàn thiện trƣớc khi tham gia vào các nội mối liên kết sau rộng đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Hội nhập tài chính mà trong đó có vấn đề thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sẽ chỉ diễn ra khi tất cả các điều kiện về năng lực của các chủ thể tham gia thị trƣờng, hệ thống khung khổ pháp lý đã đƣợc hoàn thiện một cách cơ bản. Do đó, các quốc gia cần thực hiện những bƣớc đi thận trọng nỗ lực tạo lập ra các yếu tố nội sinh để quá trình hội nhập sẽ diễn ra hiệu quả, công bằng và đảm bảo lợi ích cũng nhƣ an ninh tài chính cho các bên tham gia.

1.2.2.2. Tác động của việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn nhận đầu tư

- Thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia di chuyển chi nhánh và trụ sở chính vào địa bàn đầu tư

Các công ty xuyên quốc gia (TNCs), là những công ty có hoạt động diễn ra tại hai quốc gia trở lên. Các công ty này ngày càng đóng vai trò quan

trọng trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, 500 công ty đa quốc gia lớn nhất kiểm soát hơn hai phần ba thƣơng mại thế giới, trong đó phần lớn là các trao đổi đƣợc thực hiện giữa các công ty con, chi nhánh của chúng với nhau. Bên cạnh đó, 100 TNCs lớn nhất chiếm khoảng một phần ba tổng số đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phân bổ của TNCs không đồng đều, với phần lớn trong tổng số hơn 63.000 TNCs trên thế giới có trụ sở chính ở Mỹ, Châu Âu hoặc Nhật Bản.

Với tác động của toàn cầu hóa và tự do hóa thƣơng mại, TNCs đã có nhiều thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm những địa điểm hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Theo đó, các công ty này đẩy mạnh đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia, tận dụng các chính sách ƣu đãi, qua đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Sự lớn mạnh của TNCs cũng là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi quan trọng trong nền chính trị thế giới. Theo đó, khi việc áp đặt các hàng rào thuế quan giảm sút, vai trò của các nhà nƣớc trong việc điều phối nền thƣơng mại toàn cầu cũng không còn mạnh mẽ nhƣ trƣớc đây. Trong nền thƣơng mại toàn cầu ngày càng tự do, chính TNCs, những tác nhân chủ chốt tiến hành các hoạt động thƣơng mại quốc tế, là những ngƣời nắm giữ quyền lực trong việc xác lập các quy tắc thƣơng mại toàn cầu.

Những công ty này cung cấp động lực phát triển kinh tế cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, thông qua nguồn vốn, công nghệ hay kỹ năng quản lý mà các công ty này mang đến cho các quốc gia tiếp nhận đầu tƣ. Thông qua các nhà máy và các dự án ở các nƣớc đang phát triển, các công ty xuyên quốc gia góp phần tạo ra công ăn việc làm, gia tăng tổng thu nhập quốc nội, cũng nhƣ góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý của các nƣớc đang phát triển. Từ đó, TNCs cũng có thể giúp các quốc gia thay đổi cơ cấu nền kinh tế, mở rộng xuất nhập khẩu và qua đó hội nhập sâu hơn vào

nền kinh tế toàn cầu. Trên bình diện quốc tế, TNCs là thành phần tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, là lực lƣợng giúp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quan hệ quốc tế và là một trong những nguồn động lực đối với việc xóa đói giảm nghèo ở các nƣớc thuộc Thế giới thứ ba.

Dù tác động tích cực lẫn tiêu cực của TNCs, các quốc gia vẫn luôn cạnh tranh gay gắt lẫn nhau nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của TNCs. Chính vì thế, các quốc gia rất miễn cƣỡng trong việc áp đặt các biện pháp hạn chế đối với TNCs. Không những vậy, các quốc gia còn đƣa ra các chính sách ƣu đãi, thậm chí chấp nhận điều chỉnh pháp luật hay các tiêu chuẩn về môi trƣờng, kỹ thuật… nhằm thu hút TNCs đến đầu tƣ.

- Khả năng thu hút được công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn

Ngày nay, công nghệ đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn của các công ty. Các công ty nói chung, đặc biệt là các TNCs luôn coi công nghệ là yếu tố giữ vị trí hàng đầu. Công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng và giữ thế độc quyền. Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tƣ ra nƣớc ngoài các TNCs thƣờng có những phƣơng thức và những kênh riêng để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ của mình.

* Phương thức chuyển giao

Không chỉ nắm giữ trong tay phần lớn công nghệ tiên tiến của thế giới TNCs còn biết cách sử dụng và khai thác các công nghệ đó một cách có hiệu quả nhất nhằm duy trì vị trí độc quyền trên thị trƣờng, mở rộng phạm vi ảnh hƣởng và khả năng lũng đoạn thị trƣờng. Mục tiêu đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của TNCs và đƣợc thể hiện rất rõ trong chính sách chuyển giao công nghệ của chúng. Phƣơng thức chuyển giao của TNcs thƣờng phân làm nhiều cấp độ. Đối với các công nghệ hiện đại nhất, đối tƣợng chuyển giao công nghệ này thƣờng là các chi nhánh trong nội bộ hệ thống TNCs tại các nƣớc phát triển. Các chi nhánh này có đủ điều kiện về trình độ công nghệ, cơ

sở vật chất và nhân sự để tiếp thu va khai thác có hiệu quả công nghệ hiện đại. Hơn nữa, chỉ với công nghệ tiên tiến nhất, các TNCs mới chiếm đƣợc lợi thế cạnh tranh. Với chính sách này, công nghệ mới đƣợc khai thác triệt để nhằm thiết lập vị trí độc quyền cho toàn bộ hệ thống TNCs trên khắp các thị trƣờng. Đồng thời cung đƣợc kiểm soát chặt chẽ, tránh đƣợc nguy cơ rò rỉ.

Tuy nhiên, nếu các chi nhánh không tham gia hoạt động R&D thì công nghệ đƣợc chuyển giao chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất và một số hoạt động khác nhƣ marketing, tổ chức…. Nếu chi nhánh có tham gia hoạt động R&D ở mức độ tích hợp hoá sản phẩm với thị trƣờng địa phƣơng thì công nghệ đƣợc chuyển giao dƣới dạng các thông số kỹ thuật tức là các chỉ dẫn cụ thể cho việc đƣa sản phẩm vào thị trƣờng cụ thể. Nếu chi nhánh thực hiện hoạt động R&D với tƣ cách là một bộ phận cấu thành của mạng lƣới R&D toàn cầu của TNCs thì công nghệ đƣợc chuyển giao là những công nghệ thiết yếu với đặc trƣng của hoạt động chuyển giao là sự trao đổi thông tin hai chiều. Đối với công nghệ hạng hai, những công nghệ này không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cho các TNCs nên thƣờng đƣợc chuyển giao cho các công ty liên doanh hoặc các công ty nằm ngoài hệ thống TNCs tại các nƣớc đang phát triển vì các công nghệ đó phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của các nƣớc này. Ngay cả khi các TNCs có công nghệ hiện đại để chuyển giao thì nhiều nƣớc đang phát triển này cũng không có khả năng khai thác hiệu quả công nghệ đó.

Trong chính sách này, TNCs luôn duy trì chính sách chuyển giao cầm chừng nhằm duy trì sự phụ thuộc củ đối tác và giữ quyền kiểm soát đối với công nghệ. Ví dụ các TNCs Nhật Bản thƣờng chuyển giao những công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu sang các nƣớc NICs. Do đó, dù các doanh nghiệp của các nƣớc NIC không thể phát triển vƣợt xa các TNCs của Nhật Bản và giúp cho nƣớc này luôn giữ vị trí là “con nhạn đầu đàn” trong mô hình “đàn nhạn bay ” ở châu Á.

Trong chuyển giao công nghệ của TNCs thì FDI chính là công cụ quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động chuyển giao công nghệ bởi nó cho phép các TNCs thực hiện chuyển giao công nghệ ở mọi cấp độ một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo đƣợc quyền kiểm soát công nghệ. Chuyển giao công nghệ thông qua việc xây dựng các công ty liên doanh với nƣớc ngoài là một trong những phƣơng thức tồn tại của TNCs.

Nhƣ vậy TNCs đóng vai trò rất to lớn trong việc phát triển kinh tế thế giới thông qua việc phát triển công nghệ. Thông qua hoạt động sản xuất, thƣơng mại các TNCs đã không ngừng có những phát minh, sáng chế và phổ biến những kinh nghiệm về quản lý, các ý tƣởng mới, và các sáng tạo khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế asean (Trang 28 - 38)