ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 110 - 115)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM NÓI RIÊNG

3.1.1.Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hàng thương mại Việt Nam

3.1.1.1. Định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020

Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam và định hướng chiến lược đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006; theo đó định hướng phát triển mục tiêu:

* Đối với với Ngân hàng Nhà nước:

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2020 phát triển Ngân hàng Nhà nước trở thành Ngân hàng trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các Ngân hàng trung ương trong khu vực Châu Á.

đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường thông qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VND. Chính sách tiền tệ tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để định hướng và khuyến khích công chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

* Đối với các Tổ chức tín dụng:

- Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các Tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình, tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình Tổ chức tín dụng, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến năm 2020 xây dựng được hệ thống Tổ chức tín dụng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các Tổ chức tín dụng, kể cả các Tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận.

- Phát triển hệ thống Tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các Tổ chức tín dụng phi ngân hàng góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn.

huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình Tổ chức tín dụng, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với khả năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức tín dụng trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các Tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển ngân hàng cổ phần, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng.

3.1.1.2. Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

"Lợi nhuận và rủi ro là 2 mặt của một vấn đề: muốn có lợi nhuận, phải chấp nhận rủi ro. Nếu không chấp nhận rủi ro, sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận” [32]. Sự đối mặt và chịu tác động của rủi ro có thể ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp, thậm chí bị phá sản và thải loại ra khỏi thị trường.

Đối tượng kinh doanh ngoại hối của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng thương mại với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.

Do đó, để tồn tại và phát triển bền vững, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần cải thiện và nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng, trong đó có quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối bằng các biện pháp:

- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược và chính sách quản trị rủi ro đúng đắn.

- Tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

3.1.2.Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam

3.1.2.1. Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam đến năm 2015

Theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, tầm nhìn phát triển đến năm 2015, Maritime Bank sẽ trở thành một trong những ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam, đứng vào tốp 5 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, thực hiện sứ mệnh:

- Cung cấp cho Khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dựa trên nhu cầu của Khách hàng;

- Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên;

- Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các chuẩn mực quốc tế;

Để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, bắt đầu từ cuối năm 2009, đầu năm 2010, Hội đồng quản trị và Ban Điều hành Maritime Bank đã quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… Đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

3.1.2.2. Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Nhận biết rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn tiềm ẩn và có thể gây tổn thất lớn, Hội đồng quản trị, Ủy ban ALCO, Ban Điều hành và Khối quản lý rủi ro Maritime Bank đã định hướng không ngừng phát triển và nâng cao năng lực quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối song song với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng.

Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Maritime Bank đã định hướng:

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế và khẩu vị rủi ro của Maritime Bank. Trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, Maritime Bank đang định hướng kinh doanh tăng doanh số ngoại tệ giao dịch mua bán với khách hàng, giảm trạng thái kinh doanh ngoại tệ tự doanh, quản lý trạng thái ngoại tệ tập trung tại Hội sở chính (tại Khối Nguồn vốn), các chi nhánh và đơn vị kinh doanh không được phép giữ trạng thái qua đêm để giảm thiểu rủi ro, giao trách nhiệm kinh doanh ngoại tệ chính cho bộ phận kinh doanh chuyên trách có chuyên môn và kinh nghiệm.

- Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bộ phận quản lý rủi ro độc lập với bộ phận kinh doanh như:

Ban Kiểm soát và Ủy ban Kiểm tra trực thuộc Hội đồng quản trị, Khối Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng Giám đốc.

- Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Maritime Bank đã thành lập Phòng Phân tích mô hình và công cụ đo lường thuộc Khối Quản lý rủi ro. Phòng này có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất ứng dụng các mô hình, công cụ đo lường quản lý rủi ro an toàn, hiệu quả để có thể áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của Maritime Bank. Bên cạnh đó, Maritime Bank còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Maritime Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã đầu tư ký hợp đồng mua phần mềm quản trị rủi ro Kondor Plus của Hãng Thomson Reuters. Đây là phần mềm quản trị rủi ro tiên tiến và hiện đại trên thế giới, được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới sử dụng để theo dõi và quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 110 - 115)