Kinh nghiệm của một số thủ đô các nước về thu hút đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế asean (Trang 40 - 49)

1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đố

1.2.4. Kinh nghiệm của một số thủ đô các nước về thu hút đầu tư trực tiếp

1.2.4.1. Kinh nghiệm của Bắc Kinh, Trung Quốc trong thu hút FDI vào phát triển kinh tế, xã hội

Là nƣớc ở Châu Á thu hút lƣợng vốn FDI tăng từ 92,3 tỷ USD (năm 2008) đến 117,6 tỷ USD năm 2013, Trung Quốc đã trở thành một trong những nƣớc đứng đầu thế giới về tiếp nhận vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong đó Bắc Kinh là thành phố thu hút rất lớn tổng vốn FDI của Trung Quốc.

Sản xuất công nghiệp của Bắc Kinh đƣợc thống trị bởi ngành công nghiệp nặng và các doanh nghiệp lớn. Trong năm 2013, ngành công nghiệp nặng chiếm 85,4% tổng sản lƣợng công nghiệp của Bắc Kinh và các doanh

nghiệp lớn và trung bình chiếm 80% sản lƣợng. Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm thiết bị viễn thông, thiết bị giao thông vận tải, hóa chất, máy móc, luyện kim và chế biến thực phẩm.

Khu vực dịch vụ của Bắc Kinh chiếm 76,9% GDP của thành phố trong năm 2013. Dịch vụ tài chính, thƣơng mại bán buôn và bán lẻ, dịch vụ công nghệ thông tin là ba lĩnh vực lớn nhất, chiếm lần lƣợt 14,5%, 12,2%, và 9% của GDP. Các nghiên cứu và dịch vụ khoa học kỹ thuật tăng trƣởng nhanh chóng trong những năm gần đây và chiếm 7,4% GDP trong năm 2013, tăng 4,5% trong năm.

Biểu đồ 1.1: Sử dụng vốn FDI của Bắc Kinh từ 2006 đến 2013

Bắc Kinh sử dụng vốn FDI trong các ngành dịch vụ chiếm khoảng 82% tổng số sử dụng FDI ở Bắc Kinh vào năm 2013. Các lĩnh vực thu hút phần lớn

nhất của đầu tƣ nƣớc ngoài trong năm 2013 là "dịch vụ cho thuê và kinh doanh" theo sau "bất động sản".

Trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, hơn 279 đã đầu tƣ vào Bắc Kinh. FDI ghi nhận sự tăng trƣởng ổn định trong những năm gần đây, kể cả giai đoạn suy thoái trong năm 2009.

Hồng Kông là nguồn lớn nhất của đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bắc Kinh vào năm 2013. FDI từ Hồng Kông là 3,605 triệu USD và chiếm 42,3% tổng vốn FDI. Trong những năm gần đây, các nhà phát triển bất động sản Hồng Kông đã đầu tƣ vào các dự án xây dựng lại tòa nhà cũ nằm ở Xidan và Wangfujing. Bên cạnh đó, các nhà phát triển Hồng Kông đã tham gia vào việc phát triển các trung tâm mua sắm, cũng nhƣ khu phức hợp thƣơng mại và dân cƣ.

Các nhà đầu tƣ lớn khác trong năm 2013 của Bắc Kinh là nƣớc Đức, British Virgin Islands, Quần đảo Cayman, Nhật Bản và Mỹ.

Theo Ủy ban thành phố Bắc Kinh Thƣơng mại, FDI trong ba tháng đầu tiên của năm 2013 đạt 2,41tỷ USD, tăng 12,9 % so với cùng kỳ năm 2012.

Công nghệ năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng và sản xuất công nghệ cao là một trong số các lĩnh vực thu hút FDI nhiều hơn. Các dự án trong lĩnh vực này đã thu hút tổng cộng $160 triệu vào FDI, tăng 41 lần, chiếm 6,5 % của tổng số của thành phố.

Lƣợng sử dụng vốn FDI trong một số lĩnh vực khác, bao gồm cả tiêu dùng tín dụng, thƣơng mại phân phối và thƣơng mại và logistics đô thị, cũng chứng kiến một sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong năm 2013.

FDI trong lĩnh vực dịch vụ đạt $ 2,08tỷ, chiếm 86,1 % tổng số của FDI của Bắc Kinh. Các phân khúc tiêu dùng tín dụng đã thu hút US $ 510 triệu, tăng 2,1 lần, chiếm 21 % tổng số; phân phối thƣơng mại và thƣơng mại nhận đƣợc $ 230 triệu USD, tăng 42,5%, 9,7%của tổng số; và các lĩnh vực logistics đô thị đã thu hút $ 200 triệu USD, tăng 52,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Để đạt đƣợc thành tựu này, chính quyền Bắc Kinh đã áp dụng rất nhiều các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của môi trƣờng đầu tƣ, tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ.

- Thƣờng xuyên rà soát để hoàn thiện, xây dựng mới luật và các văn bản có liên quan để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời mạnh dạn kiến nghị bãi bỏ những luật, văn bản cản trở việc thu hút vốn đầu tƣ lên chính phủ. Môi trƣờng chính sách và luật pháp lành mạnh là điều then chốt thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài;

- Mở cửa môi trƣờng đầu tƣ thông qua việc nới rộng danh mục khuyến khích đầu tƣ và giảm danh mục hạn chế đầu tƣ, tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đi vào, nguồn lao động;

- Xây dựng chính sách ƣu đãi đầu tƣ: giảm thuế, khung giá thuê đất, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và di dời cho các dự án đầu tƣ;

- Chú trọng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng trong thành phố: giao thông, điện, nƣớc, thông tin liên lạc, …

Ngoài ra, Bắc Kinh đạt đƣợc những kết quả trên một phần cũng là do: - Chính phủ Trung Quốc tích cực hợp tác với các nƣớc khu vực và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới

- Huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển, kể cả việc huy động lực lƣợng ngƣời Hoa ở hải ngoại trở về đầu tƣ. Chính phủ Trung Quốc có chính sách hỗ trợ cho thị trƣờng chứng khoán phát triển, cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần của hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc (trừ một số liên quan đến an ninh quốc gia và có ý nghĩa đặc biệt về mặt kinh tế) nhằm tạo vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nƣớc.

- Bắc Kinh thúc đẩy và ƣu tiên phát triển các ngành dịch vụ nhƣ: tài chính, thị trƣờng bán lẻ, công nghệ thông tin và phát triển các dịch vụ gia công phần mềm, văn hóa, các ngành công nghiệp sáng tạo. Bắc Kinh là một

trong những căn cứ dịch vụ gia công phần mềm số một ở Trung Quốc. Đồng thời, Bắc Kinh cũng ƣu tiên phát triển các ngành công nghệ sạch, bảo vệ môi trƣờng, hƣớng đến phát triển bền vững.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng chịu những tác động tiêu cực từ thu hút FDI. Ô nhiễm môi trƣờng là vấn đề đáng quan ngại và nổi cộm nhất. Khói bụi ở Bắc Kinh vƣợt mức cho phép hàng trăm lần. Bên cạnh đó, những vấn đề nhƣ gia tăng lƣợng dân vãng lai đổ vào thành phố, thất nghiệp và tệ nạn xã hội cũng đặt ra cấp bách đối với chính quyền Bắc Kinh.

1.2.4.2. Kinh nghiệm của Bangkok, Thái Lan về thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội

Thái Lan có thị trƣờng thu hút đầu tƣ rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu Á. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan. Trong ASEAN, FDI từ Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tƣ của các nƣớc ASEAN.

Trong chiến lƣợc mới đƣợc Thái Lan thông qua đầu tháng 9/2014, để bắt kịp với AEC nhằm thu hút thêm vốn FDI, Thái Lan và Bangkok sẽ tiếp tục ƣu tiên thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, sản xuất nhựa, giấy, dịch vụ, phát triển khu sinh thái, xa dựng hệ thống bệnh viện hiện đại và cơ sở hạ tầng nhƣ quy hoạch đƣờng giao thông liên khu vực nối với Lào và Miama…

Bangkok cũng có cơ chế ƣu đãi rộng mở cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm các khuyến khích bằng thuế và các khuyến khích không bằng thuế nhƣ sau:

Các khuyến khích bằng thuế, bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí

vận chuyển, điện và nƣớc; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Thuế thu nhập bên trong KCN đƣợc miễn giảm trong 3 năm…

Các khuyến khích không bằng thuế, bao gồm: cho phép công dân nƣớc ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tƣ; cho phép đƣa vào Thái Lan những lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tƣ; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nƣớc ngoài bằng ngoại tệ.

Theo BOI, điểm mới trong chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài ở Băngkok là hai thay đổi trong chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, cụ thể là: chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của hƣớng vào phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu; đồng thời, ƣu đãi đầu tƣ tập trung hơn vào 03 lĩnh vực, bao gồm: phát triển công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động đào tạo công nghệ tiên tiến; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME);

Nguồn FDI của Thái Lan tăng qua 3 giai đoạn điều này cũng gần giống nhƣ FDI đổ vào Bangkok cũng tăng theo 3 giai đoạn khi mà nguồn vốn FDI ở Bangkok chiếm 32% cả nƣớc (năm 2007) với những điểm cần lƣu ý:

- Chính quyền Bangkok tiếp tục không quy định mức lƣơng lao động tối thiểu.

- Cho phép bán đất cho các công ty liên doanh giữa doanh nghiệp Thái tại Bangkok và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, nếu các liên doanh mà số vốn đóng góp của bên nƣớc ngoài trên 50% vốn pháp định thì việc mua đất của các liên doanh này sẽ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, quy trình thủ tục đầu tƣ tại Thái Lan có điểm khác với thủ tục đầu tƣ tại Việt Nam là: cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ (IDA, BOI) cấp riêng giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ cho nhà đầu tƣ, không gộp giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ và giấy đăng ký kinh doanh thành giấy chứng nhận

đầu tƣ nhƣ quy định tại pháp luật về đầu tƣ của Việt Nam; chính quyền Bangkok khuyến khích các doanh nghiệp tại thủ đô đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Mặc dù vậy, trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài ở Thái Lan cũng còn một số tồn tại cần xem xét rút kinh nghiệm: Phiền hà về trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tƣ, thời gian xét duyệt cấp giấy phép khá chậm (từ 56-90 ngày); sử dụng các dịch vụ công cộng khó khăn (điện, nƣớc, thông tin liên lạc...); văn bản hƣớng dẫn không rõ ràng, chế độ thuế khóa thiếu ổn định; khó khăn khi xin giấy phép chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài; cơ sở hạ tầng tuy phát triển khá mạnh nhƣng vẫn chƣa theo kịp nhu cầu phát triển.

1.2.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội

Bài học về tăng cường thu hút và định hướng thu hút FDI

Một là, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Các thủ đô thành công trong thu hút FDI đều có chiến lƣợc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đi trƣớc một bƣớc. Họ đã khai thác tốt nguồn vốn đầu tƣ từ Trung ƣơng, mặt khác, đa dạng hóa các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các KCN, khu kinh tế tập trung, xây dựng mặt bằng “sạch” với hạ tầng đồng bộ.

Hai là, sự năng động trong chính sách thu hút FDI

Chính quyền các thủ đô luôn không ngừng bổ sung, sửa đổi chính sách thu hút đầu tƣ trên cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, luôn tạo đƣợc sức hấp dẫn cần thiết để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ. Các chủ trƣơng, chính sách khi đã đƣợc đề ra đều đƣợc quán triệt ở các cấp, các ngành, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Những biện pháp, chính sách đƣa ra tôn trọng quy luật khách quan và luôn có tính “mở” cho phép sự sáng tạo và linh hoạt của các đơn vị, doanh nghiệp, chủ đầu tƣ trong một khuôn khổ nhất định.

Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của quốc gia để đảm bảo nguồn lực này phục vụ tốt cho phát triển sản xuất trong nƣớc, thông qua thực hiện các biện pháp nhƣ: kêu gọi đầu tƣ và chính sách ƣu đãi đầu tƣ. Các cơ quan quản lý đầu tƣ tại hai quốc gia này có cơ chế hỗ trợ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong thực hiện thủ tục đầu tƣ, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ.

Việt Nam cần nghiên cứu để có những thay đổi phù hợp trong chính sách ƣu đãi đầu tƣ cho dự án công nghệ cao, dành các ƣu đãi đặc biệt cho các loại dự án này..

Ba là, sự năng động, sáng tạo trong công tác xúc tiến đầu tư

- Thƣờng xuyên tổ chức các hội thảo, các hội nghị trao đổi giữa chính quyền tỉnh và các nhà đầu tƣ, tổ chức các hội chợ quảng bá sản phẩm của các nhà đầu tƣ đang hoạt động tại Thành phố, hoàn thiện và phát triển hệ thống các Website nhằm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cho các nhà đầu tƣ.

- Tìm kiếm nhà đầu tƣ tốt, đặc biệt chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà đầu tƣ. Hà Nội cần chủ động trong việc cử cán bộ ngoại giao đi kêu gọi đầu tƣ ở các nƣớc và nên kết hợp với các cơ quan chức năng của nƣớc đó để có đƣợc những thông tin cụ thể về các nhà đầu tƣ ở lĩnh vực mà Hà Nội cần thu hút.

Công tác vận động xúc tiến đầu tƣ ở các thủ đô trên đƣợc thực hiện đa dạng và phong phú, chủ động, dƣới nhiều hình thức đồng thời có trọng tâm, trọng điểm. Việc quảng bá hình ảnh, môi trƣờng đầu tƣ đƣợc thực hiện trên cơ sở thực tế, hƣớng vào những vấn đề mà nhà đầu tƣ đang cần. Cùng với đó là việc hƣớng về các đối tác chiến lƣợc, tiềm năng, những ngành nghề, lĩnh vực mà thủ đô đang cần.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 2.1. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận

Đề tài thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị. Do đó, đề tài tiếp cận dƣới góc độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Đề tài xem xét tác động của việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội dƣới những góc độ sau:

- Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Do vậy, nó đƣợc phân tích, nghiên cứu trong mối quan hệ với chính sách đầu tƣ và các chính sách liên quan của Hà Nội.

- Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội đƣợc đặt trong bối cảnh đang hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN nên luận văn sẽ phân tích tác động của quá trình này, bao gồm những tác động tích cực và tác động tiêu cực đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị nên phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản đƣợc tác giả sử dụng là phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học. Tác giả chỉ nghiên cứu những hiện tƣợng chung nhất, mang tính phổ quát, bỏ qua những hiện tƣợng mang tính ngẫu nhiên, tạm thời. Nghĩa là đề tài nghiên cứu việc thu hút FDI tại Hà Nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN trong một khoảng thời gian liên tục, đủ dài để rút ra sự vận động có tính quy luật.

Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu, phân tích một vấn đề thực tiễn nên các phƣơng pháp khác đƣợc sử dụng bao gồm:

- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn phân tích và hệ thống hoá, khái quát hóa những vấn đề chung nhất về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; đánh giá những tác động chung nhất của AEC đến thu hút FDI của ASEAN và Hà Nội. Bên cạnh đó, luận văn phân tích những căn cứ lý thuyết và thực tiễn để tạo ra những chính sách, những biện pháp có khả năng thu hút hiệu quả đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hà nội trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế asean (Trang 40 - 49)