Nội dung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với địa bàn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế asean (Trang 38 - 40)

1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đố

1.2.3. Nội dung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với địa bàn đầu tư

trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN

1.2.3.1. Tập trung thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội như y tế, giáo dục

Đây là một trong những mục tiêu chiến lƣợc trong Đề án thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đến năm 2020 mà Việt Nam đang hƣớng tới với quyết tâm nâng cao chất lƣợng dòng vốn FDI.

Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tƣ), trong 10 năm trở lại đây, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào Việt Nam khá sôi động, trong đó đã có nhiều dự án đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao (CNC). Tiên

phong cho hoạt động này phải kể đến các nhà đầu tƣ Nhật Bản, với sự góp mặt của những tập đoàn lớn nhƣ: Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Nidec… Các tập đoàn này đã xây dựng nhà máy sản xuất với công nghệ hiện đại và đang tiếp tục rót thêm vốn để mở rộng quy mô đầu tƣ.

Ngoài các nhà đầu tƣ Nhật Bản, các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ và các nƣớc châu Âu cũng tham gia tích cực vào lĩnh vực CN tại Việt Nam. Các tập đoàn công nghệ nhƣ: Intel, IBM (Hoa Kỳ), Cap Gemini và Accenture (Pháp) đã có dự án sản xuất quy mô hoặc đang tìm cơ hội đầu tƣ tại Việt Nam.

Thực tế cho thấy, tại các khu CN, vốn FDI đổ vào ngày một nhiều. Tại Khu CN TP.HCM, sau 7 năm đi vào hoạt động, đã thu hút nhiều dự án lớn nhƣ: dự án 1 tỷ USD của tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới Intel Corp và nhiều dự án sản xuất khác từ các tập đoàn công nghệ đa quốc gia nhƣ Nidec (Nhật Bản), Datalogic Scanning (Ý), Sonion (Đan Mạch),…

Theo thống kê, tại Hà Nội, Khu CN Hoà Lạc cũng dành đƣợc sự quan tâm đáng kể từ phía các nhà đầu tƣ. Đến thời điểm hiện tại, Khu CNC Hoà Lạc đã cấp phép cho hơn 60 dự án, với tổng vốn đạt trên 31.000 tỷ đồng. Trong hơn 60 dự án đã cấp phép, có 29 dự án đã triển khai, trong đó có 17 dự án đã đi vào hoạt động.

Thu hút FDI không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết việc khan hiếm về vốn cho đầu tƣ phát triển xã hội mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, cung cấp cho nền kinh tế máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lƣợng và hàm lƣợng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nƣớc, đồng thời tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Hoạt động thu hút FDI cần tập trung vào các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng và tăng cƣờng sự liên kết giữa các khu vực, các ngành và lĩnh vực tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham

gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu nhƣ cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, dƣợc, công nghiệp sinh học, công nghiệp môi trƣờng và các ngành sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng mới…

1.2.3.2. Ưu tiên thu hút FDI của nhóm G7

Tại sao địa bàn đầu tƣ cần ƣu tiên thu hút FDI của nhóm G7? Bởi vì xu hƣớng phát triển trên thế giới là các địa bàn đầu tƣ tập trung thu hút FDI vào ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội và ngành nông nghiệp. Để làm đƣợc điều này, các nƣớc đang phát triển, dù có những lĩnh vực có dòng vốn mạnh, hầu hết cũng không sở hữu công nghệ hiện đại, tiên tiến bậc nhất, mà các TNCs của các nƣớc phát triển trên thế giới, cụ thể là các nƣớc thuộc nhóm G7 chính là nơi nắm giữ những công nghệ này. Thêm vào đó, các nƣớc nhóm G7 hiện nay có xu hƣớng chu chuyển dòng vốn vào các quốc gia Đông Nam Á. Vì đây là khu vực thƣơng mại năng động bậc nhất, ổn định, tiềm năng với rất nhiều cơ hội để phát triển thị trƣờng, tăng lợi nhuận. Đây giống nhƣ một mảnh đất màu mỡ mới đƣợc khai phá một phần nhỏ. Do vậy, ƣu tiên thu hút FDI của nhóm G7 là một lựa chọn thông minh của các địa bàn đầu tƣ trong AEC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế asean (Trang 38 - 40)