Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội từ 2010 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế asean (Trang 56)

đến tháng 6/2015

Mặc dù luật đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam đƣợc ban hành từ rất sớm, vào cuối năm 1987 nhƣng phải đến năm 1989 thì những dự án nƣớc ngoài đầu tiên mới đƣợc cấp phép trên địa bàn Hà Nội. Từ khi Hà Nội và Hà Tây sáp nhập năm 2008, cùng với việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội có những diễn biến sôi động.

3.2.1. Về số lượng dự án và tổng số vốn đầu tư đăng ký từ năm 2010 đến nay

Biểu đồ 3.2: FDI đăng ký vào Việt Nam và Hà Nội (2010-T6/2015)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhƣ vậy, tuy sự gia tăng vốn FDI đăng ký không tăng dần đều, có những giai đoạn nhƣ năm 2011 là 1,5 tỷ USD nhƣng đến năm 2012 lại giảm xuống 1,11 tỷ USD. Nhƣng nhìn chung, vốn FDI đăng ký vào Hà Nội tăng dần qua các năm. Số vốn đăng ký năm 2014 đã tăng gấp 1,57 lần số vốn đăng ký năm 2010. Đó cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy việc thu hút FDI vào Hà Nội có nhiều tiến bộ, có năng lực cạnh tranh vƣợt trội so với nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Đặc biệt, số vốn FDI đăng ký trên cả nƣớc từ năm 2010 đến năm 2014 tăng đƣợc 1,6 lần.

Các con số này đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:

Bảng 3.1. Số dự án cấp mới và tổng vốn đăng ký vào Hà Nội từ 2010-2013

TT Năm Số dự án cấp mới Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)

1 2010 271 855

2 2011 285 825,7

3 2012 211 899

Nhìn vào bảng, ta thấy, số dự án cấp mới tại Hà Nội có xu hƣớng tăng giảm không đều. Đối chiếu với số vốn đăng ký thì giá trị của các dự án không cao. Đặc biệt, năm 2013, số dự án cấp mới tại Hà Nội không nhiều và số vốn đăng ký có sự sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng một nửa so với các năm trƣớc đó. Đây là một báo động cho tình hình thu hút các nhà đầu tƣ lớn và các dự án lớn vào thủ đô.

3.2.2. Về hình thức đầu tư

Bảng 3.2. Hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội từ 2010-2013

Stt Số dự án của năm Hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài BOT, BT,

BTO Liên doanh HĐHTK D 1 2010

2 2011 80,7 % - 18,9 1 dự án 3 2012 70,1% - 29,3% 1 dự án 4 2013 76,2% - 23,8% -

Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tình hình FDI của UBND TP HN

Hình thức đầu tƣ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội cũng có nhiều nét tƣơng đồng với hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong cả nƣớc. Hình thức đầu tƣ đƣợc ƣa chuộng nhất và chiếm số lƣợng lớn nhất, áp đảo các hình thức đầu tƣ khác là hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài. Hình thức này luôn chiếm trên 70% so với các hình thức đầu tƣ khác. Tiếp đến là hình thức đầu tƣ liên doanh, chiếm từ 20-30%. Dƣới đây là Bảng thể hiện hình thức đầu tƣ trực tiếp trên cả nƣớc để so sánh, đối chiếu.

Bảng 3.3. Hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên cả nƣớc ( tính lỹ kế đến tháng 7/2012) Stt Hình thức đầu tƣ Số dự án Tỷ lệ % Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Tỷ lệ % 1 100% vốn nƣớc ngoài 11.062 78,9 135.598.266.508 65,7 2 Liên doanh 2.514 17,9 54.565.439.834 26,4 3 Hợp đồng BOT, BT, BTO 14 0,09 5.857.317.913 2,83 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 218 1,55 5.469.087.044 2,65 5 Công ty cổ phần 198 1,41 4.684.941.134 2,27 6 Công ty mẹ con 1 0,007 98.008.000 0,04 Tổng số: 14.007 100% 206.273.060.433 100%

Nguồn: Nguồn Bộ KH&ĐT tính đến tháng 7/2012

Nhƣ vậy, trên bình diện cả nƣớc, hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất là hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài, sau đó là hình thức đầu tƣ liên doanh. Các hình thức đầu tƣ còn laị chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sự thể hiện này là một gợi ý để Hà Nội ƣu tiên tập trung vào chiến lƣợc và những chính sách dành cho hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài, để ngày càng thu hút đƣợc nhiều hơn nữa sự đầu tƣ của hình thức này vào Việt Nam.

3.2.3. Về đối tác đầu tư

Theo số liệu của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Hà Nội khá đa dạng với 68 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản đến các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhƣ CHDCND Triều Tiên.

Qua số liệu thống kê về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của cả nƣớc (tính lũy kế từ 1988 đến 2013) cũng đã cho biết, vốn FDI vào Việt Nam từ các nƣớc ASEAN chiếm khoảng 20% tổng số vốn từ tất cả các nƣớc trên

thế giới (riêng từ Singapore đã chiếm 12,7%). Trong khi đó vốn FDI đến từ các nƣớc Đông Bắc Á chiếm khoảng 48%; tiếp đến là các nƣớc Châu Âu chiếm khảng 22,2% và đến từ Mỹ và Canada chiếm khoảng 6,6%. Xu hƣớng này sẽ vẫn tiếp tục trong nhiều năm tới.

Tuy nhiên, số dự án và vốn đăng ký chủ yếu vẫn tập trung nhiều ở một số đối tác truyền thống của Việt Nam. Cụ thể như sau :

3.2.3.1. Các quốc gia ngoài khối ASEAN

Có 60 quốc gia ngoài khối ASEAN đầu tƣ vào Hà Nội. Tuy nhiên, có rất nhiều quốc gia chỉ có một đến hai dự án. Cho nên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến những đối tác chính, đối tác tiềm năng của Hà Nội.

Bảng 3.4: Vốn FDI thu hút từ các QG ngoài khối ASEAN vào Việt Nam tính theo lũy kế đến 2013 (lũy kế dự án còn hiệu lực)

Nƣớc và vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đăng ký lũy kế đăng ký đên 2013 Dự án % so tổng số Tr USD % so tổng số Trên địa bàn cả nƣớc 15922 100 234.121 100 1. Nhật Bản 2186 13,7 35180 15,0 2, Hàn Quốc 3611 22,7 29653 12,6 3 Đài Loan 2290 14,4 28020 11,9 4 Quốc đảo Vigin thuộc Anh 523 3,3 17152 7,3

5 Hồng Kong 772 4,8 12524 5,3 6 Hoa Kỳ 682 4,3 10696 4,6 7 CHND Trung Hoa 992 6,2 10376 4,4 8 Quần Đảo Cay men 55 0,3 6401 2,7

Nếu tính từ 1988 từ khi Việt Nam bắt đầu thu hút vốn FDI thì trung bình mỗi năm nƣớc ta thu hút đƣợc khoảng 14,7 tỷ vốn đăng ký và 6,4 tỷ USD/năm vốn thực hiện. Nếu so với lƣợng kiều hối hàng năm Việt Nam tiếp nhận từ Việt Kiều sống ở nƣớc ngoài gửi tiền về nƣớc khoảng 8 -9 tỷ USD/năm thì con số này đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm.

Nhìn vào bảng thống kê, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là những quốc gia có tổng vốn và dự án đầu tƣ vào Việt Nam lớn nhất.

Biểu đồ 3.3. Số dự án FDI vào Việt Nam và Hà Nội (tính lũy kế đến 2013)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy một sự tƣơng đồng rất lớn giữa FDI vào Việt Nam và FDI vào Hà Nội. Nhật Bản, Hàn Quốc có số dự án đầu tƣ vào Việt Nam nhiều nhất thì đồng thời cũng là đối tác lớn nhất của Hà Nội. Số dự án của HongKong, Trung Quốc hay Hoa Kỳ vẫn còn rất khiêm tốn. Đây là thách thức đối với Hà Nội. Vì trƣớc tác động mạnh mẽ hơn nữa của AEC trong thời gian sắp tới, cùng với việc Trung Quốc, Hoa Kỳ là đối tác lớn của các nƣớc thành viên ASEAN thì số dự án vào Hà Nội của các quốc gia này có thể chảy sang các nƣớc bạn.

3.2.3.2. Các quốc gia trong khối ASEAN

Tính đến thời điểm tháng 11/ 2015, có 8 nƣớc thành viên ASEAN đã đầu tƣ vào Việt Nam và Hà Nội. Số dự án này đầu tƣ vào 18/18 phân ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Đây là một con số rất ấn tƣợng, thể hiện vai trò của Việt Nam và Hà Nội với các quốc gia trong khu vực.

Bảng 3.5: Vốn FDI thu hút từ một số nƣớc ASEAN vào Việt Nam tính theo lũy kế đến 2013 (lũy kế dự án còn hiệu lực) Nƣớc và vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đăng ký lũy kế đăng ký đên 2013 Dự án % so tổng số Tr USD % so tổng số Trên địa bàn cả nƣớc 15922 100 234.121 100 Khu vực ASEAN 2485 15,6 43770 18,695 Singapo 1344 8,44 32700 13,967 Malaysia 480 3 11990 5,121 Thái Lan 371 2,33 6650 2,84

Nguồn: Niên giám thống kê 2014, TCTK

Tính đến tháng 11/2014, khu vực ASEAN có 2.485 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 43,77 tỷ USD. Tính bình quân 1 dự án là 21,6 triệu USD/dự án cao hơn so với bình quân đầu tƣ 1 dự án nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam là 14,2 triệu USD/dự án. Singapore dẫn đầu với 1.344 dự án, tổng vốn đầu tƣ là 32,7 tỷ USD, chiếm 60,8% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ 2 là Malaysia với 480 dự án, tổng vốn đăng ký là 11,99 tỷ USD, chiếm 22,3% tổng vốn đầu tƣ.

Thái Lan đứng thứ 3 với 371 dự án, tổng vốn đầu tƣ là 6,65 tỷ USD chiếm 12,4% tổng vốn đầu tƣ.

Vốn FDI khu vực ASEAN đầu tƣ tại Việt Nam tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (chiếm khoảng 30% vốn đăng ký) và tiếp theo là công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm khoảng 24,2% vốn đăng ký). Rồi tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ, ăn uống, lƣu trú (chiếm khoảng 12,8%) và đến lĩnh vực dịch vụ viễn thông (chiếm khoảng 11,4%). Còn lại các lĩnh vực khác. Mỗi thứ chỉ chiếm trên dƣới 1% tổng số vốn đăng ký.

Biểu đồ 3.4. Số dự án FDI của các nƣớc ASEAN vào Việt Nam và Hà Nội ( lũy kế đến 2013)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015

Nhìn vào bảng số liệu, FDI vào Hà Nội chủ yếu vẫn chỉ có khả năng đến từ Singapore, sau đó mới tới từ Malaysia và Singapor. Thứ ba là Thái Lan. Các dự án đến từ các quốc gia ASEAN (trừ Singapore) chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng chất lƣợng trung bình và tập trung khá nhiều vào lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ.

Vì thế, luận văn muốn nhấn mạnh một điểm rằng, vốn FDI vào Hà Nội có một sự cân bằng giữa các quốc gia trong và ngoài ASEAN. Hà Nội có thể dựa vào điểm này để biến nó thành cơ hội trong thu hút FDI của mình.

Theo UBND TP Hà Nội, thì tổng vốn đăng ký của các đối tác lớn của Hà Nội có sự thay đổi theo các năm nhƣ bảng 3.7. Tuy số liệu không đầy đủ,

nhƣng có thể nhận thấy rằng Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapor vẫn là những đối tác chiến lƣợc trong thời gian tới của Hà Nội.

Bảng 3.6 : Các đối tác đầu tƣ lớn vào Hà Nội qua các năm

TT Quốc gia đầu tƣ Tổng vốn đăng ký FDI các năm ( tính theo % ) 2010 2011 2012 2013 1 Hàn Quốc 20,2 32 - 18,9 2 Nhật Bản - 21 25,6 19 3 Trung Quốc - 9 - - 4 Singapor 19 7 - 35,1 5 Đảo Síp - - 41,6 - 6 Malaysia - - 6 -

Nguồn: Báo cáo về FDI của UBNDTP Hà Nội năm 2014

3.2.4. Về cơ cấu đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với cơ cấu vốn đ ầu tƣ chủ yếu thuộc lĩnh vực thƣơng mại-dịch vụ và công nghiệp-xây dựng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tƣ xã hội Hà Nội góp phần tác động mạnh mẽ đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế Hà Nội trong những năm qua.

Bảng 3.7. Cơ cấu vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phân theo ngành, lĩnh vực

Stt Ngành lĩnh vực Số dự án qua các năm (%) 2010 2011 2012 2013 1 Công nghiệp 22,42 12,9 11,9 15,6 2 Thƣơng mại - 18,9 8,52 25,2 3 Dịch vụ - 17,8 42,9 - 4 Bất động sản 24,6 31,9 22,2 39 5 Nông lâm nghiệp, thuỷ sản - - - -

Nhƣ vậy, có thể thấy, số dự án FDI đầu tƣ vào lĩnh vực bất động sản là ổn định nhất, hấp dẫn nhất, tỷ lệ tăng qua từng năm và đến năm 2013 thì tỷ lệ này đạt 39 %. Bên cạnh đó, dù không có con số thống kê đầy đủ, nhƣng có thể thấy số dự án FDI đầu tƣ vào lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ của Hà Nội cũng tƣơng đối cao nhƣng không ổn định.

Bảng 3.8: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài còn hiệu lực lũy kế đến 2013 của Hà Nội

Nƣớc và vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đăng ký lũy kế đã thực hiện đên 2013 Dự án % so tổng số Tr USD % so tổng số Toàn thành phố 2675 100 14591 100 Trong đó:

- Nông nghiệp thủy sản 8 0,3 5 0,03 - Khai khoáng 2 0,07 4 0,02 - Công nghiệp chế biến, chế tạo 616 23,0 3541 24,2 - Xây dựng 429 16,0 732 5,0 - Buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô 267 9,9 241 1,7 - Vận tải, kho bãi 57 2,1 49 0,3 - Dịch vụ lƣu trú ăn uống 131 4,9 1867 12,8 - Thông tin truyền thông 267 9.9 1666 11,4 - Kinh doanh bất động sản 111 4,4 4375 30,0 - Hoạt đông khoa học, công nghệ 588 22,9 703 4,8 - Hoạt động giáo dục và đào tạo 60 2,2 99 0,6 - Hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí 26 0,9 278 1,9

Theo số liệu thống kê Hà Nội, trong giai đoạn 1988-2013, trung bình mỗi năm Hà Nội thu hút khoảng 584 triệu USD (vốn thực hiện khoảng 80% so vốn đăng ký). Trong tổng số vốn FDI đã thu hút thì riêng các ngành công nghiepeh chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản đã chiếm tới khoảng 54%. Còn hoạt động khoa học công nghệ chỉ chiếm khoảng 5% tổng vốn đã thu hút. Dự án FDI vào địa bàn Hà Nội đều thuộc loại có quy mô không lớn. Trong tổng số 1649 doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì chỉ có 795 doanh nghiệp có cỡ vốn từ 500 tỷ VNĐ trở lên.

3.2.5. Cơ cấu lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về nguồn nhân lực của Hà Nội và cả nƣớc giai đoạn 2008 – 2014.

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hà Nội

Dân số (triệu ngƣời) 6,38 6,47 6,59 6,73 6,84 6,94 7,09

LLLĐ (triệu ngƣời) 3,42 3,41 3,58 3,573 3,70 3, 80 3,82 Tỉ trọng (%) 53,6 52,6 54,4 53,1 54,2 54,8 53,9 Tỉ lệ có VL/DS (%) 51,4 50,9 53,1 52,1 53,1 52,9 52,8 Tỉ lệ LĐ đang LV đã qua ĐT (%) 23,3 31,1 30,2 30,6 35,3 36,2 36,9 Cả nƣớc

Dân số (triệu ngƣời) 85,12 86,03 86,93 87,84 88,77 89,71 90,73

LLLĐ (triệu ngƣời) 48,21 49,32 50,39 51, 40 52,35 53,25 53,75 Tỉ trọng (%) 56,63 57,33 58,00 58,5 59 59,35 59,25 Tỉ lệ có VL/Tổng DS (%) 54,6 55,5 56,4 57,3 57,9 58,2 58,1 Tỉ lệ LĐ đang LV đã qua ĐT (%) 14,3 14,8 14,6 15,4 16,6 17,9 18,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2008, cơ cấu dân số của Hà Nội là nông thôn chiếm 59,6%, đô thị chiếm 40,4%; năm 2012 nông thôn chiếm 57,5%, đô thị chiếm 42,5%. Hà Nội

là trung tâm đô thị của đồng bằng sông Hồng, hiện nay dân số thành thị ở Hà Nội, chiếm gần nửa dân số thành thị vùng đồng bằng sông Hồng và chiếm 10,37% dân số thành thị cả nƣớc. Tỉ lệ dân số đô thị của Hà Nội cao hơn tỉ lệ chung của cả nƣớc gần 10% nhƣng tỉ lệ dân số đô thị của Hà Nội thấp nhất trong số 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng, chỉ bằng nửa so với thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (Năm 2012, tỉ lệ dân số đô thị của Hải Phòng là 46,5%; Cần Thơ là 66,3%; Thành phố Hồ Chí Minh là 83,1%; Đà Nẵng là 87,2%).

Theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, một vấn đề nổi cộm đó là trình độ lao động có việc làm mà chƣa qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật trên địa bàn Thành phố khá cao (với tỉ lệ 68,9%); trong khi đó lao động có trình độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế asean (Trang 56)