Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm ngoại hối đang áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 62 - 72)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

2.1.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm ngoại hối đang áp dụng

áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam

2.1.2.1. Đối tượng khách hàng giao dịch ngoại hối của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Mục tiêu ban đầu thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải là phục cho các doanh nghiệp trong ngành Hàng hải nên trong thời kỳ mới thành lập, Maritime Bank chủ yếu mua bán ngoại tệ với các doanh nghiệp trong ngành Hàng hải.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển của ngành ngân hàng và thị trường tài chính, đối tượng khách hàng mua bán ngoại tệ với Maritime Bank ngày nay đã mở rộng, bao gồm:

- Các đối tác là các ngân hàng, định chế tài chính, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;

- Các khách hàng cá nhân có nhu cầu mua bán ngoại tệ hợp pháp;

- Các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế có nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa,… Đối tượng khách hàng doanh nghiệp đã được mở rộng, không còn bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng hải như trước kia.

Với mục tiêu xây dựng chiến lược phát triển dài hạn tập trung đúng vào các phân khúc khách hàng tiềm năng, ban điều hành Maritime Bank đã xây dựng chiến lược “Nhận dạng khách hàng – KYC (Know your customer)” áp dụng trên toàn hệ thống. Chiến lược KYC của Maritime Bank kết hợp 4 yếu tố chính sau đây:

- Chính sách khách hàng chấp nhận - Thủ tục xác định khách hàng - Giám sát giao dịch

- Quản lý rủi ro

Đối với khách hàng cá nhân, Maritime Bank chủ yếu tập trung vào phân khúc các cá nhân, gia đình có thu nhập hàng năm từ 200 triệu đồng trở lên. Với những khách hàng VIP, có số dư tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên sẽ được chăm sóc chu đáo bởi các cán bộ thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng ưu tiên (Priority Banking). Các khách hàng này khi thực hiện giao dịch với khách hàng sẽ được ưu tiên sử dụng các dịch vụ ưu đãi của ngân hàng, được ngân hàng tiếp trong phòng VIP, được tư vấn bởi đội ngũ cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên nghiệp.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, Maritime Bank phân chia thành 2 loại là khách hàng doanh nghiệp lớn (Large Corporate - LC) và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Corporate – SME). Doanh nghiệp lớn theo xác định của Maritime Bank là doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 70 triệu USD quy đổi tương đương trở lên, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 70 triệu USD quy đổi tương đương.

Đối với các khách hàng là ngân hàng, định chế tài chính, tổ chức tín dụng, Phòng Quản lý Rủi ro đối tác và Phòng Định chế tài chính sẽ phối hợp với Đơn vị kinh doanh để đánh giá và đề xuất các hạn mức giao dịch lên Hội đồng tín dụng và Ủy ban quản lý tài sản nợ - có (ALCO) phê duyệt theo từng thời kỳ.

2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn, nằm trong nhóm G12 (nhóm 12 ngân hàng thương mại lớn theo sự đánh giá cả Ngân hàng Nhà nước). Ngân hàng Thương

mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam là một trong số ít định chế tài chính hàng đầu, năng động và có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, là ngân hàng có khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, an toàn và hiệu quả tốt.

Với mục tiêu hướng đến là ngân hàng bán buôn nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam phần lớn là các sản phẩm được áp dụng rộng rãi cho hầu hết các đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu đến từ hai mảng chính là phục vụ nhu cầu của khách hàng và kinh doanh tự doanh.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đã không ngừng phát triển, mở rộng đồng thời cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh, từng bước đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.

Cùng với đà tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nói chung, tài trợ thương mại và thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng nói riêng, doanh số mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trong toàn hệ thống với khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân tăng trưởng khá nhanh qua từng năm, trung bình từ 10- 20%/năm. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức giao dịch hối đoái, thoả mãn nhu cầu đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng. Nhìn chung cân đối ngoại tệ của toàn hệ thống đã tốt hơn, về cơ bản đã đáp ứng đủ 100% nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và trả nợ vay ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân ... Phạm vi hoạt động kinh doanh ngoại tệ được mở rộng đồng thời cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Bảng 2.1. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận 9.000 12.000 112.000 30.000 158.000 110.000 Doanh số 2.500 5.000 14.000 20.000 30.000 50.000

Nguồn: Maritime Bank Bảng 2.2. Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại cổ

phần Hàng Hải Việt Nam

Đơn vị tính: triệu USD Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận 9.000 12.000 112.000 30.000 158.000 110.000 Doanh số 2.500 5.000 14.000 20.000 30.000 50.000

Nguồn: Maritime Bank Hội sở chính đóng vai trò đại diện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong nước với đối tác là Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Doanh số hoạt động trên thị trường này cũng tăng trưởng mạnh qua các năm, góp phần tích cực khai thác thêm nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Để hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối quốc tế với các ngân hàng lớn trên thế giới như ANZ, HSBC, JP Morgans, BNP Paribas, Citibank, Deustchebank, … nhằm mục đích tự doanh, thu lợi nhuận, đồng thời giúp cán bộ ngân hàng học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp trong môi trường hoạt động kinh doanh có rất nhiều biến

trọng trong hỗ trợ các nghiệp vụ ngân hàng khác phát triển.

Nếu chỉ xét đơn thuần trên góc độ lợi nhuận thì lãi kinh doanh ngoại tệ của toàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam từ trước năm 2008 là rất khiêm tốn so với lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Hiệu quả kinh doanh ngoại tệ chưa cao, cơ bản do ảnh hưởng bởi tính đặc thù của thị trường ngoại tệ Việt Nam, song hoạt động kinh doanh ngoại tệ gắn bó mật thiết hữu cơ, là một nghiệp vụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ đắc lực cho tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ngoại tệ …. không ngừng phát triển.

Qua Bảng 2.1 và 2.2. ở trên, chúng ta dễ dàng thấy bắt đầu từ năm 2009, kể từ khi Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam bắt đầu thực hiện tái cơ cấu tổ chức, thay đổi nhân sự và định hướng chiến lược phát triển kinh doanh, doanh số và lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc, đóng góp đáng kể 10- 15% vào lợi nhuận chung của ngân hàng, trở thành một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

2.1.2.3. Các sản phẩm ngoại hối đang áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Các sản phẩm ngoại hối do Maritime Bank cung cấp bao gồm: - Giao dịch giao ngay (Spot)

- Giao dịch kỳ hạn (Forward) - Giao dịch quyền chọn (Option) - Giao dịch tương lai (Futures) - Giao dịch Hoán đổi (FX Swap)

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ phục vụ nhu cầu khách hàng tại Maritime Bank chủ yếu là doanh số đến từ hoạt động thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union và doanh số đến từ nhu cầu mua bán ngoại tệ

hợp pháp của khách hàng cá nhân.

Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài các khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP, AUD,... Với ưu thế và uy tín trong kinh doanh, Ngân hàng Maritime Bank cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác tại Việt Nam đều lựa chọn các ngân hàng nước ngoài làm ngân hàng thanh toán như HSBC, Deustche Bank, Wells Fargo, JP Morgan Chase Bank, ...

Ngoài các ngoại tệ mạnh trên, Ngân hàng Maritime Bank còn thực hiện thanh toán các ngoại tệ ít giao dịch trên thị trường thế giới như THB, DKK, SEK, ... Mặc dù doanh số giao dịch của các loại ngoại tệ này hiện còn thấp nhưng đang có xu hướng ngày càng tăng.

Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những lĩch vực truyền thống của ngành ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong doanh thu về dịch vụ cho các ngân hàng thương mại nói chung và Maritime Bank nói riêng. Trong những năm gần đây, Maritime Bank thường áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ L/C nhập khẩu, chính sách ngoại tệ,... nhờ đó, lượng ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu khá ổn định và có xu hướng tăng.

* Dịch vụ chuyển tiền nhanh

Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều là đại lý của tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union hoặc Money Gram. Trước năm 2009, Maritime Bank là đại lý chuyển tiền nhanh của Money Gram nhưng doanh số hoạt động không đáng kể, rất ít phát sinh giao dịch chuyển tiền của Money Gram qua Maritime Bank. Từ năm 2010, Maritime Bank chấm dứt hợp đồng đại lý với Money Gram và ký hợp đồng đại lý mới với Western Union. Do vừa mới triển khai nên doanh số chuyển tiền của Western Union qua Maritime Bank vẫn còn khiêm tốn, đạt mức 10 triệu USD năm 2011 và 20 triệu USD năm 2012. Với

sự quan tâm sâu sát của ban điều hành, với việc thành lập thêm Phòng kiều hối phụ trách trực tiếp dịch vụ chuyển tiền nhanh này, mục tiêu doanh số Western Union chuyển tiền nhanh qua Maritime Bank năm 2013 là 200 triệu USD. Maritime Bank kỳ vọng thông qua dịch vụ chuyển tiền Western Union sẽ cung cấp cho ngân hàng một lượng ngoại tệ đáng kể, mặc dù hoạt động này chưa phải là thế mạnh của Maritime Bank.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.2.1.Phân tích quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

2.2.1.1. Hoạch định chiến lược

Tại Maritime Bank, Hội đồng quản trị xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, xác định khẩu vị rủi ro, ban hành cơ chế quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ, phê duyệt chính sách, mục tiêu, mức chấp nhận rủi ro đối với Maritime Bank trong từng thời kỳ. Ban Điều hành Maritime Bank có trách nhiệm thực hiện và phát triển các chiến lược và chính sách đã được thông qua.

2.2.1.2. Tổ chức thực hiện

- Hội đồng quản trị Maritime Bank chịu trách nhiệm đưa ra mô hình quản lý, Hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm tối cao trong việc quản lý tất cả các hoạt động của Maritime Bank liên quan đến kinh doanh ngoại tệ. Hội đồng quản trị thông qua và giao cho Ủy ban quản lý tài sản nợ - có (ALCO) thực hiện nhiệm vụ giám sát và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Hội đồng quản trị xem xét và phê duyệt những đề xuất của Ủy ban ALCO về những kế hoạch chiến lược của Maritime Bank, kế hoạch quản lý Bảng cân đối tài sản và/hoặc kế hoạch quản lý chung liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ.

- Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm giám sát và quản lý rủi ro tỷ giá theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị và có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động quản

lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ cho Hội đồng quản trị. Ủy ban ALCO cũng đồng thời đưa ra chính sách và quy định trong việc đo lường, quản lý và báo cáo rủi ro tỷ giá. Ủy ban ALCO đảm bảo quy trình quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ và các quy trình khác liên quan tuân thủ các quy chế, chính sách của Maritime Bank. Ủy ban ALCO xem xét, quyết định lựa chọn các dự báo về rủi ro tỷ giá trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Tổng Giám Đốc. Ủy ban ALCO xét duyệt và phê chuẩn các hạn mức trạng thái mở ngoại tệ, hạn mức giao dịch và hạn mức rủi ro tỷ giá của các chuyên viên giao dịch thuộc Phòng Kinh doanh ngoại tệ Hội sở chính và của các phòng giao dịch/chi nhánh của Maritime Bank.

Theo quyết định của ALCO và Quy định QĐ.KD.001 về bán chéo sản phẩm thị trường tài chính ngày 22/5/2012 của Tổng Giám đốc Maritime Bank, các phòng giao dịch/chi nhánh Maritime Bank không được phép giữ trạng thái ngoại tệ qua đêm, ngay sau khi phát sinh giao dịch ngoại tệ với khách hàng, cán bộ phòng giao dịch/chi nhánh phải giao dịch đối ứng ngay với Phòng Kinh doanh ngoại tệ thuộc Khối Thị trường tài chính để tất toán trạng thái.

Theo Thông báo số 02/2012/TB-ALCO của Chủ tịch Uỷ ban ALCO về hạn mức quản lý rủi ro thị trường thì hạn mức giao dịch ngoại tệ của chuyên viên Phòng Kinh doanh ngoại tệ - Khối nguồn vốn là 2 triệu USD quy đổi tương đương, hạn mức trạng thái mở qua đêm là 1 triệu USD, hạn mức lỗ lũy kế 10.000 USD/tháng; đối với chuyên viên chính, các hạn mức lần lượt là 3 triệu USD, 2 triệu USD và 20.000 USD; đối với chức danh chuyên viên cao cấp, các hạn mức lần lượt là 6 triệu USD, 4 triệu USD và 30.000 USD; đối với chức danh Trưởng phòng Kinh doanh ngoại tệ, các hạn mức lần lượt là 10 triệu USD, 6 triệu USD và 40.000 USD.

Ngoài ra, Ủy ban ALCO có trách nhiệm đề xuất các kế hoạch chiến lược và kế hoạch quản lý Bảng cân đối tài sản của Maritime Bank.

Khối nghiệp vụ, đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy chế và quy định của Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO về rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Tổng Giám đốc có trách nhiệm báo cáo tình hình tuân thủ và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện việc quản trị rủi ro cho Ủy ban ALCO và Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ bổ sung lên Ủy ban ALCO phê duyệt khi có những biến động lớn về thị trường ảnh hưởng đến tỷ giá. Tổng Giám đốc thiết lập quy trình và thành lập các bộ phận chuyên môn hỗ trợ để phát hiện, đo lường, đánh giá, giám sát và báo cáo rủi ro quản trị kinh doanh ngoại tệ.

- Tại Maritime Bank, Khối Quản lý rủi ro là đơn vị nghiệp vụ, tham mưu trong việc đề ra các biện pháp quản lý rủi ro, cũng như giám sát việc thực hiện các biện pháp này. Khối Quản lý rủi ro hướng dẫn triển khai những chính sách,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)