Nội dung của Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 26 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI

1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠ

1.2.2. Nội dung của Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối

1.2.2.1. Khái quát về Quản trị rủi ro

a) Quản trị rủi ro

Rủi ro (risk) được hiểu là việc lượng hóa khả năng xảy ra những thiệt hại hoặc lợi nhuận thu về thấp hơn so với dự kiến. Có rất nhiều dạng rủi ro như rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường, rủi ro về pháp luật, rủi ro về tín dụng, rủi ro về lãi suất, … [35]

Theo Mary Parker Follett: Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. Còn theo James Stoner và Stephen Robbin: Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể giải thích như sau: - Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn.

- Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định. Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt được mục tiêu.

Như vậy, Quản trị rủi ro là quá trình xác định, phân tích và chấp nhận hoặc hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong các quyết định đầu tư. Quản trị rủi ro

là vô cùng cần thiết bất cứ khi nào nhà đầu tư hoặc người quản lý phân tích và cố gắng định lượng nguy cơ bị lỗ trong một quyết định đầu tư. Từ đó có những hành động phù hợp, điều chỉnh lại mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.

Nói một cách đơn giản, quản trị rủi ro gồm có hai bước chính: xác định rõ các rủi ro tiềm ẩn trong một quá trình đầu tư và do đó kiểm soát những rủi ro này theo cách phù hợp nhất với mục tiêu đầu tư.

Quản trị rủi ro vô hình quản lý một dạng rủi ro mới là rủi ro có khả năng xảy ra 100% nhưng lại bị bỏ qua do nhà đầu tư không có khả năng xác định được. Ví dụ: rủi ro về hiểu biết xảy ra khi nhà đầu tư không có kiến thức mà vẫn tiến hành một công việc nào đó. Rủi ro về quan hệ xảy ra khi các bên hợp tác với nhau kém hiệu quả. Rủi ro về quá trình xảy ra khi việc vận hành không trơn tru. Những rủi ro này làm giảm năng suất, giảm chi phí hiệu quả, giảm lợi nhuận, giảm chất lượng, ảnh hưởng đến danh tiếng và doanh số. Quản lý rủi ro vô hình có khả năng nhận dạng và giảm thiểu các rủi ro đe doạ đến lợi nhuận từ đó tạo ra giá trị cho người quản lý.

Việc quản trị rủi ro cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc phân bổ nguồn lực. Đây chính là biểu hiện của lý thuyết chi phí cơ hội. Dù quản trị rủi ro làm giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro song các nguồn lực được sử dụng để quản lý rủi ro lại có thể được sử dụng cho các hoạt động khác có khả năng sinh lợi cao hơn.

Trong thực tế những rủi ro có thể xảy ra trong một tổ chức, doanh nghiệp, dự án là khá nhiều và việc giải quyết hết tất cả các rủi ro là không cần thiết. Thông thường nguyên tắc 20/80 được áp dụng để xác định và giải quyết những rủi ro quan trọng, những nguyên nhân gốc có ảnh hưởng tới rủi ro của tổ chức. Điều này dẫn tới việc phải phân tích để chọn ra những rủi ro cần giải quyết. Có nhiều kỹ thuật phân tích rủi ro được áp dụng, thông thường ngân hàng sử dụng

phương pháp chính sau:

• Phân tích khả năng xuất hiện của rủi ro (Risk probability) [35]

Có 4 mức để đo lường khả năng xuất hiện của rủi ro, mỗi mức độ được gán với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước lượng sự quan trọng của nó.

6 - Thường xuyên: Khả năng xuất hiện rủi ro rất cao. 4 - Hay xảy ra: Khả năng xuất hiện rủi ro cao.

2 - Đôi khi: Khả năng xuất hiện rủi ro trung bình.

1 - Hiếm khi: Khả năng xuất hiện thấp, chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định.

Hình 1.1. Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xương cá định vị rủi ro

Nguồn: http://vpc.vn/ • Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro (Risk Frame): Có 4 mức để ước lượng thời điểm rủi ro xuất hiện, mỗi mức được gán với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước lượng sự tác động của nó.

6 - Ngay lập tức: Rủi ro xuất hiện gần như tức khắc

4 - Rất gần: Rủi ro sẽ xuất hiện trong thời điểm rất gần thời điểm phân

Thay đổi quá nhiều

Dự án thất bại hoặc sẽ gặp khó khăn lớn

Ngoại ngữ kém Thời gian quá gắt

tích

2 - Sắp xảy ra: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần

1 - Rất lâu: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được. b) Đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của Ngân hàng thương mại, phải có các chốt kiểm tra nằm trong các quy trình nghiệp vụ (hệ thống kiểm soát nội bộ) để kiềm chế rủi ro trong các hạn mức đã được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt cùng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro.

- Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà Ngân hang thương mại có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động.

- Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát. Hiện nay trên thực tế có 3 phương pháp định lượng cơ bản sau:

+ Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu.

+ Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia. Để nâng cao hiệu quả các nhà quản trị ngân hàng có thể kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau.

+ Phương pháp tính toán - phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xây dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên động thái biến thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy.

soát, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.

- Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp.

c) Các nguyên tắc trong việc quản trị rủi ro ngân hàng - Nguyên tắc chấp nhận rủi ro.

- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép.

- Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt.

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập. - Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính. - Nguyên tắc hiệu quả kinh tế.

- Nguyên tắc hợp lý về thời gian.

- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. - Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép.

1.2.2.2. Nguyên nhân rủi ro kinh doanh ngoại hối

Về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia… thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và không theo quy luật, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro

đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng [18, tr.801]. Rủi ro thị trường là rủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi trong giá trị các tài sản và công nợ (bao gồm cả các tài sản và công nợ ngoài bảng cân đối kế toán) do những biến động của các nhân tố mang tính rủi ro như lãi suất, tỷ giá và rủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi trong thu nhập có được từ các tài sản và nghĩa vụ.

Có ba loại rủi ro thị trường lớn:

- Rủi ro lãi suất: Rủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi về lãi suất. Do sự không phù hợp của lãi suất liên quan đến các tài sản và công nợ và/hoặc sự khác biệt về thời gian trong kỳ hạn thanh toán liên quan, một Ngân hàng thương mại có thể bị lỗ hoặc bị giảm lợi nhuận do những thay đổi về lãi suất.

- Rủi ro tỷ giá: Rủi ro về lỗ phát sinh từ sự khác biệt giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá giả thiết trong trường hợp một Ngân hàng thương mại có duy trì một trạng thái ròng dài hạn hay ngắn hạn liên quan đến các tài sản và công nợ có gốc ngoại tệ [26].

- Rủi ro thay đổi giá: Rủi ro về lỗ phát sinh từ việc giảm giá trị các tài sản do những thay đổi về giá của chứng khoán…

a) Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ đến từ hoạt động đầu cơ Hoạt động mua bán ngoại hối của ngân hàng bao gồm:

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán hợp đồng ngoại thương.

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục đích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp.

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro kinh doanh ngoại hối. - Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá.

Hai hoạt động đầu tiên, ngân hàng thường thực hiện cho khách hàng để thu phí, thu lợi nhuận chênh lệch giá mua và giá bán, do đó rủi ro kinh doanh ngoại hối ngân hàng thường ít phải gánh chịu. Hoạt động thứ ba, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại hối (phòng vệ), tức là nhằm giảm rủi ro kinh doanh ngoại hối. Như vậy, rủi ro kinh doanh ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở (open position) đối với những hoạt động mua bán mang tính đầu cơ (unhedged position), tức là hoạt động thứ tư. Trạng thái ngoại hối mở thường được thực hiện trong các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại hối và đặc biệt là đối với những ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư lớn là những ngân hàng tạo lập thị trường (market maker) bằng cách niêm yết tỷ giá mua bán hai chiều “Bid – Ask” đối với ngoại tệ giao dịch. Khi ngân hàng giữ trạng thái dương một loại ngoại tệ sẽ phải chịu rủi ro về tỷ giá giảm và ngựơc lại.

b) Sự không cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có

Khía cạnh thứ hai của rủi ro kinh doanh ngoại hối mà các ngân hàng phải chịu là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài sản có bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: các khoản cho vay bằng ngoại tệ, các chứng khoán bằng ngoại tệ, tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng khác, tiền mặt bằng ngoại tệ,… Tài sản nợ bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: phát hành các chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ, phát hành trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác bằng ngoại tệ. Do tính chất toàn cầu hóa, thị trường tài chính đã tạo ra những khả năng to lớn để tăng nguồn vốn của các ngân hàng bằng các ngoại tệ khác nhau. Đây là lợi thế to lớn không những đa dạng hóa nguồn vốn và sử dụng vốn bằng ngoại tệ, mà còn tạo ra những cơ hội để tăng được lợi tức đầu tư và giảm được chi phí vốn huy động.

a) Hoạch định chiến lược

Mức độ rủi ro tỷ giá chấp nhận trong từng thời kỳ thể hiện bằng hạn mức giá trị rủi ro tỷ giá được xác định trên cơ sở:

- Chiến lược kinh doanh đã được từng ngân hàng lựa chọn. Thông thường nhiều ngân hàng xác định tỷ giá sẽ ổn định trong giai đoạn Quý I và II của năm và biến động mạnh vào giai đoạn hai quý cuối năm. Vì vậy, các ngân hàng thường giữ trạng thái âm hoặc giữ trạng thái dương với mức nhỏ trong nửa đầu năm và giữ trạng thái dương nhiều vào cuối năm.

- Tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước: hạn mức rủi ro tỷ giá sẽ quyết định mức trạng thái tối đa mà ngân hàng được nắm giữ.

- Khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng: là quan điểm vể rủi ro, bao gồm loại rủi ro, mức độ chấp nhận, tổ chức quản lý rủi ro và ảnh hưởng tác động trong hoạt động kinh doanh. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng và phong cách lãnh đạo của ban điều hành ngân hàng mà lựa chọn mức độ rủi ro cao hay thấp. Thông thường mức rủi ro là chấp nhận được <= 5%.

b) Công cụ và biện pháp

* Phương pháp và mô hình áp dụng:

Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng theo phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường (mark to market - MTM) cho các hoạt động kinh doanh ngoại tệ bao gồm: giao dịch giao ngay, giao dịch có kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịch quyền chọn.

Phương pháp MTM áp dụng trong việc đo lường, đánh giá và quản trị rủi ro tỷ giá.

* Quản lý trạng thái ngoại hối:

Quản lý trạng thái ngoại hối nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

giao dịch, tổng thể quy đổi USD cho tất cả các loại giao dịch.

Tổng các trạng thái ngoại hối không được vượt quá giới hạn so với vốn tự có theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Trước đây Ngân hàng nhà nước quy định giới hạn trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng là 30% vốn tự có. Nhưng do sự biến động căng thẳng của thị trường ngoại hối Việt Nam trong những năm qua, để hạn chế đầu cơ, chuyển đổi vốn trong hệ thống gây bất lợi cho tỷ giá, ngày 20/3/2012, Thống đốc Ngân hàng nhà nước ký ban hành Thông tư số 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm giới hạn trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng xuống còn 20% vốn tự có,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)