đồng kinh tế ASEAN
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Hà Nội đƣợc xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm lực kinh tế lớn, cùng với Hải Phòng và Quảng Ninh lập thành một tam giác kinh tế phát triển với tốc độ vào bậc cao nhất cả nƣớc.
Có thể nói, Hà Nội là nơi giao thoa đồng bằng với miền núi, nơi trung chuyển nguồn lực giữa khu vực phát triển cao với vùng phát triển thấp trong vùng kinh tế phía bắc Việt Nam. Do đó, đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, Hà Nội là khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế, là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ.
3.1.1. Cơ hội của Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế AEC
Hà Nội có nhiều lợi thế phát triển nhƣ vị trí địa - chính trị quan trọng trong khu vực, là cửa ngõ đi vào ASEAN. Hà Nội có mối quan hệ và tính kết nối cao với thủ đô và các thành phố trong ASEAN, châu Á và toàn thế giới. Bên cạnh đó, Hà Nội có mối quan hệ chặt chẽ với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc và là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và văn hóa - xã hội của cả nƣớc.
Về vị trí địa lý, Hà Nội có khả năng thu hút mạnh các nguồn lực về con ngƣời, tài chính không chỉ ở trong nƣớc mà còn cả trong khu vực và thế giới. Hà Nội là nơi có nhiều ngân hàng lớn trong nƣớc và quốc tế, nhiều trung tâm tài chính lớn cũng nhƣ nhiều trƣờng đại học, viện nghiên cứu hàng
đầu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp của Hà Nội sản xuất đƣợc các hàng hóa có chất lƣợng cao, đủ khả năng xuất khẩu. Hà Nội còn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử hào hùng và phản ánh tập trung nhất trang sử của dân tộc nên có khả năng thu hút nhiều du khách cũng nhƣ các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch.
Về kết cấu hạ tầng, Hà Nội có hạ tầng cơ sở phát triển tƣơng đối tốt nên có khả năng đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến để sinh sống và kinh doanh lâu dài. Chất lƣợng các dịch vụ đô thị: cấp nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, xây dựng và quản lý các điểm đỗ xe, công viên, khu vui chơi giải trí… đƣợc nâng cao. Mạng cấp nƣớc sạch cũng đƣợc đầu tƣ đáng kể.
Đối với quy hoạch đô thị, đẩy mạnh công tác quy hoạch, trật tự xây dựng, quản lý đô thị, huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ, đẩy mạnh đầu tƣ phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Về đất đai, diện tích đất đai của Hà Nội vẫn còn lớn cho nên khả năng đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao và mức độ thu hút nguồn lực từ bên ngoài sẽ còn rất lớn. Bên cạnh đó, với thu nhập trung bình gần nhƣ cao nhất cả nƣớc, Hà Nội là một thị trƣờng có sức mua lớn với tổng cầu khoảng 1/3 GDP của cả nƣớc. Hà Nội còn là địa phƣơng có đóng góp rất lớn vào ngân sách quốc gia. Về dân số, Hà Nội có nguồn lao động dồi dào và một thị trƣờng rộng lớn: so với tất cả các thành viên của ASEAN có thể thấy Hà Nội chiếm khoảng 1,6% tổng dân số của ASEAN nhƣng lại có diện tích lớn nhất so với diện tích của các thủ đô của các nƣớc ASEAN. Thủ đô Hà Nội đã trở thành một trong 17 thủ đô có quy mô lớn trên thế giới. Năm 2014, dân số Hà Nội là 7,2 triệu ngƣời, chƣa kể gần 1 triệu ngƣời không đăng ký hộ khẩu thƣờng trú.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Hà Nội tƣơng đƣơng với thu nhập bình quân đầu ngƣời của ASEAN. Điều này cho thấy phần nào vị thế của Hà
Nội trong ASEAN đặc biệt trong quá trình ASEAN ngày càng tiến tới sự thống nhất cao.
Về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội là một trong những thành phố đi đầu ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế ASEAN. Hầu hết các công ty, tập đoàn lớn của cả nƣớc thuộc tất cả các ngành nghề đều có trụ sở hoặc chi nhánh ở Hà Nội. Trƣớc hết, xét về việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, Hà Nội là địa phƣơng tiếp nhận đầu tiên và trực tiếp dòng hàng hóa, dịch vụ, du khách, doanh nhân, nhà đầu tƣ từ các nƣớc ASEAN. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách hội nhập ASEAN đƣợc Hà Nội thực hiện tiên phong. Các cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu ở Việt Nam đều đặt ở Hà Nội cũng nhƣ cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn các địa phƣơng khác cho nên Hà Nội có lợi thế cao hơn các địa phƣơng khác trong cập nhật và tiếp cận thông tin không chỉ trong nƣớc mà còn trong ASEAN.
Về thƣơng mại, dòng hàng hóa xuất khẩu từ các nƣớc ASEAN vào Hà Nội có xu hƣớng tăng lên đặc biệt hàng nông sản và các măt hàng tiêu dùng. Nhiều cơ sở dịch vụ của các nƣớc ASEAN nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, dịch vụ ăn uống…đƣợc thành lập ở Hà Nội. Ví dụ nhƣ Thái Lan sở hữu hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ METRO tại Việt Nam trong đó có nhiều chi nhánh tại Hà Nội. Việc mua lại hệ thống bán lẻ này có thể thấy Hà Nội đã đƣợc kết nối với Thái Lan trong việc hình thành mạng lƣới phân phối hay chuỗi cung ứng hàng hóa của Thái Lan.
Về đầu tƣ, nhiều nhà đầu tƣ ASEAN đã đầu tƣ vào Hà Nội vào các lĩnh vực nhƣ bất động sản đặc biệt là đầu tƣ của đối tác Singapore vào hệ thống căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê, đầu tƣ của Thái Lan vào khách sạn cao cấp ở Hà Nội. Một số nhà đầu tƣ ASEAN đã đầu tƣ vào lắp ráp ô tô và sản xuất các sản phẩm cơ khí tại Hà Nội trong những ngày đầu Việt Nam hội nhập ASEAN.
Về dịch vụ, nhiều nhà kinh doanh dịch vụ ASEAN đã thiết lập các cơ sở cung ứng dịch vụ tại Việt Nam nhƣ dịch vụ giáo dục hay bảo hiểm, du lịch. Chẳng hạn, trƣờng quốc tế Singapore mở cơ sở giáo dục tại Hà Nội. Công ty bảo hiểm AIG của Singapore có chi nhánh ở Hà Nội, Tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia có chi nhánh ở Hà Nội để cung cấp các dịch vụ về dầu khí…Các doanh nghiệp của Hà Nội là đầu mối tiếp cận và kết nối với các nhà cung ứng dịch vụ của ASEAN.
Những thành công trên đây cho thấy quá trình hội nhập kinh tế ASEAN của Hà Nội diễn ra đúng với cam kết quốc tế. Hà Nội có đầy đủ các nền tảng kinh tế và cơ hội thuận lợi để tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu quả.
3.1.2. Thách thức đối với Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế AEC kinh tế AEC
Tuy có nhiều điểm mạnh, nhƣng Hà Nội cũng có những điểm yếu nhất định. - Chƣa định vị đƣợc vị thế quốc tế tổng hợp và toàn diện của thủ đô về thƣơng mại, đầu tƣ, dịch vụ và các khía cạnh an ninh - chính trị và văn hóa - xã hội theo các nội dung của AEC.
- Mục tiêu phát triển của Hà Nội trong ASEAN thiếu rõ ràng cho nên chƣa xây dựng đƣợc lộ trình hội nhập của thủ đô tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế cũng nhƣ khai thác đặc thù mang tính bản sắc ASEAN trong tầm nhìn toàn cầu.
- Chƣa tận dụng triệt để các tác động của hội nhập kinh tế ASEAN để phát triển bao gồm các quan hệ xuất phát từ bên trong và quan hệ từ bên ngoài vào thủ đô Hà Nội. Các mặt hàng xuất- nhập khẩu của Hà Nội có nhiều điểm tƣơng đồng với mặt hàng này của các nƣớc ASEAN nhƣ dệt may, giày dép, linh kiện, hàng thủ công mỹ nghệ…cho nên tính cạnh tranh rất gay gắt. Mức độ thay thế cao hơn so với mức độ bổ sung giữa các nền kinh tế ASEAN.
- Dễ rơi vào tình trạng tụt hậu và lạc hậu trong phát triển so với thủ đô các quốc gia khác do chƣa xây dựng đƣợc cách tiếp cận phát triển thủ đô thích
hợp với hội nhập kinh tế ASEAN. Điều này có khả năng dẫn đến những đợt cải cách hoặc tái cơ cấu mới để phù hợp với quy luật hội nhập.
- Chƣa thƣờng xuyên thực hiện so sánh, đối chiều các chính sách hội nhập của thủ đô với kinh nghiệm của thủ đô các quốc gia khác để rút ra các tiêu chuẩn và bài học tham chiếu phù hợp.
- Năng lực cạnh tranh của Hà Nội so với các địa phƣơng khác của cả nƣớc vẫn còn khiếm tốn. Trong các năm từ 2007 đến 2014, Hà Nội luôn đững ở vị trí từ 25 trở lên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong số 63 tỉnh đƣợc khảo sát của cả nƣớc. Điều này cho thấy năng lực cải thiện môi trƣờng kinh doanh để hội nhập hiệu quả trở thành mối quan tâm lớn nhất đối với Hà Nội. Để cạnh tranh quốc tế hiệu quả trong ASEAN, cần có khả năng cạnh tranh trong nƣớc đạt mức cao thậm chí rất cao.
Biểu đồ 3.1: Năng lực cạnh tranh của thủ đô Hà Nội so với các địa phƣơng khác giai đoạn 2007-2014
Nguồn: VCCI
Các hạn chế trên đây có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, do quá trình hội nhập ASEAN chỉ là một trong số các quan tâm lớn của Hà Nội xuất phát từ đƣờng lối đa dạng hóa, đa phƣơng hóa. Nhiều hiệp định quốc tế đƣợc ký kết với các trung tâm và đối tác kinh tế quốc tế có sức hút cao với mức mở cửa lớn hơn so với ASEAN nhƣ hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, hiệp định thƣơng mại tự do
Việt Nam - Hàn Quốc, hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP)…
Tiến trình hội nhập ASEAN còn chậm do đặc thù về trình độ phát triển của các quốc gia thành viên, thể chế hội nhập trong ASEAN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Về chủ quan, do hạn chế trong đầu tƣ nghiên cứu, phân tích cụ thể và có chiều sâu tác động của hội nhập kinh tế ASEAN đến sự phát triển toàn diện của Hà Nội, nhiều cam kết quốc tế có thời gian kéo dài, không tạo đủ áp lực cần thiết để đổi mới, hội nhập nhanh chóng và phát triển ổn định đối với Hà Nội. Công tác thể chế hóa các cam kết hội nhập trong ASEAN để chuyển hóa thành các chính sách phát triển của Hà Nội đƣợc thực hiện chứ thật hiệu quả. Mức độ chủ động, tích cực của Hà Nội trong hội nhập kinh tế ASEAN chƣa tƣơng xứng với nhu cầu và khả năng hội nhập sâu rộng vào AEC.