Về phía Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 125 - 142)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN

3.2.2. Về phía Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

3.2.2.1. Hạn chế rủi ro đến từ quá trình hoạch định chiến lược

Khi xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh, Maritime Bank cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung, thị trường vốn nói riêng, trong đó có tính đến tình hình quốc tế.

a) Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể

Thứ nhất, Marititime Bank phải xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị theo thông lệ quốc tế, rút kinh nghiệm về kinh doanh và quản trị rủi ro thời kỳ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 để trước tiên giữ an toàn hoạt động và sau đó là để phát triển.

Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Do đó, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường ngoài nước và trong nước. Sự biến động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định và đôi khi dao động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế,

về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng có những chu kỳ theo sự phát triển của nền kinh tế khu vực, giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kỳ vọng hay là thời điểm kết sổ của quốc gia như ngày 31.3 là ngày kết thúc năm tài chính của Nhật, Úc và các công ty thuộc các quốc gia này sẽ chuyển lợi nhuận về nước. Chính vì thế, ngân hàng cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn. Tùy theo thời điểm có thể thay đổi phù hợp.

Thứ hai, Maritime Bank cần tiếp cận với các thông lệ quốc tế (Basel) để nâng cao năng lực quản trị rủi ro (ban hành các quy định, quy trình quản lý rủi ro, từ nhận diện, phân tích, đánh giá, quản lý và xử lý). Song song với việc này là khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

b) Nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng

- Hiện đại hóa ngân hàng: Maritime Bank cần phải trang bị công nghệ đồng bộ đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đối với các hoạt động đã được trang bị công nghệ hiện đại thì cần phải phát huy hết hiệu quả ứng dụng công nghệ đó, tránh tình trạng mua các công nghệ hiện đại về chỉ để đánh bóng tên tuổi, gây lãng phí nguồn lực. Đối với các hoạt động còn hạn chế về công nghệ thì cần xây dựng kế hoạch đầu tư có lựa chọn vào công nghệ hiện đại, tính năng sử dụng hiệu quả, đồng bộ với toàn hệ thống.

Maritime Bank cần phải lập ra phòng, ban chuyên trách nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại. Phòng ban này có trách nhiệm nghiên cứu các công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới, nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ của ngân hàng mình để có thể đổi mới công nghệ hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động trong và ngoài nước của Maritime Bank: việc gia tăng mạng lưới cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí. Do đó, mở rộng đồng thời với nâng cao hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh, phòng giao

dịch là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh mở rộng mạng lưới, cần phải cân bằng với sự phát triển cũng như nguồn lực của ngân hàng và cũng cần phải cân bằng với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tiếp cận khách hàng. Các chi nhánh, phòng giao dịch mới cần phải được hiện đại hóa về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới trong nước, Maritime Bank cần củng cố và mở rộng mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới, tăng cường số lượng ngân hàng đại lý. Tăng số lượng ngân hàng đại lý sẽ giúp cho Maritime Bank tăng uy tín của mình đối với khách hàng trong nước cũng như với khách hàng và các ngân hàng khác trên thế giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng may mặc, lúa gạo, thủy hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Asean, Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc ... Maritime Bank phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ yếu này trong quá trình mở rộng hệ thống đại lý của mình để có thể tăng được doanh số, thị phần trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

Trước tình hình bất ổn của thị trường tài chính quốc tế, Maritime Bank cần thường xuyên rà soát quan hệ đại lý với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, tập trung giao dịch với một số ngân hàng lớn có uy tín, tình hình tài chính tốt và có quan hệ truyền thống lâu năm để hạn chế rủi ro.

3.2.2.2. Hạn chế rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện

a) Đào tạo nhân viên trở thành những nhà quản lý rủi ro

Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên cũng như tập trung xây dựng thương hiệu cho Ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro đạo đức và rủi ro hoạt động.

Maritime Bank cần tập trung vào việc đưa ra những đánh giá định tính hơn về những rủi ro gắn liền với từng quyết định chiến lược quan trọng. Phương

pháp này công nhận một thực tế là ngày nay sản phẩm của ngành ngân hàng trở nên quá phức tạp đến nỗi tự thân những phương pháp định lượng không đủ để xử lý đúng đắn một đánh giá rủi ro trong khi thị trường thì bất ổn và khó đoán trước.

b) Thành lập bộ phận phân tích và dự báo rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh ngoại hối của ngân hàng

Hiện nay, việc quản trị rủi ro trong ngân hàng hiện chủ yếu là quản trị an toàn vốn, trong đó tập trung nhiều vào quản trị rủi ro tín dụng, phần quản trị rủi ro liên quan đến kinh doanh ngoại tệ chưa được chú trọng. Tại các Ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay thông thường mỗi bộ phận nghiệp vụ trong một ngân hàng, như tín dụng, ngân quỹ, thanh toán quốc tế ... sẽ đảm đương luôn việc phân tích những rủi ro trong lĩnh vực theo dõi của mình và báo cáo lên trên. Thực tế chưa có một bộ phận chuyên biệt gọi là quản trị rủi ro cho kinh doanh ngoại tệ, như hệ thống ngân hàng nông nghiệp, trước giờ vẫn có những ban chuyên trách mà ở đó theo phân công, có thể theo dõi một số loại rủi ro. Ví dụ như ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, ban nghiên cứu chiến lược kinh doanh, ban nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, phòng phân tích trong khối nguồn vốn ... Các phòng, ban này sẽ đưa ra những dự báo, cảnh báo khi có mất cân đối như nhu cầu ngoại tệ, các chỉ số kinh tế vĩ mô, điều kiện kinh tế thế giới và các dữ liệu khác trong hiện tại và trong tương lai, việc kiểm soát nợ quá hạn, kiểm soát rủi to kinh doanh ngoại tệ trong điều kiện biến động tỷ giá ...

Tuy nhiên, Maritime Bank nên thành lập một bộ phận cảnh báo rủi ro, đặc biệt là rủi ro thị trường để chuyên nghiệp hoá vai trò quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ, giúp bộ phận kinh doanh chủ động hơn với các biến động của thị trường. Không chỉ quản trị các loại rủi ro mang tính kỹ thuật mà phòng này còn đo lường các rủi ro về thị trường, rủi ro hoạt động, kịp thời tiên lượng được những tình huống khủng hoảng như biến động của nền kinh tế, hoặc thậm chí

như một tin đồn thất thiệt gây hoang mang trong dân cư, để có thể có những đối phó thích hợp và nhanh chóng. Theo tác giả, việc quản trị rủi ro lâu nay chưa chú ý đến việc đối phó với các loại rủi ro này và việc phản ứng chậm trước một rủi ro về tin đồn như thời gian vừa qua là có thể hiểu được. Việc một ngân hàng mất khả năng thanh khoản cũng gây ra một loại rủi ro lớn mà bộ phận quản trị rủi ro các ngân hàng nước ngoài đang rất quan tâm trong khi các ngân hàng trong nước chưa chú trọng.

Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại tệ nói riêng các Ngân hàng thường dùng phân tích cơ bản (Fundamental analysis) và phân tích kỹ thuật (Technichcal analysis) để đánh giá xu hướng biến động thị trường của giá cả các loại hàng hóa, tiền tệ [31].

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư … Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường để xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: lý thuyết ngang giá sức mua PPP, lý thuyết ngang giá lãi suất IPP, mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn …

Phân tích kỹ thuật (Technichcal analysis) là phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán xu hướng của tỷ giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, nhiều nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được tự do lựa chọn. Điều đáng lưu ý là phân tích ký thuật có thể là

công cụ giúp các ngân hàng dự báo xu hướng đúng nhưng nó phải dựa theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi chuyên gia kinh doanh lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút, hay giờ), trong tuần hoặc trong tháng. Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết sóng Elliott Wave …

c) Xây dựng hạn mức kinh doanh ngoại tệ rõ ràng và cụ thể

Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hạn mức là công cụ để quản lý rủi ro. Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng.

Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng định kỳ nên đánh giá lại rủi ro. Quy trình đánh giá lại rủi ro gồm 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro.

- Nhận biết rủi ro: bước đầu tiên để có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết rủi ro và xác định đối với loại ngoại tệ nào có nhiều rủi ro, rủi ro ở đây có nghĩa là đồng tiền nào sẽ gây tổn thất đáng kể đối với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Sự nhận biết này có được thông qua sự phân tích các tổn thất dự kiến của ngân hàng. Qua phân tích bảng tốn thất dự kiến, ta thấy EUR, USD, JPY, GBP là những đồng tiền có mức tổn thất dự kiến cao, điều đó cũng có nghĩa là kinh doanh đối với các loại ngoại tệ này rủi ro cao hơn so với các loại ngoại tệ khác. Đi kèm với rủi ro cao thì tiềm năng thu lãi từ các đồng tiền này cũng rất lớn.

- Định lượng rủi ro: bước tiếp theo là định lượng rủi ro. Dựa trên phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà ngân hàng đã đề ra. Hạn mức giao dịch trong ngày nên thay đổi theo từng laọi ngoại

tệ và theo mức biến động của ngoại tệ. GBP/USD, EUR/USD, USD/JYP là những cặp đồng tiền được mua bán nhiều trên thị trường nên việc nới lỏng hạn mức giao dịch của chúng có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh số mua bán ngọai tệ và đạt được mục tiêu đề ra.

- Theo dõi rủi ro: sau khi đề ra các hạn mức rủi ro, trong quá trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn xác định, tránh trường hợp rủi ro tăng lên quá mức khi đó sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, ngân hàng nên theo sát mức trạng thái đánh giá thị trường (mark-to-market) của từng cặp đồng tiền nhằm quản lý tốt trạng thái mở của của từng cặp ngoại tệ bằng hệ thống cảnh báo tự động.

- Kiểm soát rủi ro: theo yêu cầu của ngân hàng thì hiện nay bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải nộp báo cáo tráng thái ngoại hối cuối mỗi ngày làm việc nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá. Điều này có nghĩa là các giao dịch mua bán trong ngày do giao dịch viên phụ trách tự quản lý và không được kiểm soát từ phía ngân hàng. Để kiểm soát rủi ro của ngân hàng đạt được hiệu quả hơn thì ngân hàng nên kiểm tra đột xuất tại bất kỳ thời điểm nào về việc chấp hành đúng hạn mức mà ngân hàng đề ra.

d) Trích lập quỹ dự phòng rủi ro kinh doanh ngoại hối

Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, Maritime Bank cần trích một phần lợi nhuận để dành làm quỹ dự phòng rủi ro về kinh doanh ngoại tệ. Cũng giống như hoạt động tín dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ, trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch trạng thái mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần bằng. Trích lập qũy rủi ro có thể là 10% -20% lợi nhuận của năm đó về kinh doanh ngoại tệ.

biến động tỷ giá thuận lợi, ngân hàng sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến ngân hàng bị thất thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên sơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh.

e) Đa dạng hóa các loại ngoại tệ giao dịch và điều hòa ngoại tệ tiền mặt Do không thể đáp ứng đủ nguồn USD để bán cho khách hàng có nhu cầu, Maritime Bank và các ngân hàng hiện đang đề xuất khách hàng doanh nghiệp của mình chuyển sang thanh toán bằng các ngoại tệ khác ngoài USD.

Ngân hàng Nhà nước từ vài năm nay đã cấm các ngân hàng nâng giá bán USD cho các doanh nghiệp cao hơn so với giá trần cho phép dưới mọi hình thức và kiểm tra gắt gao việc chấp hành quy định tại các ngân hàng. Thế nhưng, giá USD trên thị trường tự do trong vài thời điểm vẫn duy trì ở mức cao hơn ít nhất là 3% so với giá trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Do ngân hàng không thể mua USD theo giá niêm yết để bán lại bằng giá niêm yết nên khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu mua USD tại ngân hàng đã không được đáp ứng. Trước tình hình bán giá cao thì vi phạm pháp luật, mà bán đúng giá thì không có nguồn, Maritime Bank hiện nay đang tư vấn cho khách hàng của mình mua bán với nước ngoài bằng các loại ngoại tệ khác.

Đa dạng hoá tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Đầu cơ một loại ngoại tệ với số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn nếu đi đúng hướng với xu hướng biến động tỷ giá. Bên cạnh đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 125 - 142)