Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 92 - 100)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

2.3.1.1. Chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cơ chế tỷ giá hối đoái và sự can thiệp quá sâu của chính phủ trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng là những tác nhân gây ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2004 – 2007, lạm phát đã tăng khoảng 25%, trong khi tỷ giá hối đoái chỉ tăng khoảng 2,5%. Khi lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng nhiều, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên vì lạm phát cao, ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái và càng để lâu tình trạng này thì càng tiềm ẩn rủi ro một cú sốc về tỷ giá.

Cơ chế tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng tới các hoạt động đầu cơ, trong khi đó giá trị thực của tài sản ngân hàng đã bị suy yếu được điều chỉnh lên - xuống và nhiều khả năng ngân hàng trung ương phải thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng mất khả năng thanh khoản nhưng chưa mất khả năng thanh toán. Việc tăng đột ngột tỷ giá hối đoái là là một trong những nguyên nhân chính cùng với việc thiếu thanh khoản nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng ngân hàng 2008 tại Việt Nam. Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tỷ giá của ngân hàng.

Bảng 2.4. Mức độ biến động tỷ giá của VND/USD năm sau so với năm trước (tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 9/2012 Biến động tuyệt đối +15739 +139 +226 +13 +863 +964 +988 +1896 +0 Biến động tương đối 0 0.88% 1.42% 0.08% 5.36% 5.69% 5.51% 10.01% 0 Nguồn: www.sbv.gov.vn

Hình 2.1. Biểu đồ Phân tích biến động tỷ giá bình quân liên ngân hàng Nguồn: www.sbv.gov.vn

Theo bảng 2.2, ta thấy mức giao động năm 2004 đến năm 2005, 2006, 2007 mức biến động tỷ giá VND/USD trong những năm này không cao, < 2%. Nguyên nhân chủ yếu do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối khá dồi dào hơn nữa do đồng USD mất giá so với EUR và các đồng tiền khác, lãi suất USD duy trì ở mức thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng. Giai đoạn sau đó tỷ giá biến động mạnh do những cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, do cán cân vốn, cán cân thương mại thâm hụt, do thiếu hụt nguồn ngoại tệ đã khiến USD liên tục tăng giá mạnh so với VND.

Chính những biến động tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua đã gây ra rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Rủi ro ở đây phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái ngoại hối mà ngân hàng đang duy trì.

Bảng 2.5. Mức biến động của biên độ tỷ giá USD/VND Thời gian 31/12/06 24/12/07 10/3/2008 27/06/08 7/11/2008 24/03/09 26/11/09 11/2/2011 Biên độ 0.50% 0.75% 1% 2% 3% 5% 3% 1% Nguồn: www.sbv.gov.vn

Như vậy, trong giai đoạn 2006 đến đầu năm 2008 biên độ giao động tỷ giá trong khoảng biên độ hẹp, tương ứng với thời gian này là tỷ giá tạ thị trường Việt Nam tương đối ổn định. Nhưng kể từ đầu năm 2008 biến động tỷ giá trên thị trường đã khiến ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh biên độ tỷ giá giao dịch để phù hợp với thị trường.

2.3.1.2. Khung pháp lý, luật, quy định quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa hoàn thiện và đầy đủ

Theo trang thông tin điện tử của hải quan tỉnh Bình Dương, ngày 15/01/2009, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á nhập khẩu 20 triệu USD với mục đích chi trả kiều hối và cơ quan hải quan yêu cầu đóng 10% thuế giá trị gia tăng cho số tiền này. Với số tiền 20 triệu USD nhập về, số thuế GTGT mà DongA Bank phải đóng khoảng 35 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên các ngân hàng bị cơ quan hải quan áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) 10% trên số ngoại tệ nhập khẩu. Quy định này đã gây ách tắc cho các ngân hàng trong việc nhập khẩu ngoại tệ về thanh toán trong nước.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nhập về 10 triệu USD và số thuế GTGT phải nộp khoảng 17 tỷ đồng. Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay ngân hàng này có nhu cầu nhập 1 triệu USD về để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp nhưng thấy các ngân hàng khác bị tính thuế GTGT nên đã ngưng

Việc cơ quan hải quan thu thuế đối với ngoại tệ nhập khẩu xuất phát từ quy định tại Thông tư 131 do Bộ Tài chính ban hành ngày 26/12/2008 hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó mã hàng 4907 gồm “các loại tem thư, tem thuế hoặc tem tương tự hiện hành hoặc mới phát hành, chưa sử dụng tại nước mà chúng có, hoặc sẽ có giá trị bề mặt được công nhận; giấy có dấu tem sẵn; các loại giấy bạc (tiền giấy); mẫu séc, chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ trái phiếu và các loại tương tự” sẽ chịu thuế GTGT 10%.

Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cho rằng ngoại tệ mà ngân hàng nhập khẩu là tiền tệ chứ không phải hàng hóa nên không thể tính thuế GTGT. Lượng ngoại tệ nhập về để cung ứng lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu thanh toán xã hội. Vì vậy ngân hàng không phải đóng thuế cho khoản tiền tệ này. Khi khách hàng gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng, ngân hàng gửi ngoại tệ ra ngân hàng nước ngoài để thanh toán. Đến khi cần thì nhập về trả lại cho khách hàng.

Chủ tịch hội đồng quản trị một công ty kiều hối cho rằng lượng ngoại tệ nhập khẩu mà tính thuế 10% thì coi như tiền đồng bị mất giá 10%. Theo phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần, khi ngân hàng phải chịu thuế GTGT 10% thì ngân hàng sẽ phải thu lại của khách hàng phần thuế GTGT này. Khi khách hàng nhận kiều hối 10 USD, tiền thuế GTGT sẽ đóng là 1 USD. Khi khách hàng bán 9 USD còn lại đổi sang tiền đồng thì có khả năng khách hàng tăng giá bán USD lên để thu lại số tiền tương đương 10 USD.

Vụ việc này đã được cơ quản quan lý của các cơ quan Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Ngân hàng Nhà nước trả lời là do nhầm lẫn từ phía cán bộ Hải quan. Sự việc này đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trên thị trường ngoại tệ.

tín dụng (được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004) được ban hành, đến nay, chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn giải thích rõ khái niệm “Hệ thống kiểm soát nội bộ” và quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong tổ chức tín dụng đối với hệ thống kiểm soát nội bộ theo nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế, để các tổ chức tín dụng có cơ sở xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả, tiến tới xây dựng các mô hình quản trị ngân hàng hiện đại tại Việt Nam, chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.1.3. Tính đặc thù của thị trường ngoại tệ tại Việt Nam

Tại Việt Nam tồn tại hai thị trường ngoại tệ: thị trường chính thức (có sự quản lý của nhà nước) và thị trường phi chính thức (thị trường tự do).

Ngân hàng Nhà nước quản lý tỷ giá thông qua tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ nhưng Ngân hàng Nhà nước thường ấn định tỷ giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thường là mang tính dài hạn. Vì thế đôi khi nó có một “độ lệch” nhất định so với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trường.

Nguy cơ mất cân đối cung cầu khiến tỷ giá biến động mạnh sẽ xuất hiện khi “độ lệch” ngày càng lớn và kéo dài nhưng Ngân hàng Nhà nước chậm điều chỉnh hoặc không can thiệp với vai trò là người mua hoặc bán cuối cùng trên thị trường. Cái khó đối với Ngân hàng Nhà nước là can thiệp ở thời điểm nào, liều lượng ra sao để vẫn duy trì được nguồn dự trữ ngoại hối cần thiết đồng thời không mâu thuẫn với các mục tiêu vĩ mô khác.

Người mua hoặc bán cuối cùng được hiểu là khi hệ thống Ngân hàng thương mại thừa ngoại tệ và muốn bán thì Ngân hàng Nhà nước phải mua vào. Ngược lại khi hệ thống Ngân hàng thương mại thiếu ngoại tệ và cần mua thì Ngân hàng Nhà nước phải bán ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mức giá mua vào hoặc bán ra ở đây phải theo khung biên độ giá mà Ngân hàng Nhà nước

đã công bố. Đầu năm 2010, tỷ giá mua bán ngoại tệ VNDUSD niêm yết của các ngân hàng là 19500, trong khi đó tại thị trường tự do giá giao dịch VNDUSD là 20150 đến 20180, như vậy chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường này là từ 650 đến 680 VND.

Khi Ngân hàng Nhà nước không thực hiện được nguyên tắc này thì thị trường ngoại tệ chính thức sẽ bị ách tắc. Trong khi đó thị trường tự do, vốn không được thừa nhận về mặt pháp lý, lại là “lối ra” để giải tỏa ách tắc này.

Thông thường tỷ giá trên thị trường tự do vượt khỏi biên độ kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, hình thành hệ thống hai tỷ giá trong nền kinh tế. Thực tế những cơn sốt tăng và giảm mạnh của tỷ giá trong năm 2008, 2009 và giai đoạn đầu năm 2010 đã chứng minh điều đó. Do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những diễn biến bất thường nên tỷ giá của VND và các đồng tiền khác liên tục thay đổi. Thị trường ngoại tệ tiền mặt Việt Nam phát triển khá mạnh. Thị trường ngầm tiền mặt ngoại tệ phục vụ cho bộ phận nhập khẩu lậu qua đường biên giới cộng với nhu cầu thích sử dụng ngoại tệ tiền mặt của dân chúng nên thị trường này rất sôi động. Tỷ giá ở thị trường này luôn cao hơn ngân hàng. Ngoài ra, chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ của các ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi có thu ngoại tệ không muốn bán cho các ngân hàng mà bán qua thị trường chợ đen. Nguồn thu ngoại tệ của các ngân hàng vì thế cũng khan hiếm theo. Khi không có nguồn thu ngoại tệ đảm bảo thì rất khó khăn cho các Ngân hàng thương mại trong việc thanh toán hàng nhập khẩu cho các nhà nhập khẩu.

Điều này không những có thể gây rủi ro lớn hơn là hệ thống Ngân hàng thương mại mà còn gián tiếp tham gia phát triển thị trường tự do để đáp ứng nhu cầu thanh toán hợp lý của khách hàng. Có hiện tượng này là vì chính sách quản lý ngoại hối hiện nay (nhằm mục đích khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước) cho phép cá nhân có quyền nắm giữ ngoại tệ mặt và có thể bán lại cho hệ

thống Ngân hàng thương mại.

Một công ty nhập khẩu cần mua ngoại tệ để thanh toán cho hợp đồng đến hạn có thể thỏa thuận với ngân hàng giải quyết nguồn cung bằng cách mua ngoại tệ mặt trên thị trường tự do rồi bán lại cho ngân hàng dưới danh nghĩa cá nhân (thông qua tên của một nhân viên nào đó). Tiếp theo là ngân hàng sẽ bán đúng số ngoại tệ này cho công ty qua tài khoản để thanh toán cho nước ngoài.

Ở đây công ty phải “hợp lý hóa” khoản chênh lệnh giữa tỷ giá mua trên thị trường tự do (vượt trần cho phép) và tỷ giá bán lại cho ngân hàng (tối đa chỉ bằng mức trần cho phép), góp phần làm cho hệ thống sổ sách kế toán thiếu minh bạch và phản ánh không trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Điều này lý giải tại sao tỷ giá trên thị trường tự do thường có tác động ngược trở lại tỷ giá ngân hàng để xác lập điểm cân bằng mới. Khi đó Ngân hàng Nhà nước buộc phải điều chỉnh mạnh tỷ giá theo thị trường tự do. Đó chính là những “cú sốc” tỷ giá có ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm lý thị trường.

Việt Nam khác các quốc gia khác trên thế giới là thị trường ngoại tệ tiền mặt ở Việt Nam phát triển khá mạnh. Chênh lệch giữa giá mua và bán ngoại tệ ở các ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao vì các nguyên nhân như chi phí cho xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt khá cao. Chi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ cao, tiền mặt tồn kho không được trả lãi như tài khoản tiền gửi trong khi đó ngân hàng phải trả lãi huy động. Doanh số mua rất nhỏ và chi phí cho giấy tờ, cho nhân viên thu đổi cao. Đồng thời rủi ro giao dịch tiền mặt ngoại tệ cao (ngoại tệ giả, séc giả). Thị trường tiền mặt ngoại tệ qua ngân hàng không có tính cạnh tranh, bị chi phối nhiều bởi hoạt động của thị trường tự do.

Mặt khác, thị trường tiền tệ cũng như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém sôi động, cho nên tỷ giá và lãi suất được hình thành trên thị trường này không phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước điều hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung cầu ngoại

tệ, tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho hệ thống ngân hàng trong các năm qua còn mờ nhạt.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tình hình xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải theo sát thực tế thị trường để có những điều chỉnh hoặc can thiệp kịp thời nhằm kiểm soát tỷ giá mục tiêu một cách linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô là điều rất cần thiết.

2.3.1.4. Tác động từ phía thị trường

Sự biến đổi của môi trường kinh doanh: theo một số chuyên gia kinh tế trên thế giới, thời kỳ phát triển và tăng trưởng cao của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã thực sự kết thúc. Từ đây hệ thống này phải đương đầu với vô số những khó khăn như hậu quả tất yếu của chu kỳ kinh tế, hoạt động thoái hóa lạm dụng thị trường.

- Tỷ giá chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khách quan như: các sự kiện chính trị, các chỉ số kinh tế, lãi suất, giá dầu, giá vàng … Do vậy, sự biến động của tỷ giá là khó lường. Song thị trường ngoại hối Việt Nam chưa phát triển so với thế giới nên những thông tin thu được để giúp cho việc dự báo biến động tỷ giá còn hạn chế, trong khi sự biến động của các đồng tiền trên thị trường ngoại hối rất phức tạp, việc đánh giá thị trường gặp khó khăn. Vì vậy gây khó khăn cho việc quản lý rủi ro tỷ giá.

Khi các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng mua ngoại tệ họ thường yêu cầu mua theo tỷ giá của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương. Song tỷ giá mà Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương đưa ra lại thấp hơn tỷ giá trên thị trường. Vì vậy, nhiều khi để duy trì mối quan hệ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngân hàng phải chấp nhận lỗ bán ngoại tệ với giá thấp hơn giá thị trường gây tổn thất cho Ngân hàng.

trường ngoại hối phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có một thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)